Theo đó, doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu được tạo điều kiện thuận lợi tối đa khi làm thủ tục đề nghị cấp C/O. Đối với các tổ chức cấp C/O ưu đãi, được giảm thiểu thời gian kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, giảm khối lượng và chi phí lưu trữ hồ sơ, chuyển dần từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm.
Bằng các hoạt động tạo ưu đãi trong cấp C/O, đến nay, tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi trong các hiệp định thương mại (FTA) ngày càng cao. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi theo FTA năm 2018 đạt 66,2 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Việt Nam ký FTA. Năm 2018, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 942.371 bộ C/O ưu đãi (bao gồm theo FTA và GSP) với trị giá 50,9 tỷ USD, tăng 35% về trị giá và tăng 25% về số lượng bộ C/O so với năm 2017. Tính đến hết tháng 4-2019, các tổ chức được ủy quyền đã tăng cường cấp C/O ưu đãi, đặc biệt là C/O trong khối CPTPP với 1.872 bộ hồ sơ được cấp, tổng trị giá đạt khoảng 58,38 triệu USD. Những mặt hàng xuất khẩu được cấp C/O bao gồm: giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thực phẩm chế biến, đồ gỗ… đã tạo lợi thế cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi các quốc gia.