Tổn hại quan hệ
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 1,4%, Kospi của Hàn Quốc giảm 0,4%, thị trường chứng khoán Australia cũng mất 1,1%... Thị trường chứng khoán châu Á đã phản ứng tiêu cực sau những bê bối chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump mà mới nhất là vụ tiết lộ thông tin mật cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cũng là cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta, cảnh báo rằng hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump có nguy cơ gây tổn hại đến quan hệ giữa các cơ quan tình báo của Mỹ với các đồng minh. Theo ông Panetta, thông tin mật mà ông Trump tiết lộ cho phía Nga đã được một quốc gia Trung Đông cung cấp và nước này từng cho biết là họ không muốn Mỹ chia sẻ thông tin này cho một nước khác. Hệ quả là quốc gia đó có thể đình chỉ việc cung cấp cho Mỹ bất kỳ loại thông tin tình báo nào hệ trọng đối với an ninh của họ.
Trong khi đó, hãng AP đưa tin một quan chức châu Âu nhận định rằng một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ dừng việc chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ. Còn báo chí Israel đồng loạt lên tiếng khẳng định rằng các tiết lộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phía Nga đe dọa trực tiếp các điệp viên của Israel đang hoạt động trong vùng cận Đông, vì các thông tin này có thể đến Iran, kẻ thù của nhà nước Do Thái. Một tờ báo Israel còn trích dẫn một nguồn tin chính thức cho rằng kể từ nay, nước này sẽ phải rà soát lại các thông tin mình thu thập được để xem các tin nào thì cung cấp cho Mỹ được, các tin nào thì không.
Trước đó, tờ Washington Post của Mỹ dẫn lời các quan chức giấu tên tiết lộ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ với Ngoại trưởng Nga và Đại sứ Nga tại Washington các thông tin tuyệt mật trong một cuộc gặp ở Phòng Bầu dục hồi tuần trước. Ngay sau đó, các quan chức Mỹ cũng như Nga đều lên tiếng bác bỏ thông tin này. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khẳng định chỉ chia sẻ với Nga những thông tin liên quan đến khủng bố nhằm giúp Mátxcơva trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, trong phạm vi quyền hạn của tổng thống.
Làm ngơ… bổ nhiệm
Những lùm xùm tiếp tục bủa vây Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi có thông tin cho rằng cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn đã từng thông báo với nhóm chuyển tiếp quyền lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc ông bị điều tra vì bí mật làm việc cho Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn tranh cử, vài tuần trước khi ông Trump nhậm chức. Bất chấp việc này, Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó vẫn bổ nhiệm ông Flynn vào vị trí Cố vấn an ninh quốc gia. Ông Flynn được cho là nhận khoản tiền 500.000USD để bảo vệ cho các lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy, ông đã từ chối yêu cầu từ phía chính quyền của Tổng thống Barrack Obama về việc tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm vào căn cứ của IS ở Raqqa (Syria) mà Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, khiến chiến dịch này bị trì hoãn cho tới tận sau khi ông bị cách chức hồi tháng 2 vừa qua. Ông Flynn cũng đang là nhân vật trung tâm trong cuộc điều tra về các cáo buộc liên quan đến cái gọi là Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Liên quan đến vụ việc, Bộ Tư pháp Mỹ đã chỉ định cựu Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt chịu trách nhiệm giám sát cuộc điều tra liên bang đối với cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày tuyên bố ông mong muốn nhanh chóng có kết luận điều tra và tái khẳng định không có bất kỳ sự câu kết nào giữa chiến dịch tranh cử của ông với thực thể nước ngoài.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 1,4%, Kospi của Hàn Quốc giảm 0,4%, thị trường chứng khoán Australia cũng mất 1,1%... Thị trường chứng khoán châu Á đã phản ứng tiêu cực sau những bê bối chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump mà mới nhất là vụ tiết lộ thông tin mật cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cũng là cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta, cảnh báo rằng hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump có nguy cơ gây tổn hại đến quan hệ giữa các cơ quan tình báo của Mỹ với các đồng minh. Theo ông Panetta, thông tin mật mà ông Trump tiết lộ cho phía Nga đã được một quốc gia Trung Đông cung cấp và nước này từng cho biết là họ không muốn Mỹ chia sẻ thông tin này cho một nước khác. Hệ quả là quốc gia đó có thể đình chỉ việc cung cấp cho Mỹ bất kỳ loại thông tin tình báo nào hệ trọng đối với an ninh của họ.
Trong khi đó, hãng AP đưa tin một quan chức châu Âu nhận định rằng một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ dừng việc chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ. Còn báo chí Israel đồng loạt lên tiếng khẳng định rằng các tiết lộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phía Nga đe dọa trực tiếp các điệp viên của Israel đang hoạt động trong vùng cận Đông, vì các thông tin này có thể đến Iran, kẻ thù của nhà nước Do Thái. Một tờ báo Israel còn trích dẫn một nguồn tin chính thức cho rằng kể từ nay, nước này sẽ phải rà soát lại các thông tin mình thu thập được để xem các tin nào thì cung cấp cho Mỹ được, các tin nào thì không.
Trước đó, tờ Washington Post của Mỹ dẫn lời các quan chức giấu tên tiết lộ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ với Ngoại trưởng Nga và Đại sứ Nga tại Washington các thông tin tuyệt mật trong một cuộc gặp ở Phòng Bầu dục hồi tuần trước. Ngay sau đó, các quan chức Mỹ cũng như Nga đều lên tiếng bác bỏ thông tin này. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khẳng định chỉ chia sẻ với Nga những thông tin liên quan đến khủng bố nhằm giúp Mátxcơva trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, trong phạm vi quyền hạn của tổng thống.
Làm ngơ… bổ nhiệm
Những lùm xùm tiếp tục bủa vây Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi có thông tin cho rằng cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn đã từng thông báo với nhóm chuyển tiếp quyền lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc ông bị điều tra vì bí mật làm việc cho Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn tranh cử, vài tuần trước khi ông Trump nhậm chức. Bất chấp việc này, Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó vẫn bổ nhiệm ông Flynn vào vị trí Cố vấn an ninh quốc gia. Ông Flynn được cho là nhận khoản tiền 500.000USD để bảo vệ cho các lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy, ông đã từ chối yêu cầu từ phía chính quyền của Tổng thống Barrack Obama về việc tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm vào căn cứ của IS ở Raqqa (Syria) mà Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, khiến chiến dịch này bị trì hoãn cho tới tận sau khi ông bị cách chức hồi tháng 2 vừa qua. Ông Flynn cũng đang là nhân vật trung tâm trong cuộc điều tra về các cáo buộc liên quan đến cái gọi là Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Liên quan đến vụ việc, Bộ Tư pháp Mỹ đã chỉ định cựu Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt chịu trách nhiệm giám sát cuộc điều tra liên bang đối với cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày tuyên bố ông mong muốn nhanh chóng có kết luận điều tra và tái khẳng định không có bất kỳ sự câu kết nào giữa chiến dịch tranh cử của ông với thực thể nước ngoài.