Washington đang trông đợi Ấn Độ gia tăng vai trò chủ chốt ở châu Á, tham gia tích cực trong kế hoạch tái thiết Afghanistan cũng như khẳng định sự đồng lòng trong lĩnh vực quân sự và kinh tế.
Vài ngày trước, trong bài phát biểu nêu ra tầm nhìn về đối tác chiến lược giữa Washington và New Delhi, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố Mỹ coi Ấn Độ là một đối tác quan trọng, hai nước cùng có các mục tiêu chung về đảm bảo an ninh, tự do thương mại, tự do hàng hải cũng như chống khủng bố tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hiện hai nước đang đi đầu trong các nỗ lực của khu vực đẩy mạnh cuộc chiến khủng bố. Dự kiến, cuối năm nay, Mỹ và Ấn Độ sẽ tiến hành một cuộc đối thoại mới về vấn đề này.
Vài ngày trước, trong bài phát biểu nêu ra tầm nhìn về đối tác chiến lược giữa Washington và New Delhi, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố Mỹ coi Ấn Độ là một đối tác quan trọng, hai nước cùng có các mục tiêu chung về đảm bảo an ninh, tự do thương mại, tự do hàng hải cũng như chống khủng bố tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hiện hai nước đang đi đầu trong các nỗ lực của khu vực đẩy mạnh cuộc chiến khủng bố. Dự kiến, cuối năm nay, Mỹ và Ấn Độ sẽ tiến hành một cuộc đối thoại mới về vấn đề này.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Getty Imagesetty Images
Không lâu sau khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng, Chính phủ Mỹ đã phát đi thông điệp rằng đã xác định sẽ ưu tiên hợp tác với Ấn Độ nhiều hơn so với Trung Quốc trong thế kỷ tới để thúc đẩy một khu vực châu Á - Thái Bình Dương tự do và rộng mở do các nền dân chủ thịnh vượng dẫn đầu. Mỹ chọn Ấn Độ là đối tác chủ chốt trong khu vực châu Á là có lý do. Một mối quan hệ đối tác gần gũi hơn với một Ấn Độ dân chủ và đang trên đà phát triển kinh tế, cùng chia sẻ nhiều lợi ích tại Đông Á với Mỹ, sẽ là một thành tựu lớn cho chính quyền Washington dưới thời ông Donald Trump. Mỹ cần sự hiện diện mạnh mẽ của Ấn Độ tại khu vực châu Á để kiềm chế Trung Quốc. Washington đã công bố kế hoạch thúc đẩy xây dựng các liên minh khu vực để chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy thương mại tự do và các tuyến đường biển rộng mở.
Trong khuôn khổ chuyến công du thứ 4 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Mỹ hồi cuối tháng 6 vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp thuận thương vụ trị giá 2 tỷ USD bán máy bay trinh sát không người lái Guardian MQ-9B cho Ấn Độ, giúp nước này tăng cường hoạt động giám sát trên Ấn Độ Dương. Đây được xem là động thái hiếm hoi khi tới nay, Mỹ thường chỉ chuyển giao những công nghệ cao như vậy cho các đồng minh hay đối tác quốc phòng gần gũi và có các hoạt động phối hợp cùng lực lượng Mỹ. Kể từ năm 2008 đến nay, Ấn Độ đã ký các thỏa thuận quốc phòng trị giá lên tới 15 tỷ USD với Mỹ. Những kết quả này phần nào phản ánh mối quan hệ Mỹ-Ấn ngày càng chặt chẽ, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, ở khu vực Nam Á, Mỹ vẫn có 2 đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố là Afghanistan và Pakistan. Vì vậy, ông Tillerson buộc phải tìm cách cân bằng các mối quan hệ một cách khôn ngoan trong một khu vực ngày càng trở nên quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong chuyến công du Nam Á của mình, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã đề nghị Pakistan có các bước đi mạnh mẽ hơn nhằm chống lại các phần tử cực đoan cũng như gia tăng sức ép buộc các nhóm phiến quân đối thoại hòa bình với Afghanistan. Đây là một phần trong chiến lược Nam Á vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hồi tháng 8 vừa qua.