Đồng hành cùng hàng Việt

Cần con cua chân thật và miếng thịt sạch

Trên thực tế, người tiêu dùng đồng ý ủng hộhàng Việt nhưng cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải đưa ra những sản phẩm tốt. Nhưvậy, khi “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam là yêu nước” - trọng trách không chỉthuộc về người tiêu dùng, mà còn thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp trêntinh thần “Sản xuất hàng chất lượng cao là yêu nước”.

Làm thế nào để hàng Việt Nam trở thành nếp vănhóa tiêu dùng của người Việt? Diễn đàn SGGP Online mời bạn đọc tham gia thảoluận, hiến kế về chủ đề này.

>>Ý kiến:

Khai thác căn cơ thị trường nộiđịa

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùnghàng Việt Nam” được phát động trong bối cảnh hàng ngoại nhập (theo đường chínhngạch, tiểu ngạch và cả hàng lậu) đang chiếm ưu thế rõ rệt. Vấn đề đặt ra lúcnày là có nên phân loại hàng Việt theo từng cấp độ khác nhau để cung ứng chotừng thị trường một cách hợp lý nhằm tăng sức cạnh tranh? ĐTTC đã có cuộc traođổi với các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp về vấn đề này.

PGS.TS Trần đìnhThiên,Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:
Doanh nghiệp phảithích ứng thị trường

Thời gian qua, hàng ngoại nhập ào ạt tràn vàothị trường nội địa, bán giá thấp gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Điều đángnói, rất nhiều hàng ngoại nhập chất lượng chưa cao, bán giá thấp nhưng hàng nộivẫn không cạnh tranh nổi. Vì thế các doanh nghiệp cần xem lại việc sản xuất củamình đã hợp lý chưa, chỗ nào dư thừa thì cắt giảm để hạ giá thành. Đối với nhữngsản phẩm cùng loại, cần xem xét chất lượng ra sao, giá bán thế nào? Nếu hàng nộitương đồng hàng ngoại nhưng giá bán cao hơn, thậm chí ngang bằng thì người tiêudùng vẫn chuộng ngoại. Ủng hộ hàng nội không thể nói suông mà phải bằng hànhđộng cụ thể. Các doanh nghiệp nên định vị lại việc sản xuất và có những phânkhúc sản phẩm phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng khác nhau. Doanh nghiệp phảithích ứng tốt với thị trường mới cạnh tranh được.

Ông Trần Vinh Nhung, Phógiám đốc Sở Công Thương TPHCM:
Cung ứng hàng hóa phù hợp đốitượng

Chúng ta đã bỏ quên thị trường nội địa quálâu, khi xuất khẩu gặp khó khăn mới quan tâm khai thác. Do vậy đến nay vẫn chưacó chiến lược bài bản mang tính ổn định lâu dài. Để tăng sức cạnh tranh, nênphân loại hàng hóa theo từng cấp độ cao thấp khác nhau. Ví dụ, ở thị trường nôngthôn, vùng sâu, vùng xa đời sống còn khó khăn, không thể đưa quần áo giá cao đếnbán được. Sản phẩm cao cấp chỉ có thể tiêu thụ ở khu vực thành thị, nơi ngườidân có thu nhập cao. Hiện nay, Sở Công Thương phối hợp cùng các doanh nghiệp đưahàng thiết yếu, hàng tiêu dùng... với mức giá vừa phải phục vụ cho công nhân,bước đầu rất thành công. Tôi cho rằng việc phân loại hàng hóa từ cao cấp đếntrung bình là việc nên làm để cung ứng cho từng đối tượng một cách phù hợp. Đồngthời doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết và bảo hành tốt sản phẩm mình đưa ra.

Ông Phan Phát Đạt, PhóGiám Đốc Siêu thị Thiên Thiên Phú (An Giang):
Hàng Việt vẫn có chỗđứng

Tại các siêu thị miễn thuế ở khu thương mạiTịnh Biên (An Giang), hàng ngoại nhập tràn lan đến từ các nước, từ đắt đến rẻđều có. Tuy nhiên, hàng nội địa vẫn bán khá chạy. Điều này cho thấy người tiêudùng không chê hàng nội. Nhiều mặt hàng như nước suối, nước ngọt, rượu, bia SàiGòn, sữa, bột giặt, đồ nhựa, hàng gia dụng... do các doanh nghiệp trong nước sảnxuất không chỉ được người dân Việt Nam mà cả người dân Campuchia sang mua rấtđông. Những sản phẩm này có mức giá thông dụng từ vài chục ngàn đến vài trămngàn đồng, phù hợp với túi tiền của họ. khi doanh nghiệp đánh giá đúng nhu cầuthị trường để cung ứng sản phẩm thích hợp, hàng nội hoàn toàn có khả năng cạnhtranh với hàng ngoại.

Ông Huỳnh Bửu Sơn,chuyêngia kinh tế:
Phải tôn trọng người tiêu dùng

Tâm lý người tiêu dùng thường quan tâm đến giácả bởi mức thu nhập chưa cao, nhất là ở nông thôn. Để hàng Việt tạo được chỗđứng vững chắc ở thị trường nội địa, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, cácdoanh nghiệp phải định vị lại sản phẩm của mình một cách hợp lý. Nên bỏ tư tưởnglo xuất khẩu là chính, còn tiêu thụ nội địa là phụ. Theo tôi, doanh nghiệp cầncó thái độ tôn trọng người tiêu dùng trong nước và xem việc phục vụ họ là tráchnhiệm và niềm tự hào của mình. Từ đó có sự đầu tư, nghiên cứu từng đối tượngtiêu dùng một cách hợp lý để sản xuất theo nhu cầu thị trường. Làm được như vậy,doanh nghiệp sẽ thành công bởi hiện tại người dân đã sử dụng hàng Việt rấtnhiều.

Ông Nguyễn Đình Huấn, PhóTổng giám đốc CTCP AGIFISH:
Thành công khi tiêu thụ nội địa

Trong lúc nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra,ba sa chỉ chăm chú lo xuất khẩu thì Agifish đã mạnh dạn đưa sản phẩm cá tra, basa các loại tiêu thụ nội địa. Chúng tôi đã đầu tư xây dựng riêng một nhà máychuyên sản xuất mặt hàng giá trị gia tăng với khoảng 30 sản phẩm khác nhau. Bêncạnh đó phối hợp với hệ thống siêu thị đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, tậptrung đối tượng ở khu vực thành thị. Bởi người dân thành thị có nhu cầu tiêu thụthực phẩm đông lạnh, trong khi nông thôn chỉ quen sử dụng thực phẩm tươi sống.Đánh giá đúng đối tượng tiêu dùng để chế biến những sản phẩm chất lượng, Agifishđã thành công trong việc đưa cá tra, ba sa vào tiêu thụ nội địa. Bình quân mỗinăm tăng trưởng từ 15% trở lên.

Huỳnh Lợi (ghi)

Bản thân doanh nghiệp phải chủđộng

Chủ trương vận động người Việt Nam ưu tiêndùng hàng trong nước sẽ tạo tiền đề quan trọng để tăng tích lũy, tạo nên nguồnlực lớn cho đất nước, đồng thời xây dựng ý thức tiết kiệm, niềm tự hào dân tộckhi bước vào thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Đây cũng là mô hình chung củanhóm các “con rồng châu Á” và một số nước đang phát triển khác. Trong đó, sự chủđộng của bản thân các doanh nghiệp là điều rất quan trọng.

Thứ nhất, các doanh nghiệp phải thayđổi quan niệm sản xuất, kinh doanh từ chỗ ít nhiều có tính “ăn xổi ở thì” sanglàm ăn có căn cơ. Thay vì quan tâm nhiều những khoản lợi trước mắt, doanh nghiệpcần có những chiến lược phát triển mang tính bền vững. Đặc biệt, doanh nghiệpnên có tư duy “lượm bạc cắc” thay vì chỉ chăm chăm “hốt bạc lớn”, tức là chấpnhận thu ít lãi khi đầu tư, mở rộng địa bàn về vùng nông thôn, miền núi… Đó làcách vừa chiếm lĩnh thị trường trong nước, vừa tạo “căn cứ” trong lòng ngườidân.

Thứ hai, các doanh nghiệp phải nắmvững các quy định của pháp luật cả trong sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh. Cónắm chắc khung pháp lý thì mới không vi phạm pháp luật, vừa đảm bảo các yêu cầuvề chất lượng hàng hóa, dịch vụ, vừa có thể tận dụng được những chính sách hỗtrợ của nhà nước về thuế, hỗ trợ vốn… Điều này sẽ trở thành công cụ cần thiết đểdoanh nghiệp tự bảo vệ mình và đánh bại những hành vi cạnh tranh không lànhmạnh.

Thứ ba, các doanh nghiệp phải quantâm, đầu tư và bảo vệ thương hiệu, đó là một tài sản có giá trị không nhỏ - khiđã có chiến lược phát triển bền vững. Thương hiệu của một doanh nghiệp không chỉđem lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp đó mà còn có ích cho người tiêu dùngvà tác động đến uy tín, vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Thứ tư, doanh nghiệp phải có ý thứcbảo vệ môi trường và sức khỏe người dân. Đã phát triển bền vững thì không chỉchăm bẵm tăng trưởng mà không quan tâm đến tác động môi trường tự nhiên và xãhội. Tức là, doanh nghiệp cần kết hợp hài hòa giữa yếu tố lợi nhuận và tính phụcvụ cộng đồng.

Từ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùnghàng Việt Nam”, doanh nghiệp trong nước có thêm một chỗ dựa về mặt chính trị lẫntình cảm để thúc đẩy sự phát triển. Do đó, bản thân các doanh nghiệp phải nhạybén nắm bắt cơ hội, chủ động trong sản xuất, kinh doanh. Khẩu hiệu: “Đừng đểthua trên sân nhà”, bây giờ trở thành một mệnh lệnh!

Trúc Giang (Quận 3TPHCM)

Kích cầu tiêu dùng vùng cao:Doanh nghiệp chưa mặn mà

Địa hình khó khăn, dân cư thưa thớt, thunhập thấp… là lý do khiến các nhà sản xuất trong nước bỏ ngỏ thị trường tiêudùng vùng cao. Cùng lý do này, nhiều doanh nghiệp đã từ chối khi được mời thamgia các phiên chợ đưa hàng sản xuất trong nước tới vùng đồng bào dân tộc thiểusố.

Thái Nguyên là địa phương đầu tiên tại khu vựccác tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức chương trình bán hàng sản xuất trong nước,khuyến mại giảm giá phục vụ nhân dân vùng cao. 4 phiên chợ kích cầu tiêu dùngvùng cao được tổ chức liên tiếp tại các xã vùng sâu, vùng xa trong tháng 8 đãđạt được kết quả mong đợi của nhà tổ chức.

Các phiên chợ trở thành ngày hội mua sắm củangười dân miền núi khi hàng hóa được bán giảm giá 5-20% và hoàn toàn là hàng sảnxuất trong nước, có xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng. Một số doanh nghiệp bánhàng gia dụng, thực phẩm, vật tư sản xuất nông nghiệp đã cháy hàng vì không dựbáo sát sức mua của người dân. Điều này cũng vượt ngoài dự đoán của đơn vị tổchức là Sở Công thương Thái Nguyên.

Ông Đinh Khắc Hiển, Giám đốc Sở Công thương,đánh giá tiềm năng thị trường vùng cao còn rất lớn, cả quy mô và không gianphiên chợ đều chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đăng Mạnh, Phó Chủtịch UBND huyện Võ Nhai, có một thực tế hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lượng thấpđang chiếm lĩnh thị trường vùng cao. Hàng sản xuất trong nước trở thành mặt hàngxa xỉ đối với người dân vùng sâu, vùng xa. Mặc dù có thu nhập thấp hơn nhiều sovới thành thị, nhưng người dân lại phải trả nhiều tiền hơn khi mua hàng Việt Namdo chi phí vận chuyển làm đội giá thành. Bên cạnh đó, kiểu làm ăn chụp giật củamột số doanh nghiệp lợi dụng hội chợ thương mại tổ chức ở vùng cao để tiêu thụhàng chất lượng thấp, quá hạn sử dụng khiến niềm tin người tiêu dùng giảm sút.

Vì vậy, với sự bảo đảm chất lượng của Sở CôngThương, các phiên chợ vùng cao đang được người dân tin cậy, đón nhận. Theo tậptục, người dân vùng cao đến chợ không chỉ để mua sắm mà còn gặp gỡ, giao lưu vănhóa. Vì vậy phiên chợ bán hàng khuyến mại trùng với phiên chợ truyền thống càngtăng thêm sức hút với người dân địa phương.

Trái ngược với sự hồ hởi, mong đợi của ngườidân, một khó khăn lớn khi Sở Công Thương Thái Nguyên tổ chức phiên chợ kích cầuvùng cao là sự thiếu nhiệt tình của doanh nghiệp. Chỉ có 11 doanh nghiệp trênđịa bàn đồng ý tham gia. Đặc biệt, tại buổi tổng kết, đại diện siêu thị Minh Cầuđã nhận được sự chia sẻ với lời trần tình càng bán được nhiều hàng, doanh nghiệpcàng... kém vui vì phải bù lỗ hơn 10%.

Theo ông Đinh Khắc Hiển, doanh nghiệp chưa mặnmà tham gia chương trình vì phải tăng chi phí vận chuyển, chấp nhận giảm giá,thậm chí bù lỗ mà không có kinh phí hỗ trợ từ ban tổ chức. Để chuẩn bị chochương trình kế tiếp vào dịp Tết Nguyên đán 2010, Sở Công Thương Thái Nguyên sẽkiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ kinh phí tổ chức, tạo điều kiện cho nhiều doanhnghiệp tham gia, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân vùng cao.

Ngô Đình

Hàng thật… thua hànggiả!

Hàng Việt Nam có thể cạnh tranh với hàngchất lượng tốt nhưng lại không thể cạnh tranh nổi với hàng giá rẻ. Hiện nay,hàng giá rẻ, kém chất lượng đang khiến người dân quay lại hàng Việt. Liệu cácdoanh nghiệp trong nước có tận dụng được cơ hội này để chiếm lĩnh “sânnhà”?

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tếViệt Nam, cho rằng người tiêu dùng trong nước đang dần từ bỏ thói quen sử dụnghàng giá rẻ và tìm đến những mặt hàng “Made in Viet Nam” có chất lượng hơn, đồngthời giá cũng không quá cao như trước đây.  Tuy nhiên, ông Nguyễn Bắc Sơn,Giám đốc kinh doanh Công ty Điện Quang, lại cho rằng thực tế người tiêu dùng vẫnchọn hàng giá rẻ ngoại nhập dù biết “5 ăn 5 thua”. Hiện nay nhiều sản phẩm củaĐiện Quang có thể cạnh tranh được với những mặt hàng cùng loại nhập ngoại nhưngrất khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập giá rẻ.

Ông Đoàn Đình Quốc, Chủ tịch HĐQT Công tyKiếng Đình Quốc, lý giải: Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam phải nhập hàng gia côngtừ các nước trong khu vực về sản xuất. Vì thế, hàng Việt Nam khó cạnh tranh lạihàng Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm kiếng.

Ở một góc độ khác, ông Lữ Trung Đạt, thànhviên HĐQT CTCP Giấy tập Lệ Hoa, cho biết cả 7 nhãn hiệu của công ty đều bị nướcngoài làm giả, khiến Lệ Hoa lâm vào cảnh “dở khóc, dở cười” vì hàng thật thuahàng giả.

Bi quan hơn, ông Nguyễn Viết Toàn, Giám đốcCông ty Etec, cho rằng hiện tại lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnhvực máy móc thiết bị gần như bằng không. Bởi các doanh nghiệp chế tạo máy hầuhết phải nhập khẩu thiết bị, linh kiện, sắt thép... từ nước ngoài với mức thuế5%, trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc nguyên chiếc chỉ chịu mức thuế3%, thậm chí 0%. Vì thế, nếu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất máymóc thiết bị, với hàm lượng chất xám khoảng 15%, không thể cạnh tranh được vớihàng của Trung Quốc ngay tại thị trường nội địa...

Với kinh nghiệm nhiều năm chủ động tiếp cậnthị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, ông Đỗ Long, Tổng giám đốc Côngty Bita's, cho rằng để hàng giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc làm mưa làmgió trên thị trường nội địa còn do thiếu sự liên kết của các doanh nghiệp nhỏ vàvừa. TS. Trần Đình Thiên, cảnh báo: "Cuối năm, xu hướng hàng nhập lậu thườngtăng mạnh hơn, bởi các nước đang kích cầu nội địa. Nếu chúng ta không tỉnh táo,hàng giá rẻ sẽ tràn sang”.

Nguyên Hảo

Mưa dầm thấmlâu

Do hoàn cảnh lịch sử những năm khó khăncủa đất nước, tâm lý thích dùng hàng ngoại vẫn còn đậm nét trong người tiêudùng. Trong khi đó hiện nay đã có nhiều mặt hàng sản xuất trong nước chất lượng,giá cả hợp lý. Để tạo thói quen người Việt dùng hàng Việt chúng ta cần thực hiệnđồng bộ nhiều giải pháp, theo hướng “mưa dầm thấm lâu”…

Trước tiên cần tạo điều kiện để doanh nghiệptiếp cận với người tiêu dùng qua các chương trình giới thiệu, tiếp thị và bánsản phẩm của mình. Bước tiếp theo, phát triển thương mại nội địa hướng đến tínhliên kết giữa các địa phương, thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa của các địa phươngtrong vùng.

Để tạo được sự hợp tác liên kết này, các hoạtđộng gắn kết, trao đổi, liên lạc giữa các địa phương phải được nâng cấp, chuyênnghiệp hóa và điện tử hóa. Nâng cao khả năng, sáng tạo của cán bộ hoạt độngtrong lĩnh vực xúc tiến thương mại đồng thời với việc tăng cường truyền thông,quảng bá các doanh nghiệp trong nước có sản phẩm uy tín và chất lượng. Thúc đẩyviệc sớm có hệ thống luật liên quan tới bán lẻ như Luật Bán lẻ, Luật Chất lượngsản phẩm, Luật Vệ sinh, an toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ người tiêu dùng..., bổsung các quy chuẩn hiện có để hướng dẫn kinh doanh bán lẻ phát triển lành mạnhvà làm cơ sở cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt kiểm soát thịtrường.

Để nắm bắt nhu cầu và hành vi mua sắm củangười tiêu dùng, phục vụ chiến lược phát triển thị trường nội địa, theo tôi cầnđẩy mạnh hình thức bán hàng lưu động. Việc này vừa giúp doanh nghiệp triển khai,mở rộng thị trường nội địa, xây dựng hệ thống phân phối và giới thiệu sản phẩm,các chương trình khuyến mại giúp người tiêu dùng tại vùng nông thôn, vùng sâuvùng xa được tiếp cận với thông tin về sản phẩm, có cơ hội lựa chọn và mua sắmcác sản phẩm đúng thương hiệu, đảm bảo chất lượng. Cụ thể chương trình bán hànglưu động sẽ được mở rộng tới các địa phương với những xe bán hàng và những gianhàng lưu động. Các doanh nghiệp tham gia bán hàng sẽphải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, xuất xứ, giá cả và các cam kếtđối với khách hàng.

Trước mỗi đợt bán hàng, ITPC sẽ có nhữngchuyến khảo sát địa điểm và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân địa phương.Tùy theo địa điểm tổ chức, các đợt bán hàng sẽ xác định cụ thể số lượng doanhnghiệp cũng như chủng loại hàng hóa tham gia phù hợp với yêu cầu địa phương đó.Các đợt bán hàng được thực hiện theo phương thức nhà nước và doanh nghiệp cùngthực hiện.

Kết hợp với chương trình bán hàng lưu động lànhững hoạt động tư vấn tiêu dùng, các lớp huấn luyện chuyên đề về kỹ năng bánhàng, các hoạt động từ thiện, hội chợ, triển lãm giúp doanh nghiệp quảng bá,giới thiệu sản phẩm, giao lưu, giao thương, trao đổi kinh nghiệm phát triểnthương mại nội địa giữa các doanh nghiệp với nhau. Từ thực tế rút ra qua cáchoạt động này, có kiến nghị, đề xuất các vướng mắc trong quá trình thực hiện lêncơ quan có trách nhiệm để có những quy định, chính sách phù hợp nhằm khuyếnkhích, động viên doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng, đáp ứng nhucầu người tiêu dùng.

Ở tầm vĩ mô, các chủ đề của hội thảo, báo cáochuyên đề sẽ được xác định dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, kết quả khảo sátthị trường hoặc hành vi người tiêu dùng, các chính sách của Chính phủ hoặc UBNDtỉnh, thành phố có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường nộiđịa. Thông qua phương tiện truyền thông đại chúng với quy mô kết hợp mang tínhliên kết vùng, thực hiện các chương trình quảng bá và cổ động sử dụng hàng Việt.Tạo điều kiện và cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sản phẩm uy tín, chấtlượng được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng.

Từ Minh Thiện
Giám đốcTrung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư (ITPC)

Để “Người Việt Namưu tiên dùng hàng Việt Nam” 
Cần một chiến lược dài hơi

Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, năm2009, tổng thu nhập ngành thức ăn nhanh trong cả nước ước đạt khoảng 500 tỷđồng, tăng 35% - 40% so với năm 2008, trong đó các thương hiệu nước ngoài nhưKFC, Jollibee, Lotteria… chiếm thị phần chủ yếu.

KFC là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh hoạt độngmạnh nhất ở Việt Nam hiện nay, với 71 cửa hàng ở 8 tỉnh, thành trong cả nước.Bên cạnh đó, cuối năm 2009, Jollibee Việt Nam dự tính khai trương thêm 4 cửahàng tại hệ thống siêu thị Co.opMart ở các tỉnh ĐBSCL, Lotteria mở thêm 80 cửahàng ở TPHCM, Huế, Quảng Nam, Hà Đông… Như vậy, trong khi các doanh nghiệp nướcngoài đua nhau mở rộng mạng lưới ở Việt Nam thì các doanh nghiệp trong nước vẫn“bình chân như vại”. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường thức ăn nhanhở Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên một thực tế đáng buồn hiện naylà chúng ta đang thất thế ngay trên sân nhà, một sự “nhút nhát” không đángcó.

Như vậy lợi thế sân nhà mới chỉ là điều kiệncần. Bằng chứng là có nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay được nhà nước tạođiều kiện kinh doanh rất tốt, song lại chưa dám mạnh dạn đầu tư, sợ thua lỗ. Hầunhư chúng ta chỉ chọn giải pháp an toàn, quẩn quanh mãi trong phạm vi “ao nhà”với chiến thuật “ăn chắc mặc bền”.

Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp nướcngoài khi đầu tư vào Việt Nam đều có những chiến lược dài hơi và yếu tố quantrọng hàng đầu, là tìm cách tạo được chỗ đứng cho các sản phẩm của mình. Do đó,trên thương trường hiện nay, một chiến lược dài hơi với những kế hoạch cụ thểchính là điều kiện đủ mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học. Đó chính làchiếc cầu vững chắc đưa những thương hiệu Việt Nam đến gần với người tiêu dùngViệt Nam.

Nguyễn Thị Thu (Q.Bình Thạnh,TPHCM)
 

Người Việt dùng sữa Việt, tạisao không?

Là một mặt hàng thiết yếu, tuy nhiên trênthị trường hiện nay, sữa sản xuất trong nước chỉ mới chiếm khoảng 30% thị phần.Không những thế, bao giờ giá sữa sản xuất trong nước cũng thấp hơn giá sữa ngoạimột nửa. Thậm chí nhiều hơn dù chất lượng các loại sữa sản xuất trong nước đượccác chuyên gia dinh dưỡng đánh giá không thua gì sữa ngoại. Vậy thì tại saotrong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chúng ta khôngbắt đầu bằng việc dùng sữa “Việt”!

Sữa đắt tiền chưa chắc đãhơn

Ông Trần Hữu Đức, Giám đốc Đối ngoại Nutifood, tựtin cho rằng: “Sở dĩ người tiêu dùng chưa chuộng sữa nội vì họ chưa có thông tinđầy đủ do chi phí quảng bá của chúng tôi còn thấp. Nếu xã hội cùng góp sức vàođể người tiêu dùng biết rõ chất lượng sữa nội, nhất là các dòng sản phẩm NutiIQ, tôi nghĩ người tiêu dùng sẽ chọn vì giá phù hợp nhưng vẫn đầy đủ dưỡngchất!”.

Kết quả cuộc thanh kiểm tra của cơquan chức năng về giá sữa giữa tháng 7 vừa qua cho thấy, nhiều nhãn sữa ngoại domức chi cho quảng cáo quá nhiều nên dù cùng trọng lượng và hàm lượng vi chất nhưsữa nội, nhưng giá lại cao hơn 2 - 3 lần. Thêm vào đó, từ năm 2007 đến nay, mặcdù giá nguyên liệu sữa giảm đến 50% nhưng nhiều công ty nhập khẩu và phân phốisữa ngoại tại thị trường Việt Nam vẫn cứ liên tục tăng giá và thay đổi bao bì.

Theo ghi nhận của chúng tôi, cứ mỗi lần đổi vỏhộp, kèm thêm các cam kết như tăng 5 lần DHA, bổ sung dưỡng chất choline,taurine… thì các nhãn sữa nhập khẩu lại nâng giá lên 10% - 15%. Để người dânkhông bị ngộ nhận về những tác dụng quá mức của các hoạt chất như DHA, ARA… cótrong sữa và chạy theo các nhãn sữa ngoại nhập, vừa qua Hội Tiêu chuẩn và bảo vệngười tiêu dùng Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Người Việt dùng sữa Việt”.

Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinhdưỡng quốc gia, đã khuyên các phụ huynh chọn sữa theo nhu cầu dinh dưỡng và đặcthù của trẻ, cụ thể là nên chú ý các dưỡng chất cơ bản như đạm, béo, canxi, sắt,iốt... và không nên quá chạy theo các loại dưỡng chất bổ sung như DHA, ARA.

Qua thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, sốtrẻ suy dinh dưỡng do thiếu các dưỡng chất cơ bản hiện khá cao:  33,9% trẻdưới 5 tuổi bị còi xương, 34% trẻ bị thiếu sắt, nhiều trẻ từ 4 đến 12 bị thiếumột số loại vi chất quan trọng như sắt, kẽm, Iốt và vitamin. Điều này cho thấycác dưỡng chất cơ bản mới thật là điều kiện cần và đủ giúp trẻ phát triển.

Cùng quan điểm trên, TS tâm lý Huỳnh Văn Sơncho rằng, các số liệu chứng minh trí thông minh của một người có 70% phụ thuộcvào yếu tố di truyền và 30% phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, môi trường sống,môi trường giáo dục trẻ trong những đầu đời. Chính vì thế, các bậc phụ huynhđừng quá kỳ vọng và trông chờ vào công dụng của các hoạt chất giúp trẻ thôngminh như DHA, ARA theo lời quảng cáo của các hãng sữa, vì cho đến nay chưa cómột nghiên cứu nào xác định các hoạt chất bổ sung trong sữa biến một đứa trẻbình thường trở nên thông minh.

Vì sao nên dùng sữa nội?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sungchất dinh dưỡng vào thực phẩm hiện đang phổ biến một cách tràn lan, không đượccơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, người tiêu dùng lại thiếuthông tin và cứ nghĩ trẻ ăn nhiều loại thực phẩm có chứa DHA thì trẻ sẽ thôngminh. Thực ra, DHA chỉ góp một phần nhỏ trong nhiều yếu tố quyết định trí thôngminh của trẻ.  Trên thực tế, nhiều ca suy dinh dưỡng điều trị tại Trung tâmDinh dưỡng TPHCM đã dùng sữa ngoại. Sở dĩ có chuyện lạ lùng như thế là do nhiềubậc cha mẹ dù thu nhập thấp nhưng vì quá kỳ vọng vào sữa ngoại, nên từ khi trẻlọt lòng đã cho trẻ dùng sữa ngoại. Sau đó do không theo nổi nên chọn cách trẻdùng ít hơn thậm chí pha loãng hơn mức cho phép… dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Chính vì thế, theo các bác sĩ dinh dưỡng, ngaytừ đầu các bậc phụ huynh nên chọn sữa phù hợp với túi tiền nhưng vẫn đảm bảo đủchất cho con, thậm chí nên chọn sữa nội đã có thương hiệu, giá hợp lý để trongquá trình nuôi con đảm bảo số lần uống sữa đúng như khuyến cáo của các cơ quan ytế. Cụ thể, Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Lâm cũng cho rằng, để tiết kiệm chi phí,cha mẹ nên chọn sữa nội cho con nhằm tránh tình trạng bị móc túi một cách vô tộivạ như hiện nay, vì sản phẩm của Vinamilk, Nutifood, Hancofood đã đáp ứng đượcnhững yêu cầu này nhưng giá chỉ khoảng 40% - 50% so với giá sữangoại.

Tận dụng cơ hội toàn xã hội hưởng ứng cuộc vậnđộng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều doanh nghiệp sản xuấtsữa trong nước đã chủ động giảm giá thành, nâng cao giá trị gia tăng cho sảnphẩm của mình để gia tăng thị phần.  Đầu tiên là Công ty Hancofood, thôngqua Phòng Mầm non Sở GD-ĐT TPHCM, vừa chi 1 tỷ đồng để giảm giá trực tiếp 30%đối với sản phẩm sữa bột Dollac cho các trường mầm non tư thục ở các huyện vùngven, ngoại thành TPHCM từ tháng 9 đến tháng 11-2009. Trước đó, Vinamilk cũng đãđón đầu thị trường bằng cách nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Theođó hiện có khá nhiều sản phẩm của công ty này có cùng chủng loại với hàng nhậpnhư giá lại thấp hơn khoảng 10%, cụ thể là phômai.

Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk,cho biết, hiện mỗi ngày công ty bán ra thị trường hơn 5 triệu sản phẩm. Vinamilkchủ trương đáp ứng nhu cầu phần đông người tiêu dùng có thu nhập thấp và trungbình thông qua các sản phẩm có giá vừa phải mà vẫn đảm bảo chấtlượng.

Lê Mai Thi

Muốn phát triển kinh tế cần giáodục niềm tự hào dân tộc


Điều dễ nhận thấy trong xã hội chúng ta làsự “sính ngoại”. Từ những sản phẩm điện máy, điện tử đến trái cây, nôngsản…và cả con người.  Đi vòng chợ, người tiêu dùng sẽ được chào hàng nhữngsản phẩm nước ngoài, ngay cả những sản phẩm VN nổi tiếng như trà, cà phê. Ăn mặc sang chút sẽ “được” lầm tưởng Việt Kiều, và hễ Việt Kiều là đi chung vớisự giàu sang lịch sự. Không biết từ khi nào, tư tưởng sính ngoại đã đi vàođời sống từng người dân. 

Có thể thời bao cấp thiếu thốn sản phẩm, kinhtế khó khăn, một bộ phận người Việt trông ngóng sự “tiếp sức” từ bạn bè, thânnhân nước ngoài bằng những thùng đồ có chất lượng sản phẩm lẫn giá trị thịtrường. Từ đó đã khắc sâu trong tâm trí một số người Việt, hàng nước ngoàimới là hàng “xịn”, người từ nước ngoài mới là người sang. Do đó hàng nội bị rẻrúng, những người nói tiếng Anh được tôn trọng…Vì vậy, muốn phát triển kinh tế,muốn người Việt xài hàng Việt, chúng ta hãy giáo dục thế hệ trẻ sự tự hào dântộc và lòng yêu nước. 

Bên cạnh tinh thần người Việt dùng hàng Việt,sản phẩm Việt cần bảo đảm chất lượng, giữ uy tín với người tiêu dùng. Thídụ sản phẩm keo dán MIC, tôi thường xài và chắc chắn chất lượng hơn hẳn keo dánTQ dù giá đắc hơn một ngàn. Nếu người trẻ có niềm tự hào trên những sản phẩmtrong nước sản xuất. Và nếu những nhà sản xuất VN biết tôn trọng kháchhàng, biết bảo đảm chất lượng sản phẩm, Nhà Nước có chính sách bảo hộ hàngViệt…thì lo gì sản phẩm Việt không đứng vững trên chính thị trường trongnước

NGUYỄN NGỌC HÀ
(ngochatvd@gmail.com)

Cần con cua chân thật vàmiếng thịt sạch

Để biến chủ trương “Người Việt Nam ưutiên dùng hàng Việt Nam” trở thành ý thức và hành động của mỗi người Việt Nam,hàng Việt Nam phải thật sự chiếm được cảm tình, đi vào lòng người về cả chất vàlượng, lẫn mẫu mã bao bì.

Trong khi thực phẩm chế biến xuấtkhẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín thì cũng còn nhiều mặt hàng bán lẻ trongnước chưa có bao bì, tiếp tục dùng những trò xảo thuật tai hại, đáng phêphán.

Điển hình là con cua biển, một loại đặcsản khoái khẩu nhưng từ lâu người tiêu dùng trong nước ngán ngại chuyện mua cua,vì vướng phải sợi dây trói cua quá lớn và thường sũng nước, khiến người mua cuabị thiệt mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt! Với cái dây trói cua kiểu ấy, tự nóđã giới hạn sức tiêu thụ, bó hẹp thị trường, từ đó làm giảm thu nhập người nuôi,lợi nhuận của người bán.

Dù người bán có biện minh cách gì thìđây vẫn là sự gian dối trắng trợn, bởi nó làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại.Từ đó, nhiều người tiêu dùng ngại mua cua, mà chọn thực phẩm khác thay thế đểkhỏi vương “bệnh tức”.

Bên cạnh chuyện sợi dây trói cua, còncó những cách khác nhằm móc túi người tiêu dùng như “trấn nước heo, bơm nướcvịt” để thịt ngậm nước, nhằm ăn gian về trọng lượng. Điều này khiến một bộ phậnngười tiêu dùng quay sang mua các sản phẩm thịt, phủ tạng gia súc, gia cầm đônglạnh nhập ngoại, làm ảnh hưởng đến giá heo, gà, vịt trong nước, có thể gây thualỗ cho người chăn nuôi.

Cần nhắc lại, trước đây các nhà máy chếbiến tôm xuất khẩu đau đầu với vấn nạn bơm chích tạp chất như agar, kim loại,nước lã... vào tôm nguyên liệu. Gần đây kẻ gian dường như “nâng cao trình độ”bằng cách xay nhuyễn con ruốc, các loại tôm tép nhỏ, rồi bơm vào thân tôm nguyênliệu loại lớn để được “giá trị gia tăng” cao hơn.

Rồi một loại gian lận mới trên cá basa, là chuyện tư thương gian lận bằng cách gắn chíp điện tử, rồi cài mật mã vàdùng remote điều khiển từ xa để làm giảm trọng lượng sản phẩm đang cân, khiếnngười bán bị thiệt hại mà không hay biết.

Đã đến lúc Hội Nông dân, các tổ chứcbảo vệ người tiêu dùng, quản lý thị trường và chính quyền các cấp cần quan tâmđấu tranh chống các hình thức mua bán gian dối. Cần tuyên truyền, giáo dục đểngười bán tôn trọng quyền lợi khách hàng, thực hiện “mua đúng, bán đủ” một cáchchân thật. Có như vậy người mua mới gắn bó và ủng hộ sản phẩm nội địa, tạo lợiích nhiều mặt cho cả người mua, người bán và người sản xuất.

KS Nguyễn VănThước

Nâng cao giá trị gia tănghàng Việt

Nâng cao chấtlượng

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên sử dụnghàng Việt Nam” rất ý nghĩa, không chỉ khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc,nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, mà còn giải quyết bài toánkinh tế giảm nhập siêu, động viên doanh nghiệp trong nước đưa ra thị trườngnhững sản phẩm chất lượng cao, ổn định, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp với ngườitiêu dùng.

Suy ngẫm kỹ, chúng ta nhận thấy người tiêudùng sẽ chọn sản phẩm dịch vụ nào mang lại giá trị gia tăng lớn nhất cho họ. Giátrị gia tăng là phần chênh lệch giữa giá trị nhận được (các giá trị sử dụng,nhân lực, phục vụ, thương hiệu...) và chi phí bỏ ra (tiền, thời gian, nănglượng, tâm lý...). Ngay từ ngày đầu thành lập, Win Win hướng đến sự phát triểnbền vững bằng sứ mệnh và triết lý kinh doanh rõ ràng, với mục tiêu tối đa hóagiá trị gia tăng cho khách hàng. Tôi luôn nói với cán bộ nhân viên: Nếu ai cũngsử dụng hàng ngoại, Win-Win sẽ không thể tồn tại. Vì vậy, tôi yêu cầu cán bộnhân viên sử dụng hàng Việt Nam. Đối với những công ty mà Win-Win tư vấn, khi cónhu cầu, phải sử dụng sản phẩm của họ. Những giá trị này trở thành một yếu tốcấu thành bản sắc văn hóa của Win-Win.

Tuy nhiên, sau một thời gian dùng hàng Việt(nhờ vận động), nếu người tiêu dùng nhận thấy giá trị gia tăng từ việc sử dụngsản phẩm trong nước không cao hơn sản phẩm nước ngoài, họ sẽ quay sang sử dụngsản phẩm nước ngoài. Như vậy, chính sách vận động chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn.Để người Việt tự hào khi dùng hàng Việt, chúng ta ưu tiên vận động doanh nghiệpViệt Nam, tức vận động làm sao để sản phẩm được sản xuất bởi doanh nghiệp trongnước mang lại giá trị gia tăng lớn hơn sản phẩm nước ngoài.

Người chủ phải làmgương

Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta nêntập trung vào người chủ, ban lãnh đạo doanh nghiệp. Cụ thể, nên vận động họhướng tới sự phát triển bền vững, xem trọng lợi ích của khách hàng, tối đa hóagiá trị gia tăng cho khách hàng. Cuộc đi bộ “Đồng hành cùng hàng Việt” bởi nhữngngười lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp đồng loạt tổ chức ở Bắc, Trung, Nam làviệc nên làm. Nó khuyến khích các chủ doanh nghiệp tối đa hóa giá trị cho ngườitiêu dùng. Đến lượt mình, người chủ đó sẽ khuyến khích cán bộ nhân viên trongdoanh nghiệp hướng tới việc phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao chất lượng, đadạng hóa sản phẩm, hạ giá thành sản xuất.

Những người lãnh đạo doanhnghiệp là người có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới hành vi của toàn cán bộnhân viên trong doanh nghiệp. Nếu họ tiên phong sử dụng và trực tiếp vận độngcán bộ, nhân viên dùng hàng trong nước (hàng mình sản xuất và doanh nghiệp khácsản xuất). Đến một lúc nào đó, việc dùng hàng ngoại trở thành đi ngược với xuhướng tập thể, không được mọi người trong công ty khuyến khích. Từng bước, dùnghàng Việt trở thành yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa, niềm tự hào của mỗi doanhnghiệp Việt Nam. Từ đó, thói quen dùng hàng Việt lan tỏa từ công ty về gia đìnhmỗi cán bộ nhân viên. Đây là thói quen có lợi: lợi ích từ việc sử dụng sản phẩmvà từ lòng tự hào dân tộc, đã trở thành bản sắc văn hóa của cộng đồng ngườiViệt.

Đây là lúc mỗi doanh nghiệp phải tự đánh giálại mình, xem lại những điểm mạnh và điểm yếu, nắm bắt chính xác nhu cầu thật sựcủa người tiêu dùng, để từ đó cải thiện, đổi mới, hướng tới việc tối đa hóa giátrị gia tăng cho khách hàng. Lâu dài hơn, doanh nghiệp phải xây dựng một chiếnlược kinh doanh hướng về khách hàng, mô hình quản lý tinh gọn, kinh doanh rõràng. Làm được điều này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện,sẵn sàng đối đầu với bất kỳ sản phẩm nước ngoài nào.

Th.S Đỗ Thanh Năm
Giám đốcCông ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win-Win

Làm người tiêu dùng yêunước

Nhiều năm qua, đặc biệt từ khi đất nước bướcvào thời kỳ đổi mới, Chính phủ đã không ít hơn một lần kêu gọi “Người Việt Nam(VN) dùng hàng VN”. Nhưng lời kêu gọi đó xem ra vẫn chưa thật sự đi vào cuộcsống, làm lay chuyển thói quen sính hàng ngoại.

Không ít người cho rằng việc biếu xén quàbánh, rượu chè phải mang mác ngoại mới sang trọng, dùng hàng mỹ phẩm hay thờitrang phải chọn hàng hiệu của Mỹ, Pháp, Ý… Theo báo cáo sơ bộ, con số nhập siêucủa nước ta 6 tháng đầu năm 2009 đạt khoảng 14 tỷ USD, nếu chỉ tính 1/3 trong sốđó dành cho những mặt hàng thuộc nhóm “xa xỉ phẩm” thì rõ ràng lượng ngoại tệ từVN chảy ra nước ngoài không ít! Như vậy, cần làm gì để người VN không quay lưngvới hàng VN và trở thành người tiêu dùng yêu nước và thông minh?

Để làm được điều ấy, mỗi khi bỏ tiền mua mộtmón hàng do VN sản xuất thì chính bạn hiểu rằng đã làm lợi cho việc sản xuấttrong nước hơn so với khi mua một món hàng ngoại nhập cùng loại. Ưu tiên dùnghàng VN là góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân ta.

Để tạo được thói quen tiêu dùng “người VN dùnghàng VN”, các nhà sản xuất trong nước cũng nên tuân thủ quan điểm “khách hàng làthượng đế”. Làm sao luôn có được những sản phẩm chất lượng sánh với tiêu chuẩnkhu vực và quốc tế, không làm mất lòng tin người tiêu dùng. Bên cạnh đó, phải cónhiều hình thức quảng bá sản phẩm trong nước, dần dần làm thay đổi thói quensính hàng ngoại, để mỗi người VN đều là “người tiêu dùng yêu nước và thôngminh”, biết lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền củamình.

ngsinhtphcm@gmail.com

Tin cùng chuyên mục