Đối ngoại Việt Nam - Sứ mệnh, dấu ấn và khát vọng

Đối ngoại Việt Nam - Sứ mệnh, dấu ấn và khát vọng

xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-1-7219.jpg
xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-stit-1-5157.jpg

Nhìn lại một năm 2023 và xa hơn là chặng đường nửa nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chúng ta càng thấm thía hơn những nhận định, đánh giá chiến lược sâu sắc mà Đảng ta đã đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. “Thế giới trải qua những biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo”. Khi đại dịch Covid-19 qua đi, thế giới vẫn đang gồng mình để khắc phục hệ quả thì “vòng xoáy” của xung đột, mâu thuẫn và cạnh tranh địa - chiến lược đã ập tới. Nổi bật là xung đột Nga - Ukraine kéo dài, xung đột tại Dải Gaza bùng phát khiến tình hình an ninh thế giới bị đe dọa nghiêm trọng. Kinh tế thế giới tiếp tục đối diện với nguy cơ suy thoái, tăng trưởng thấp hơn dự kiến; nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng lạm phát, bất ổn tài chính vẫn hiện hữu. Nguy cơ tiềm ẩn, khó khăn chất chồng trong một thế giới mà sự phân tuyến, phân tách, tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế ngày càng rõ nét và trầm trọng hơn. Sức ép “chọn bên”, đồng thời đảm bảo đời sống cho nhân dân và củng cố vị thế quốc tế đối với các quốc gia ngày càng lớn hơn.

xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-info-9283.jpg

Trong bối cảnh đó, Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn “nước rút” trong thực hiện các mục tiêu của nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, bản lĩnh của Đảng ta, điều hành của Nhà nước và sự chung sức đồng lòng của Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội đạt kết quả tích cực trên nhiều mặt; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Trong đó, đối ngoại Việt Nam thực sự đã ghi được những dấu ấn và kết quả đáng khích lệ. Trong vòng xoáy của bão giông thời cuộc, “Cây tre đối ngoại Việt Nam” vẫn kiên cường trước mọi thử thách, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam” (trích nội dung tại buổi Bác Hồ nói chuyện tại Hội nghị Ngoại giao 1964).

xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-stit-2-3032.jpg

Với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, mặc dù thế giới bất ổn và bất định nhưng Việt Nam đã xử lý đúng đắn các vấn đề đối ngoại, quan hệ với các nước đối tác trên cơ sở kiên định độc lập, tự chủ, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng “chính nghĩa”, là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao.

dong-chi-tap-can-binh-12-12-2023-2567.jpeg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân đến sân bay Nội Bài trưa 12-12-2023, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh: QUANG PHÚC
tbt-ngay-12-12-2023-h-850.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trưa 12-12-2023. Ảnh: QUANG PHÚC

Bức tranh đối ngoại Việt Nam trong năm 2023 mang màu sắc rực rỡ, tươi sáng từ thành công của 45 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược, hầu hết các nước ASEAN, nhiều đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và gần 50 chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam. Trong đó, có những khoảnh khắc đã đi vào lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam hiện đại. Đó là khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng chứng kiến 36 văn bản thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa hai nước, với “nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại” (trích Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc); khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và hai nước ra tuyên bố chung nâng cấp quan hệ đối ngoại lên mức cao nhất - Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Lần đầu tiên, Việt Nam có quan hệ Đối tác Chiến lược trở lên với toàn bộ 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Anh và Pháp), đồng thời là nước duy nhất có quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 cường quốc đang có ảnh hưởng sâu sắc với cục diện quốc tế (Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ). Quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

tbt-chieu-10-9-2023-j-2439.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden chụp ảnh chung trước khi tiến hành hội đàm, chiều 10-9-2023. Ảnh: VIẾT CHUNG

Đối ngoại Việt Nam cũng tích cực, chủ động thúc đẩy đối thoại trong phân định, giải quyết một số vấn đề biên giới, lãnh thổ, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đối ngoại Việt Nam, với cánh tay nối dài là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đã trở thành cầu nối, huy động mọi nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, khoa học - công nghệ, gắn kết chặt chẽ kiều bào với Tổ quốc, đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới.

xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-stit-3-9631.jpg

Bước vào năm mới 2024, có thể khẳng định thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có nhiều bất định, bất ổn, mang lại tâm lý bất an cho nhiều quốc gia. Trong đó, mặt thách thức sẽ có phần nổi trội. Dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục chiều hướng phức tạp, không loại trừ khả năng phát sinh nhiều diễn biến mới. Kinh tế thế giới được nhận định tiếp tục khó khăn, nguy cơ suy thoái vẫn tiềm ẩn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ tiếp tục gay gắt, gây căng thẳng trong quan hệ quốc tế; gia tăng sức ép tập hợp lực lượng, “chọn bên” cho các quốc gia vừa và nhỏ. Xung đột Nga - Ukraine và Dải Gaza có khả năng sẽ kéo dài, tác động đến địa chính trị, địa kinh tế, an ninh năng lượng và chuỗi cung ứng toàn cầu. Các điểm nóng như Bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn an ninh chính trị. Sự phân tuyến, chia rẽ trong quan hệ quốc tế sẽ làm giảm đi các nỗ lực chung trong ứng phó với các thách thức toàn cầu và vấn đề an ninh phi truyền thống sẽ ngày càng gay gắt.

xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-h-1-3157.jpg
Ngày 25-12-2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Hữu nghị Việt - Nhật, hội đàm với đồng chí Shii Kazuo, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản, sang thăm và làm việc tại Việt Nam

Trong bối cảnh đó, việc hoàn thành các mục tiêu giai đoạn 2021-2025 đòi hỏi sự quyết tâm rất cao và nỗ lực lớn. Chặng đường tiếp theo của đất nước nói chung và của đối ngoại Việt Nam nói riêng sẽ còn nhiều khó khăn, gian nan và thử thách. Tuy nhiên, với những thành công của năm 2023, có thể nói chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thủy chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. Đồng thời, đối ngoại luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng căn dặn: “Các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động đối ngoại cần luôn luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là Đất nước, là Nhân dân. Phải tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo, mưu lược”. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi để đối ngoại Việt Nam tiếp tục viết tiếp những “điểm sáng” mới, góp phần quan trọng để đất nước Việt Nam vươn lên vững vàng với tinh thần Rồng vàng của năm Giáp Thìn 2024.

xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-stit-4-sua-3256.jpg
xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-stit-4-1-7304.jpg

Trước những diễn biến chính trị quốc tế nhanh chóng, phức tạp, vượt ra ngoài dự báo thông thường, đối ngoại Việt Nam đã thể hiện rõ sự nhạy bén, dám nghĩ, dám làm với tinh thần chủ động tiến công, vượt ra khỏi khuôn khổ những tư duy cũ để xây dựng vị thế và tâm thế mới của Việt Nam trong ứng xử, xử lý quan hệ với các nước trên cả bình diện song phương và đa phương. Hiếm có quốc gia nào trên toàn cầu nhận được sự quan tâm, coi trọng và được đón tiếp hai nguyên thủ của hai cường quốc hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ tới thăm trong vòng 3 tháng. Đối ngoại Việt Nam, với sự sâu sắc trong cách nhìn, hiểu và nắm chắc tình hình, đặc trưng của từng đối tác, đã có những dự báo, đánh giá chuẩn xác, không để bị động trong mọi tình huống từ vấn đề an ninh truyền thống (sự bùng phát của các cuộc xung đột) tới vấn đề an ninh phi truyền thống (ứng phó với dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng…). Đặc biệt, đối với các vấn đề thuộc lợi ích cốt lõi, mang tầm chiến lược, chúng ta cũng đã thể hiện tiếng nói mạnh mẽ, lập trường kiên định, mạnh dạn sáng kiến, sáng tạo, thận trọng trong triển khai, chân thành trong hợp tác. Số phiếu bầu cho Việt Nam đảm nhiệm nhiều vị trí, trọng trách quốc tế quan trọng, nhất là trong ASEAN, Liên hợp quốc, đã là minh chứng cho thấy sự công nhận, tình cảm của cộng đồng, bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam.

ctqh-sang-13-12-2023-b-4666.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, sáng 13-12-2023. Ảnh: VIẾT CHUNG
xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-stit-4-2-8488.jpg

Tiên phong trong khai thông, mở đường đưa quan hệ hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đi vào chiều sâu, mở rộng các thị trường, lĩnh vực hợp tác mới. Trong năm 2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia đối tác quan trọng như Hoa Kỳ, Nhật Bản; với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Tonga (tháng 9-2023), Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tổng cộng 193 quốc gia trên thế giới; là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...

img-1702387000369-1702387135386-01-4639.jpg
Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (bên phải) đón Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chiều 12-12-2023. Ảnh: VIẾT CHUNG
xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-stit-4-3-8056.jpg

Sức mạnh của đối ngoại Việt Nam bắt nguồn từ sự thống nhất trong triển khai đường lối trên tất cả các trụ cột (đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, ngoại giao nghị viện, đối ngoại nhân dân), trên cả bình diện song phương và đa phương, cũng như trải đều khắp các trụ cột chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng…

img-1694348376270-1694348438364-01-3364.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chiều ngày 10-9-2023. Ảnh: VIẾT CHUNG
xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-stit-4-4-7309.jpg

Năm 2023, đối ngoại Việt Nam thể hiện rõ sự đổi mới trong phương thức truyền tải thông điệp. Hình ảnh nguyên thủ các nước trải nghiệm văn hóa, tham quan di sản và hòa mình vào hoạt động thường nhật hàng ngày của người dân Việt Nam (đi bộ, đạp xe, thưởng thức cà phê phố...), đã góp phần truyền đi thông điệp về một Việt Nam thanh bình, an toàn, hiếu khách đến cộng đồng quốc tế. Trong thời kỳ kỷ nguyên số hiện nay, đối ngoại Việt Nam cũng bắt nhịp và ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ. Hiện nay, gần 50 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã thiết lập các tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến, ứng dụng nhắn tin đa phương tiện, thông tin, hình ảnh về đất nước, về đối ngoại Việt Nam được triển khai đồng bộ hóa trên các nền tảng mạng xã hội.

xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-h-2-5429.jpg
Du khách nước ngoài thăm Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Ảnh: QUANG PHÚC
thu-tuong-hn-3252.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và phu nhân dạo phố Hà Nội. Ảnh: QUANG PHÚC
xuan-8-9-su-menh-dau-an-va-khat-vong-stit-4-5-4691.jpg

Đối ngoại Việt Nam mang bản sắc rất độc đáo, riêng biệt, là sự kết tinh của những truyền thống lịch sử: Đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hòa hiếu, trọng lẽ phải, công lý và chính nghĩa, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường bạo!”, của phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” đã được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tờ India Times đã nhận định việc chính sách ngoại giao với cây tre thể hiện một cách hoàn hảo chiến lược của Việt Nam và đây là một trong những bài học mà các nước nhỏ, tầm trung, có thể áp dụng để ứng phó với những diễn biến phức tạp của chính trị toàn cầu.

ctn-chieu-11-9-2023-d-4576.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Joe Biden trao đổi tại buổi tiếp hôm 11-9-2023. Ảnh: QUANG PHÚC
thu-tuong-9499.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Mỹ Joe Biden sáng 11-9-2023. Ảnh: QUANG PHÚC

PGS-TS LÊ HẢI BÌNH - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại Trung ương

Tin cùng chuyên mục