Bệnh viện “ăn đong”
Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương xác nhận, do thiếu thuốc, vật tư y tế, hóa chất… nên đã có những thời điểm bệnh nhân quá đông, BV phải chuyển sang các nơi khác để thực hiện dịch vụ kỹ thuật như: chụp CT, MRI, giải phẫu bệnh.
Trong khi đó, tại BV Mắt Trung ương, vài tháng trở lại đây, những bệnh nhân có chỉ định mổ thay thủy tinh thể đều không thể thực hiện được vì BV không còn thủy tinh thể dự trữ. Do vậy, ngoài việc hẹn bệnh nhân lịch mổ vào đợt khác khi có thủy tinh thể nhập về thì BV đã thực hiện điều trị bằng laser tạm thời cho những bệnh nhân thủy tinh thể đã bị đục.
Đề cao trách nhiệm cá nhân đối với thủ trưởng đơn vị Chính phủ vừa có Nghị quyết 144 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí bảo hiểm y tế (BHYT) về khám chữa bệnh. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ: Y tế, KH-ĐT, Tài chính khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu, sản xuất, nhập khẩu thuốc, trang thiết bị y tế thuộc phạm vi quản lý nhằm xử lý nhanh nhất các vướng mắc. Chính phủ cũng yêu cầu chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị mua sắm tập trung, các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền. Đề cao trách nhiệm cá nhân đối với thủ trưởng đơn vị để tránh xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế; tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mua sắm. |
Còn tại BV K Trung ương, nhiều người bệnh cho biết phải chờ đợi từ 2-3 tuần mới được chụp PET, dù đã có chỉ định của bác sĩ do thiếu máy và vật tư y tế. GS-TS Lê Văn Quảng, Giám đốc BV K, cho biết, BV có 9 hệ thống xạ trị nhưng gần một nửa trong số này đã hỏng nên các máy còn lại phải hoạt động suốt ngày đêm mới có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu của người bệnh.
Còn tại BV Ung bướu Hà Nội, nhiều người bệnh dù có lịch truyền hóa chất theo định kỳ nhưng khi đến BV thì được thông báo loại thuốc trong danh mục được BHYT chi trả 50% của BV đã hết và BV phải hẹn lịch truyền tới đợt khác khi có thuốc về.
Mặc dù là BV hạng đặc biệt lớn nhất cả nước nhưng BV Bạch Mai cũng trong tình trạng thiếu thuốc men, vật tư y tế. Mới đây, Trung tâm Chống độc đã bị thiếu nhiều loại huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia, thuốc giải độc cho người bị ngộ độc Clostridium Botulinum. Theo PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV Bạch Mai, từ đầu năm 2022 tới nay, hơn 10 đơn vị trúng thầu thuốc, vật tư chưa cung ứng đủ theo đơn đặt hàng của BV, dẫn tới một số thuốc thiết yếu bị thiếu như ceftriaxone, cefazolin, amikacin, vancomycin, clindamycin.
Doanh nghiệp kêu khó
Trong khi thiếu thuốc, vật tư y tế, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối dược phẩm cũng đang đối mặt nhiều khó khăn do những bất cập trong các quy định đấu thầu, biến động của tỷ giá ngoại tệ và thị trường nguyên liệu. Thực tế này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc mua sắm, nhập khẩu, sản xuất và tham gia đấu thầu cung ứng thuốc cho BV.
Bệnh nhân mua thuốc bên ngoài Tại Gia Lai, bác sĩ Phan Văn Chơi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kông Chro, cho biết, BV Đa khoa huyện Kông Chro (thuộc Trung tâm Y tế huyện) thiếu thuốc từ đầu năm 2022, đặc biệt những tháng gần đây thiếu nhiều. Hiện tại, các nhóm thuốc trong kho đã cạn do nguồn thu của BV không đủ chi, không đủ tiền trả nợ cho các công ty cung ứng thuốc nên bị ngừng cung cấp. Theo bác sĩ Phan Văn Chơi, tình hình tài chính của BV hiện gặp khó khăn. Dự toán thu năm 2022 là hơn 4,9 tỷ đồng, dự toán chi hơn 10 tỷ đồng, dự kiến kinh phí thiếu trong năm là hơn 5,1 tỷ đồng. Hiện tại, BV nợ lũy kế thuốc và hóa chất của các công ty cung ứng thuốc là 2,7 tỷ đồng. Tình hình này kéo dài 1 tháng nữa, nếu BV không có tiền trả, thì các công ty không cung ứng thuốc. Người bệnh tới BV mà thuốc men không đầy đủ thì người ta phàn nàn, tạo phản ứng không tốt. Có thời điểm thiếu thuốc thì bệnh nhân ra mua bên ngoài. Tại Đắk Lắk, thời gian qua, nhiều cơ sở y tế, BV trên địa bàn tỉnh cũng rơi vào tình cảnh khó khăn khi thiếu thuốc và vật tư y tế. Bác sĩ Nguyễn Đại Phong, Giám đốc BV Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết, nhiều tháng nay, công tác khám chữa bệnh của BV đang gặp nhiều khó khăn vì không đủ thuốc, vật tư y tế để khám chữa bệnh cho bệnh nhân. “Không đủ các danh mục thuốc để khám, điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải kê đơn để người nhà bệnh nhân tự ra các cơ sở y dược tư nhân, tìm mua thuốc bổ sung đưa vào để phục vụ công tác khám chữa bệnh. Tình trạng này diễn ra ở BV đã nhiều tháng nay”, bác sĩ Phong nói. Bác sĩ Phong cũng cho biết, hiện đơn vị cũng đề nghị Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk sớm tổ chức đấu thầu thuốc, bổ sung các danh mục thuốc đang thiếu của BV để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho các bệnh nhân. Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế là do thiếu nhân lực trong công tác đấu thầu thuốc. Trước đây, sở này có 4 nhân sự chủ chốt có chuyên môn về dược thực hiện công tác đấu thầu. Tuy nhiên, trong số này 1 người bị khởi tố liên quan đến đến vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; 2 người khác đã chính thức nghỉ việc, 1 cán bộ đang nghỉ chế độ thai sản |
Ông Nguyễn Xuân Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Phát Lộc, chia sẻ, nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa thống nhất về đấu thầu thuốc gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục đáp ứng theo yêu cầu của BV, như các điều khoản thực hiện thủ tục thanh quyết toán, yêu cầu về mốc thời gian thanh quyết toán, điều kiện về hạn dùng thuốc, điều kiện về chênh lệch giá thuốc.
Đặc biệt, với việc tỷ giá USD tăng cao gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp vì giá ngoại tệ tăng, đồng nghĩa giá thuốc nhập khẩu tăng, giá nguyên liệu cho sản xuất thuốc cũng tăng dẫn tới giá sản phẩm buộc phải tăng lên. Khi sản phẩm thuốc tăng giá thì doanh nghiệp nhập khẩu phải xin kê khai lại giá thuốc đối với Cục Quản lý dược và quá trình, thủ tục kê khai lại giá thuốc không đơn giản nên tốn nhiều thời gian.
Đại diện một số doanh nghiệp dược khác cũng cho rằng, chính bất cập trong quản lý giá thuốc, xây dựng giá kế hoạch trong đấu thầu khiến giá thuốc bị đóng khung qua nhiều năm. Trong khi đó, tình hình thị trường đang biến động rất lớn về giá nguyên liệu đầu vào, giá các dịch vụ bổ trợ cho sản xuất, vận hành đều đang có chiều hướng tăng cao và lạm phát trên thế giới đang diễn ra, tất cả đặt doanh nghiệp dược trước tình huống vô cùng khó khăn.
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu: Quy định đấu thầu phải rõ ràng, cụ thể Các thông tư của Bộ KH-ĐT cần quy định rõ ràng, cụ thể để các BV có cơ sở đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá trong hồ sơ mời thầu để lựa chọn được hàng hóa chất lượng tốt (hiện đang quy định chung chung, vận dụng đánh giá rất khó khăn nên thường chỉ mua được hàng giá rẻ, chất lượng ở mức không cao). Mặt khác, các tiêu chí, chế tài phải rõ ràng để loại bỏ những nhà thầu không uy tín, trúng thầu nhưng không có đủ hàng để giao hoặc giao hàng chậm, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của BV. - Đại biểu Quốc hội PHẠM KHÁNH PHONG LAN: Để bệnh viện được quyền định đoạt mua sắm Trong nhiều năm qua, việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế… chủ yếu để tìm nguồn thuốc giá rẻ, nhưng thực tế thuốc rẻ nhất chưa hẳn là thuốc tốt nhất. Không những thế, việc đấu thầu còn gây hệ lụy mất rất nhiều thời gian, công sức của BV. Do đó, nên để các BV công lập được quyền định đoạt mua sắm, miễn sao đảm bảo mục tiêu lo được cho bệnh nhân và người bệnh hài lòng, còn chi trả là do bảo hiểm y tế. - Ông LÊ VĂN SƠN, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dược Việt Nam: Chậm cấp số đăng ký thuốc Một trong những khó khăn lớn mà doanh nghiệp dược đang phải đối mặt là sự chậm trễ cấp số đăng ký thuốc của cơ quan quản lý. Theo quy định, thời gian cấp số đăng ký thuốc chậm nhất là 12 tháng nhưng thực tế để có được một số đăng ký mới, không ít doanh nghiệp phải chờ đợi 2-3 năm do lượng hồ sơ xin cấp đăng ký tồn đọng ở Cục Quản lý dược quá lớn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, họ đang gặp nhiều khó khăn bởi quy định về thuốc kiểm soát đặc biệt khi hoạt chất của danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt bao gồm nhiều mặt hàng được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn và các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, lao, nhiễm trùng. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp dược bị ảnh hưởng vì tất cả hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và lưu thông, lưu kho, phân phối thuốc đều phải tuân thủ quy định kiểm soát đặc biệt, làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến giá thành, giảm sự cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập khẩu. - PGS-TS LÊ VĂN TRUYỀN, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc: Cần sửa ngay các quy định bất cập Nguyên nhân của tình trạng thiếu thuốc điều trị là do tâm lý cán bộ BV sợ sai không dám đấu thầu và quy chế đấu thầu còn bất cập nên các bộ, ngành chức năng cần sửa quy chế đấu thầu. Thuốc không thiếu, nhưng nếu Bộ KH-ĐT không sửa quy chế đấu thầu thì sẽ không có thuốc. |