"Đời trìa" trên phá Tam Giang

Phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) được ví là biển cạn hay bảo tàng đa dạng sinh học lớn nhất Đông Nam Á với 1.300 loài tôm cá, thực vật và chim muông. Trong đó, trìa - hay còn gọi là ngao nước lợ - là một loại hải sản ở vùng đầm phá này, cũng là "cần câu cơm" của bao thế hệ ngư dân ở vùng đầm phá này.

dậm-trìa 1.JPG
Cuối tuần, chúng tôi có cơ hội theo chân ông Đặng Văn Chớ (70 tuổi) một ngư dân ở thôn Cư Lạc, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) để ra phá Tam Giang kiểm tra các bẫy tôm cá vừa đặt tối hôm trước
dậm-trìa 2.JPG
Vừa mới cách bờ vài trăm mét, chúng tôi bắt gặp hàng chục chiếc nón lá, mũ tai bèo đang nhấp nhô, dập dềnh theo đợt sóng. Chúng thoắt ẩn thoắt hiện bên cạnh những chiếc đò nhôm cùng những thùng xốp trắng.
dậm-trìa 3.JPG
Sự kỳ lạ đó đã được ông Chớ (chủ thuyền) giải đáp: “Đó là bà con ngư dân đang dậm bắt trìa, tức là bắt con ngao ở vùng nước lợ để kiếm sống”.
dậm-trìa 4.JPG
Tiến lại gần, quả thật, đó là những người ngư dân đang ngâm mình dưới nước, chân liên tục dậm đạp xuống lớp bùn để mò tìm trìa
dậm-trìa 5.JPG
7 giờ sáng là thời điểm bà con bắt đầu chèo thuyền tìm nơi có mực nước ngang ngực rồi mới mò trìa
dậm-trìa 6.JPG
Bà Lê Thị Hòa (63 tuổi) cho biết, 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa là thời điểm thích hợp để dậm mò trìa. Bởi, thời điểm này, mực nước trên phá Tam Giang còn khá nông, ngư dân có thể dễ dàng tìm thấy con trìa mà không bị nước cản trở.
dậm-trìa 7.JPG
Cũng theo bà Hòa, khoảng thời gian sau 12 giờ trưa, nước sẽ dâng lên rất lớn, đó cũng là lúc những ngư dân bắt đầu lên bờ, kết thúc khoảng 5 - 6 tiếng ngâm mình dưới nước
dậm-trìa 8.JPG
Mỗi ngư dân sẽ trang bị một thùng xốp lớn, một vài bao đựng và không thể thiếu một chiếc ghe nhỏ vừa là phương tiện di chuyển ra phá, vừa là chỗ đựng trìa mỗi lần trúng mẻ trìa lớn
dậm-trìa 9.JPG
Đặc biệt, con trìa không di chuyển, chúng nằm yên dưới lớp bùn và người dân sẽ dùng chân dậm đạp, lần mò và gắp lên bằng chân sau đó bỏ vào thùng xốp
dậm-trìa 10.JPG
Cũng tùy vào thời tiết, nhiều lúc ngư dân mò bắt được cả tạ, nhưng cũng có lúc được vài ký
dậm-trìa 11.JPG
Thế nhưng, ở phá Tam Giang rộng lớn này, người dân ngoài việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản thì việc dậm bắt trìa cũng là nghề có thể kiếm ra tiền
dậm-trìa 12.JPG
Dẫu có cực nhọc vô vàn, những ngư dân ở đây vẫn chịu khó ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ, dang nắng suốt nửa ngày trời để lặn lội tìm lấy con trìa
dậm-trìa 13.JPG
“Nghề này nhiều lúc cũng kiếm được đôi ba trăm ngàn, nhưng do ngâm mình dưới nước quá lâu khiến tôi trở nên kiệt sức. Mặc dù làm lâu cũng đã quen, thế nhưng lúc trời trở lạnh, cả người đau nhức, tay chân rã rời và đặc biệt rất dễ bị phong hàn”, bà Hòa, một người dân bắt trìa tâm sự.
dậm-trìa 14.JPG
Bà Hòa với hơi thở đầy vẻ mệt nhọc, có lẽ do vật lộn với dòng nước quá lâu
dậm-trìa 15.JPG
Cũng giống như bà Hòa, những ngư dân ở đây đã thấm mệt sau 9 giờ sáng, ai nấy đều thở hồng hộc, rã rời
dậm-trìa 16.JPG
Họ không tập trung lại với nhau để mò trìa, mỗi người dậm trìa ở mỗi vị trí cách xa nhau
dậm-trìa 17.JPG
Toàn cảnh phá Tam Giang, nơi các ngư dân đang dậm trìa
dậm-trìa 18.JPG
Để có những thùng xốp đầy ắp trìa, bàn tay của họ đã bạc nhợt
dậm-trìa 19.JPG
Thành quả sau 5 tiếng bắt trìa của một ngư dân trên phá Tam Giang
dậm-trìa 20.JPG
Sau khi lên bờ, những giỏ trìa sẽ được các thương lái thu mua tại chỗ, số trìa còn lại sẽ được người dân bán lẻ cho những ai cần
dậm-trìa 21.JPG
1kg trìa được ngư dân bán với từ 3.000 đến 5.000 đồng
dậm-trìa 22.JPG
Trìa là một thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và có mùi vị rất thơm sau khi chế biến, do đó đã có rất nhiều món ngon được nấu bởi loài hải sản này
dậm-trìa 24.JPG
Trìa khi mang về phải ngâm với nước sạch, cắt nhỏ ớt tươi vào chậu để trìa nhả ra những chất bẩn bên trong, ngâm khoảng 5 tiếng là có thể nấu ăn

Tin cùng chuyên mục