Mặn xâm nhập vào đất liền 25-35km
Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ cuối tháng 2-2018, nồng độ mặn với ranh mặn 4g/l xâm nhập vào đất liền từ 15- 45km đã xuất hiện ở nhiều vùng ven biển ĐBSCL. Trong đó, khu vực trên hai sông Vàm Cỏ, độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2017 còn thấp hơn từ 0 - 1,3g/l; khu vực cửa sông Cửu Long nồng độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2017 thấp hơn từ 0,5 - 5,8g/l; khu vực ven biển Tây, trên sông Cái Lớn, nồng độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2017 thấp hơn 4,1 - 5,6g/l… Qua theo dõi gần đây cho thấy, thượng nguồn sông Mê Công trong mùa khô năm 2018, khả năng có tổng lượng nước cao hơn so với năm trước; đặc biệt lượng nước điều tiết từ Biển Hồ với tổng lượng khoảng 39,3 tỷ m3 và lượng trữ từ các hồ thủy điện vào khoảng 40 tỷ m3, đây được xem là thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.
Lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nhận định, trong tháng 3-2018, mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội đồng các vùng ven biển ĐBSCL. Cụ thể, vùng cách biển từ 25 - 35km, nồng độ mặn 4g/l sẽ xâm nhập thường xuyên nhưng vẫn có khả năng lấy nước ngọt vào thời điểm triều thấp; trong khi vùng cách biển từ 35 - 45km trở lên, nồng độ mặn 4g/l xuất hiện nhưng không thường xuyên mà chủ yếu vào lúc triều cường. Dự báo từ cuối tháng 3 trở đi, khả năng mặn sẽ giảm và khi đó nguồn nước ngọt dồi dào hơn.
Khảo sát thực tế tại các vùng ven biển Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh… nước mặn đã vào nhưng chưa diễn biến phức tạp như những năm trước, nhất là mùa khô năm 2016. Ông Danh Hậu, Trưởng ấp Giồng Kè, xã Bình Giang (Hòn Đất, Kiên Giang) tiết lộ: “Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại do mặn gây ra trước đây, năm nay chính quyền và người dân chủ động rất sớm. Từ trước tết Mậu Tuất 2018, khi thấy mặn xuất hiện là các hệ thống cống ven biển đã được đóng kín; đồng thời theo dõi chặt diễn biến để điều tiết nước hợp lý. Hiện tại, hơn 1.000ha lúa đông xuân của ấp đang trong giai đoạn chín và chưa bị mặn làm thiệt hại…”. Ngược lên 2 xã Hòa Điền và Kiên Bình (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), người dân lo lắng khi gần đây nước mặn tràn vào nội đồng. Ông Trần Văn Tuấn, ngụ xã Kiên Bình (huyện Kiên Lương) trăn trở: “Những ngày sau Tết Mậu Tuất 2018, chúng tôi phát hiện nước dưới các con kênh ngả màu sậm hơn nên nghi mặn đã xâm nhập. Sợ lúa chết giống như vụ hè thu 2015-2016 và vụ đông xuân 2016-2017 nên người dân tìm đến chính quyền để báo sự việc; đồng thời đề nghị đóng ngay đập Kênh 6 (xã Hòa Điền) nhằm ngăn nước mặn vào sâu nội đồng, tránh trường hợp lúa bị ảnh hưởng khi đang vào lúc trổ bông”. Theo ông Trần Bình Trọng, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kiên Lương, những ngày qua ngành chức năng đã đóng cống ở Kênh 6; đồng thời theo dõi diễn biến mặn để điều tiết các cống Lung Lớn 1, 2, Cống Cái Tre, cống Ba Hòn… hợp lý, nhằm phục vụ tốt cho sản xuất lúa.
Trong khi đó, ở Bến Tre, ngoài người dân tại cồn Hố (xã An Thủy, huyện Ba Tri) gặp khó khăn vì thiếu nước ngọt sinh hoạt, thì ở các vùng ven biển khác tình hình hạn mặn chưa gay gắt.
Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ cuối tháng 2-2018, nồng độ mặn với ranh mặn 4g/l xâm nhập vào đất liền từ 15- 45km đã xuất hiện ở nhiều vùng ven biển ĐBSCL. Trong đó, khu vực trên hai sông Vàm Cỏ, độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2017 còn thấp hơn từ 0 - 1,3g/l; khu vực cửa sông Cửu Long nồng độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2017 thấp hơn từ 0,5 - 5,8g/l; khu vực ven biển Tây, trên sông Cái Lớn, nồng độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2017 thấp hơn 4,1 - 5,6g/l… Qua theo dõi gần đây cho thấy, thượng nguồn sông Mê Công trong mùa khô năm 2018, khả năng có tổng lượng nước cao hơn so với năm trước; đặc biệt lượng nước điều tiết từ Biển Hồ với tổng lượng khoảng 39,3 tỷ m3 và lượng trữ từ các hồ thủy điện vào khoảng 40 tỷ m3, đây được xem là thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.
Lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nhận định, trong tháng 3-2018, mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội đồng các vùng ven biển ĐBSCL. Cụ thể, vùng cách biển từ 25 - 35km, nồng độ mặn 4g/l sẽ xâm nhập thường xuyên nhưng vẫn có khả năng lấy nước ngọt vào thời điểm triều thấp; trong khi vùng cách biển từ 35 - 45km trở lên, nồng độ mặn 4g/l xuất hiện nhưng không thường xuyên mà chủ yếu vào lúc triều cường. Dự báo từ cuối tháng 3 trở đi, khả năng mặn sẽ giảm và khi đó nguồn nước ngọt dồi dào hơn.
Khảo sát thực tế tại các vùng ven biển Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh… nước mặn đã vào nhưng chưa diễn biến phức tạp như những năm trước, nhất là mùa khô năm 2016. Ông Danh Hậu, Trưởng ấp Giồng Kè, xã Bình Giang (Hòn Đất, Kiên Giang) tiết lộ: “Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại do mặn gây ra trước đây, năm nay chính quyền và người dân chủ động rất sớm. Từ trước tết Mậu Tuất 2018, khi thấy mặn xuất hiện là các hệ thống cống ven biển đã được đóng kín; đồng thời theo dõi chặt diễn biến để điều tiết nước hợp lý. Hiện tại, hơn 1.000ha lúa đông xuân của ấp đang trong giai đoạn chín và chưa bị mặn làm thiệt hại…”. Ngược lên 2 xã Hòa Điền và Kiên Bình (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), người dân lo lắng khi gần đây nước mặn tràn vào nội đồng. Ông Trần Văn Tuấn, ngụ xã Kiên Bình (huyện Kiên Lương) trăn trở: “Những ngày sau Tết Mậu Tuất 2018, chúng tôi phát hiện nước dưới các con kênh ngả màu sậm hơn nên nghi mặn đã xâm nhập. Sợ lúa chết giống như vụ hè thu 2015-2016 và vụ đông xuân 2016-2017 nên người dân tìm đến chính quyền để báo sự việc; đồng thời đề nghị đóng ngay đập Kênh 6 (xã Hòa Điền) nhằm ngăn nước mặn vào sâu nội đồng, tránh trường hợp lúa bị ảnh hưởng khi đang vào lúc trổ bông”. Theo ông Trần Bình Trọng, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kiên Lương, những ngày qua ngành chức năng đã đóng cống ở Kênh 6; đồng thời theo dõi diễn biến mặn để điều tiết các cống Lung Lớn 1, 2, Cống Cái Tre, cống Ba Hòn… hợp lý, nhằm phục vụ tốt cho sản xuất lúa.
Trong khi đó, ở Bến Tre, ngoài người dân tại cồn Hố (xã An Thủy, huyện Ba Tri) gặp khó khăn vì thiếu nước ngọt sinh hoạt, thì ở các vùng ven biển khác tình hình hạn mặn chưa gay gắt.
Huyện Kiên Lương (Kiên Giang) triển khai đóng cống ngăn mặn để bảo vệ lúa
Chủ động ứng phó Chiều 8-3, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Võ Bằng Trúc, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho biết: “Trước đây cứ đến mùa khô là 11.000 nhân khẩu trong xã phải vất vả vì cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. Từ các chương trình phòng chống mặn, những năm qua người dân được hỗ trợ bồn trữ nước; ngành chức năng đầu tư nhà máy nước thô dẫn về xã… nhờ đó mà đến thời điểm này cả xã chưa bị thiếu nước. Song song đó, hơn 4.500ha tôm của bà con phát triển bình thường. Hy vọng năm nay việc sản xuất và nguồn nước sinh hoạt không căng thẳng như mấy năm trước nữa”. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre nhận định, mặn đã vào các sông nhưng nồng độ thấp; tuy nhiên thời gian tới mặn sẽ hoạt động mạnh hơn, nhất là những lúc triều cường, gió chướng… Vì vậy, chính quyền và người dân cần theo dõi chặt diễn biến và có giải pháp ứng phó kịp thời. Để chủ động phòng chống hạn mặn bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, tỉnh Bến Tre đã và đang triển khai nhiều công trình ngăn mặn, nạo vét kênh mương, đắp cống đập, trữ ngọt… với tổng kinh phí khoảng 110 tỷ đồng; trong đó kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 60 tỷ đồng. Theo UBND tỉnh Bến Tre, năm 2016 hạn mặn rất phức tạp làm lúa ở các huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm… chết hàng loạt, thiệt hại nặng cho người dân. Sau đó, tỉnh khẩn trương thi công và hoàn thiện dần hệ thống thủy lợi, công trình ngăn mặn… song vẫn chưa thể khép kín toàn bộ được. Năm 2018 này, vừa tiếp tục làm, vừa chủ động trong sản xuất “né” mặn nên tình hình đã ổn hơn trước. Còn tại tỉnh Long An, ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, cho hay: “Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh thì độ mặn cao nhất hiện nay ở trạm Cầu Nổi (sông Vàm Cỏ) là 12,2g/l; tại Bến Lức là 0,9g/l; tại TP Tân An là 0,2g/l… dự báo thời gian tới khả năng mặn sẽ tăng. Do đó, tỉnh đang phối hợp cùng các huyện chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất. Đối với 222.000ha lúa hè thu sẽ được triển khai xuống giống đồng loạt trong 2 đợt từ cuối tháng 4-2018 và dứt điểm vào đầu tháng 6. Hiện nay, do lúa được giá nên bà con rất phấn khởi, nhưng chủ trương chung là không gieo sạ sớm ở những vùng không chủ động được nguồn nước (khi chưa có mưa) nhằm tránh bị thiệt hại do hạn mặn. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp khuyến khích việc sử dụng nước tiết kiệm, sử dụng biện pháp tưới tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn; điều chỉnh việc cấp nước phù hợp ở những nơi nguồn nước bị thiếu hụt nhằm đảm bảo sản xuất hiệu quả…”. Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam lưu ý: ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu cây ăn trái chủ lực của cả nước; hiện nay cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế khá cao, nhờ xuất khẩu tăng mạnh. Vì vậy, việc bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa hạn mặn là rất quan trọng nhằm tránh tình trạng cây bị chết hoặc suy kiệt. Trước mắt, nông dân cần củng cố bờ bao tránh để nước mặn tràn vào; tăng cường dự trữ nước ngọt để tưới cho cây trong suốt mùa khô. Riêng những cây ăn trái mẫn cảm với nước mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… thì tuyệt đối không tưới cho cây khi độ mặn từ 0,5‰ trở lên. Ngoài ra, không nên xử lý cho vườn cây ra hoa, ra trái, nếu nguồn nước tưới không đảm bảo, bị mặn ảnh hưởng… nhằm tránh cho cây suy kiệt.
Theo Bộ NN-PTNT, hơn 1,65 triệu ha lúa hè thu ở ĐBSCL được xuống giống từ tháng 4 đến tháng 6-2018; các tỉnh cần theo dõi chặt diễn biến hạn mặn để sản xuất hiệu quả. Ở các vùng ven biển cần sử dụng giống ngắn ngày, chịu mặn ở mức khá và phải tính toán thời vụ để “né” mặn khi giai đoạn lúa trổ bông. Riêng những nơi sản xuất lúa kém hiệu quả, bị hạn mặn đe dọa thường xuyên… thì cần chuyển đổi sang cây trồng khác. Dự kiến năm 2018, toàn vùng ĐBSCL chuyển đổi khoảng 118.290ha đất lúa sang các loại cây ít sử dụng nước tưới, cây ngắn ngày, cây lâu năm… nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn; đồng thời giảm thiểu nỗi lo bị mặn đe dọa.