Đại diện các cơ quan gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh thực phẩm để bàn giải pháp thiết thực nhanh chóng hỗ trợ cho người nuôi heo đang gặp khó khăn vì thua lỗ và bế tắc “đầu ra”…
Phát triển quá nóng, cung vượt xa cầu
Mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, sở dĩ nguyên nhân heo bán rẻ như cho hiện nay do nguồn cung đã vượt xa cầu, trong khi việc tổ chức ngành hàng và thị trường cho chăn nuôi heo không tốt. Trong vòng 15 năm qua, chăn nuôi ở Việt Nam liên tục tăng trưởng 5%-6% mỗi năm, trong đó sản lượng thịt đã tăng 3 lần (từ 1,8 triệu tấn thịt hơi lên 5,2 triệu tấn, riêng thịt heo hơi là 3,9 triệu tấn). Không chỉ thịt mà sữa cũng đang tăng 15,4 lần, cao nhất khu vực, còn sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 4,3 lần (chưa kể khai thác), thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng tăng 5,4 lần (đứng đầu ở ASEAN). Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói rằng, sản lượng chăn nuôi đã vượt khá xa sức tiêu thụ của thị trường nội địa (đặc biệt là thịt heo, chiếm 70% thị phần các sản phẩm chăn nuôi). Mặc dù mỗi năm cả nước tung ra thị trường tới 30 triệu con heo, nhưng trong đó chỉ có 45% là được chăn nuôi theo kiểu trang trại hoặc mô hình tương đương, 55% còn lại là quy mô hộ nhỏ lẻ, khiến giá cao, khó kiểm soát, dễ bị ép giá, tổ chức thị trường chưa tốt. “Khi rủi ro về thị trường thì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là khu vực chịu thiệt hại nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.
Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương là hai cơ quan chính chịu trách nhiệm về việc quy hoạch chăn nuôi và tiêu thụ, lo thị trường cho sản phẩm của bà con nông dân. Bên cạnh triển khai các giải pháp lâu dài, căn cơ, đồng bộ và ổn định thì giải pháp quan trọng và ngay trước mắt là phải tìm cách để giúp bà con nông dân tiêu thụ ngay các đàn heo đang hoặc sắp đến tuổi xuất chuồng nhưng bí đầu ra, tháo gỡ khó khăn, giảm nợ nần. Cuộc gặp gỡ ngày 28-4 là cơ hội để các bộ ngành cùng hiến kế cứu ngành chăn nuôi thoát khỏi tình trạng “khủng hoảng thừa” hiện nay. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, những giải pháp mạnh và hứa hẹn có hiệu quả là các bộ có liên quan sẽ rà soát lại quy mô chăn nuôi sao cho phù hợp với sức mua của thị trường. Trong đó, không để tình trạng 3 triệu hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ mà sẽ chuyển dần một bộ phận sang nuôi heo đặc sản và chăn nuôi hữu cơ để phù hợp với xu thế mới của thị trường, đồng thời xem lại cơ cấu thực phẩm để định hướng chăn nuôi, không nhắm mãi vào thịt heo mà phải đa dạng nhiều sản phẩm chăn nuôi khác.
Cả Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Thứ tưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đều khẳng định định hướng chiến lược sắp tới vẫn là đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương đã và sẽ kiên trì làm việc với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để xúc tiến việc xuất khẩu thịt, rau củ quả và sữa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch. Không chỉ phụ thuộc thị trường Trung Quốc, chúng ta cũng đang nhắm tới các thị trường mới gồm ASEAN (đặc biệt là Philippines), Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chung tay hỗ trợ nông dân
Trước mắt, Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tích cực giảm giá vật tư đầu vào; doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến tạm ngừng đưa thịt heo ra thị trường, ưu tiên mua heo của bà con để cấp đông, dự trữ. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kêu gọi mọi người tiêu dùng hãy chung tay ủng hộ bà con nông dân, thực hiện chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi.
Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Phan Bá Dân, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng khẳng định, lực lượng quân đội luôn nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, sẵn sàng chung tay hỗ trợ tiêu thụ thịt heo. Tổng cục Hậu cần đề nghị Bộ NN-PTNT có văn bản hướng dẫn cụ thể để Bộ Quốc phòng phối hợp thực hiện. Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Chí Thành cho biết, Bộ Công an đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các đơn vị về việc tham gia hỗ trợ tiêu thụ thịt heo cho người chăn nuôi. Bộ Công an đã giao chỉ tiêu cho từng đơn vị. Theo đó lực lượng công an và quân đội sẽ xúc tiến tiêu thụ hàng ngàn tấn thịt heo. Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, Trung ương Đoàn vừa làm việc với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam để vận động chung tay góp sức san sẻ khó khăn cho người chăn nuôi. Theo đó, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ tổ chức cho 225 doanh nghiệp thành viên với 120.000 lao động tham gia tiêu thụ thịt heo, ước tính khoảng 60 tấn thịt heo/ngày.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cam kết sẽ phát động 17 triệu đoàn viên công đoàn cả nước tích cực tham gia vào đợt chung tay chia sẻ khó khăn với ngành chăn nuôi hiện nay.
Phát triển quá nóng, cung vượt xa cầu
Mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, sở dĩ nguyên nhân heo bán rẻ như cho hiện nay do nguồn cung đã vượt xa cầu, trong khi việc tổ chức ngành hàng và thị trường cho chăn nuôi heo không tốt. Trong vòng 15 năm qua, chăn nuôi ở Việt Nam liên tục tăng trưởng 5%-6% mỗi năm, trong đó sản lượng thịt đã tăng 3 lần (từ 1,8 triệu tấn thịt hơi lên 5,2 triệu tấn, riêng thịt heo hơi là 3,9 triệu tấn). Không chỉ thịt mà sữa cũng đang tăng 15,4 lần, cao nhất khu vực, còn sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 4,3 lần (chưa kể khai thác), thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng tăng 5,4 lần (đứng đầu ở ASEAN). Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói rằng, sản lượng chăn nuôi đã vượt khá xa sức tiêu thụ của thị trường nội địa (đặc biệt là thịt heo, chiếm 70% thị phần các sản phẩm chăn nuôi). Mặc dù mỗi năm cả nước tung ra thị trường tới 30 triệu con heo, nhưng trong đó chỉ có 45% là được chăn nuôi theo kiểu trang trại hoặc mô hình tương đương, 55% còn lại là quy mô hộ nhỏ lẻ, khiến giá cao, khó kiểm soát, dễ bị ép giá, tổ chức thị trường chưa tốt. “Khi rủi ro về thị trường thì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là khu vực chịu thiệt hại nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.
Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương là hai cơ quan chính chịu trách nhiệm về việc quy hoạch chăn nuôi và tiêu thụ, lo thị trường cho sản phẩm của bà con nông dân. Bên cạnh triển khai các giải pháp lâu dài, căn cơ, đồng bộ và ổn định thì giải pháp quan trọng và ngay trước mắt là phải tìm cách để giúp bà con nông dân tiêu thụ ngay các đàn heo đang hoặc sắp đến tuổi xuất chuồng nhưng bí đầu ra, tháo gỡ khó khăn, giảm nợ nần. Cuộc gặp gỡ ngày 28-4 là cơ hội để các bộ ngành cùng hiến kế cứu ngành chăn nuôi thoát khỏi tình trạng “khủng hoảng thừa” hiện nay. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, những giải pháp mạnh và hứa hẹn có hiệu quả là các bộ có liên quan sẽ rà soát lại quy mô chăn nuôi sao cho phù hợp với sức mua của thị trường. Trong đó, không để tình trạng 3 triệu hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ mà sẽ chuyển dần một bộ phận sang nuôi heo đặc sản và chăn nuôi hữu cơ để phù hợp với xu thế mới của thị trường, đồng thời xem lại cơ cấu thực phẩm để định hướng chăn nuôi, không nhắm mãi vào thịt heo mà phải đa dạng nhiều sản phẩm chăn nuôi khác.
Cả Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Thứ tưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đều khẳng định định hướng chiến lược sắp tới vẫn là đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương đã và sẽ kiên trì làm việc với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để xúc tiến việc xuất khẩu thịt, rau củ quả và sữa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch. Không chỉ phụ thuộc thị trường Trung Quốc, chúng ta cũng đang nhắm tới các thị trường mới gồm ASEAN (đặc biệt là Philippines), Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chung tay hỗ trợ nông dân
Trước mắt, Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tích cực giảm giá vật tư đầu vào; doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến tạm ngừng đưa thịt heo ra thị trường, ưu tiên mua heo của bà con để cấp đông, dự trữ. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kêu gọi mọi người tiêu dùng hãy chung tay ủng hộ bà con nông dân, thực hiện chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi.
Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Phan Bá Dân, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng khẳng định, lực lượng quân đội luôn nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, sẵn sàng chung tay hỗ trợ tiêu thụ thịt heo. Tổng cục Hậu cần đề nghị Bộ NN-PTNT có văn bản hướng dẫn cụ thể để Bộ Quốc phòng phối hợp thực hiện. Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Chí Thành cho biết, Bộ Công an đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các đơn vị về việc tham gia hỗ trợ tiêu thụ thịt heo cho người chăn nuôi. Bộ Công an đã giao chỉ tiêu cho từng đơn vị. Theo đó lực lượng công an và quân đội sẽ xúc tiến tiêu thụ hàng ngàn tấn thịt heo. Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, Trung ương Đoàn vừa làm việc với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam để vận động chung tay góp sức san sẻ khó khăn cho người chăn nuôi. Theo đó, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ tổ chức cho 225 doanh nghiệp thành viên với 120.000 lao động tham gia tiêu thụ thịt heo, ước tính khoảng 60 tấn thịt heo/ngày.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cam kết sẽ phát động 17 triệu đoàn viên công đoàn cả nước tích cực tham gia vào đợt chung tay chia sẻ khó khăn với ngành chăn nuôi hiện nay.