Sự bừa bộn trên không gian số (digital clutter) là một kết quả của thời đại số hoá, xảy ra khi người dùng các thiết bị tạo ra tài liệu và tập tin số với tốc độ không thể kiểm soát được như hiện nay.
Người dùng cài đặt nhiều ứng dụng hơn số lượng thực tế mà họ sử dụng, hiếm khi cập nhật chúng và thường không điều chỉnh cài đặt bảo mật/quyền riêng tư của những ứng dụng này đúng cách. Điều này đồng nghĩa với việc rác thải số sẽ được lưu trữ trên các thiết bị hoặc trong đám mây mãi mãi. Tất cả những thứ này tạo nên “sự bừa bộn trên không gian số”.
Bên cạnh đó, việc người dùng bảo trì nội dung thiết bị kém cũng tạo ra sự bừa bộn trên không gian số. Dữ liệu của Kaspersky cho thấy trong 55% người dùng thường xuyên sửa đổi nội dung trên thiết bị của họ và xóa các tài liệu và ứng dụng không sử dụng. Trong 32% trường hợp người dùng thỉnh thoảng sắp xếp đống dữ liệu số của họ và 13% người dùng không xóa bất kỳ tài liệu và ứng dụng nào. Một báo cáo của Kaspersky cho thấy 5 dữ liệu hàng đầu thường được lưu trữ trên các thiết bị là ảnh và video thông thường (90%), ảnh và video về du lịch và email cá nhân (mỗi dữ liệu có tỷ lệ 89%), thông tin địa chỉ/thông tin liên hệ (84%) và tin nhắn cá nhân qua SMS/IM (79%).
Từ sự bừa bộn trên không gian số cũng dẫn đến các sự cố an ninh mạng. Từ các cuộc tấn công ransomware đến rò rỉ dữ liệu làm tổn hại đến dữ liệu công cộng và thông tin tài chính cá nhân.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Kaspersky cho biết: “Tôi cho rằng chúng ta nên bắt đầu từ những việc nhỏ cho đến khi nó trở thành thói quen. Một vài thay đổi đơn giản lúc đầu sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ bản thân và dữ liệu cá nhân”.
Kaspersky cũng gợi ý người dùng nên thực hiện vài mẹo sau để đảm bảo an toàn trên không gian số trong năm mới này: Apple, Google và Microsoft đồng loạt giới thiệu tính năng đăng nhập không cần mật khẩu và người dùng cần ứng dụng nó, tránh xa mạng xã hội độc hại, hạn chế lướt mạng xã hội… và tách biệt cuộc sống cá nhân và công việc trên không gian mạng...