Đội lân trong xóm và hộp bánh trung thu của ông nội

Hơn hai mươi năm trước, ở thị xã ven biển Nam Trung bộ quê tôi, vào tháng 8 âm lịch là khắp các hẻm nhỏ, đường lớn rộn ràng trống lân. Chẳng hiểu từ đâu mà dân quê tôi thích xem múa lân đến vậy. Các ngôi chùa lớn hoặc các võ đường đều có đội lân riêng với trang bị không thua gì những đội lân sư rồng chuyên nghiệp của người Hoa ở Chợ Lớn bấy giờ.

Những đội lân này có khách hàng riêng là những hiệu buôn, tiệm vàng bao quanh chợ trung tâm thị xã. Nhà nào rước được đội lân càng lớn chứng tỏ gia thế cũng to như vậy. Mỗi đêm, khi những đoàn lân này biểu diễn thì các tuyến đường gần như kẹt cứng người và xe máy. Những năm đó, ô tô còn quá hiếm, chỉ xe máy và người mà đã tạo ra cảnh nhộn nhịp, phồn vinh, đông đúc hiếm hoi ở cái đô thị tỉnh lẻ này.

Trong xóm nhỏ bọn tôi cũng có đội lân khu phố của riêng mình. Con lân được tạo tác hoàn toàn thủ công từ tre và giấy, do chính tay bọn nhóc trong xóm làm ra. Đội lân cũng được phân công vai trò từng thành viên, những ai múa chính phần đầu lân, những ai múa phụ giũ đuôi lân làm bằng cái mền con công mượn tạm của nhà. Khó tìm nhất là chiếc trống da bò, vì mua thì đám nhóc không có tiền, còn mượn của đình làng thì ông từ giữ đình sợ bị thủng trống nên không cho. Không trống thì lén lấy cái thùng thiếc gánh nước tạo ra nhịp cho con lân múa theo. Sáng hôm sau, thế nào cũng có tiếng của một bà trong xóm quát con mình vì cái thùng gánh nước bất ngờ qua đêm bị thủng.

CN4d.jpg
Chọn mua đèn rước đêm Trung thu. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Giờ thì vật chất ê hề, lũ trẻ con muốn con lân lớn nhỏ kiểu gì cũng có. Lồng đèn muôn màu, muôn vẻ bày bán khắp nơi. Nhưng hình như cái gì nhiều quá thì người ta không còn quý nữa; hiện đại quá với những điện thoại thông minh, mạng xã hội thì người ta ít gắn kết hơn chăng? Người lớn cầm điện thoại xài theo kiểu người lớn, trẻ con chơi điện thoại theo kiểu trẻ con, nhiều khi cả gia đình sum vầy bên nhau nhưng không gian thinh lặng như chưa từng hiện diện tình thân trong một mái nhà. Chưa kể đến xóm làng, khó mà tìm thấy cảnh lũ trẻ con cả xóm tranh thủ đi học về cùng nhau tạo tác con lân để vui chơi trọn một mùa trăng!

Mấy nay đi đâu cũng nghe nói về Trung thu - tết đoàn viên, những gian hàng bán bánh Trung thu cũng nói tết đoàn viên, với đủ loại bánh tha hồ chọn mua mang theo làm quà. Nhưng giờ đâu ai làm cái việc chở củi về rừng, khi mà cái thị xã nhỏ bé lúc xưa nay đã lên thành phố cấp tỉnh, khắp các con đường đều có bán bánh Trung thu như các thành phố lớn. Chợt nhớ năm nào, ông nội tôi được người quen ở TPHCM về biếu hộp bánh Trung thu để uống trà thưởng trăng tháng tám. Ông để dành hộp bánh cẩn thận vào tủ có khóa, đợi đám cháu ở xa về chia nhau. Những tiếng trống lân nhạt dần rồi im hẳn. Vầng trăng thu tròn rồi lại khuyết. Chỉ riêng hộp bánh vẫn còn.

Nhớ tiếng trống lân từ cái thùng thiếc gánh nước, nhớ hộp bánh Trung thu ông nội để dành chờ đám cháu, lòng người hằn vết thời gian không khỏi bùi ngùi.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Trên đỉnh đổi thay

Trên đỉnh đổi thay

Triển lãm ảnh Trên đỉnh đổi thay của nhiếp ảnh gia Bạch Nam Hải (Danny Bach) do Không gian nghệ thuật Hoa Ta Gallery tổ chức tại Vin Gallery (số 35/8 đường Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, TPHCM), diễn ra từ nay đến ngày 28-4.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Có những khoảnh khắc buộc người ta phải ghi nhận lại, đó là công việc của một phóng viên ảnh nơi chiến trường. Từ năm tháng đi cùng lịch sử ấy, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Minh Lộc đã giữ cho mình ngọn lửa nhiệt thành với công việc, ghi dấu tháng ngày tự hào của đất nước và trở về chia sẻ những dung dị đời thường qua từng góc ảnh kể chuyện vẻ đẹp non sông, sau ngày đất nước thống nhất.

Thanh minh trong tiết tháng 3

Thanh minh trong tiết tháng 3

“Ngày 4-4-2025 là ngày Tết Thanh minh, còn chỉ mấy ngày nữa thôi là đến rồi…”, An lẩm bẩm, rồi đếm từng đốt ngón tay để kiểm tra số ngày. An tự nhắc mình ngày về tảo mộ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Chợ thiệp

Chợ thiệp

Những ngày này, khi đi ngang khu vực Nhà thờ Đức Bà, không khí vẫn sôi động, du khách vẫn đông đảo nhưng lại thiếu đi một chút hương vị xưa.

Giữ gìn bản sắc trong du lịch

Giữ gìn bản sắc trong du lịch

Đàn tuần lộc vây quanh Raisa Kitti ngay khi cô bước vào bãi cỏ, chúng thò chiếc mũi to, mềm mại vào chiếc xe trượt tuyết đầy thức ăn mà cô đang kéo. Chúng chạy theo sau cô khi cô rải những viên rêu xanh tươi theo một đường xoắn ốc. "Đây là socola của chúng", Kitti nói.

Nhạc Việt ra thế giới: Tiêu chuẩn và thách thức mới

Nhạc Việt ra thế giới: Tiêu chuẩn và thách thức mới

Mang nhạc Việt ra thế giới đang là nỗ lực của các nghệ sĩ trẻ với nhiều dự án lớn, mang tính thương hiệu và lan tỏa những giá trị đậm bản sắc dân tộc. Dù hành trình còn dài, lắm chông gai nhưng với những điểm nhấn trong thời gian qua, khán giả trong nước có thể kỳ vọng về một vị thế nhất định của âm nhạc Việt Nam trong thời đại số.

Xây dựng Nghị định khuyến khích phát triển văn học. Ảnh: HUẤN TRẦN

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

Giới thiệu ấn phẩm "Hà Giang - Miền đá nở hoa"

Giới thiệu ấn phẩm "Hà Giang - Miền đá nở hoa"

Sáng 4-4, tại Đường sách TPHCM, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chương trình giao lưu giới thiệu ấn phẩm Hà Giang - Miền đá nở hoa. Ấn phẩm nằm trong series Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận, mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về văn hóa, cảnh sắc và con người ở mỗi địa phương trên cả nước.

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Sự bùng nổ của các cuộc “bóc phốt”, công khai đời tư... khiến mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành một “chiến trường” - khi ai cũng tự cho mình có quyền và có thể dễ dàng lên tiếng chỉ trích người khác. Điều này phản ánh một lỗ hổng văn hóa mạng nghiêm trọng.

Các đại biểu tham quan Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5. Ảnh: MINH DIỄM

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng.

Cuốn sách do tập thể tác giả công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II biên soạn

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Góc nhìn từ lịch sử

Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi đất nước hoàn toàn thống nhất sau một thời gian dài kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Dịp này, NXB Chính trị quốc gia Sự thật tiếp tục tái bản cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn" và "Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng".

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Ngày 3-4 (mùng 6-3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.