Nhà thơ - Đại tá Vương Trọng trong một bài viết về nhà văn Châu La Việt có viết: “Các nhà văn quân đội là những người có nhiều tác phẩm viết về chiến tranh và người lính, bởi trong chiến tranh hầu như chỉ có đề tài này. Khi hòa bình lập lại, nhiều vấn đề của xã hội, cuộc sống nảy sinh, các nhà văn quân đội cũng mở rộng đề tài “dân sự”, và với một số nhà văn, thành tựu văn học của họ được bạn đọc đánh giá khá cao ở mảng đề tài mới mẻ này. Tuy nhiên, có một nhà văn chỉ viết về đề tài người lính và chiến tranh, ngay cả sau 40 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng. Đó là nhà văn Châu La Việt”.
Theo bước chân văn học của Châu La Việt những năm qua, thấy năm nào anh cũng có tác phẩm mới và tất cả đều viết về người lính. Đó là tập truyện ngắn Những tầng cây săng lẻ, tiểu thuyết Chim vẫn hót lảnh lót cánh rừng (Giải thưởng Bộ Quốc phòng 2009 - 2014), tập kịch Một buổi sáng nhiều chim, tập truyện ngắn Binh trạm phía tây, tập ký sự Theo gió trăng ngàn và mới đây nhất là tiểu thuyết Triền dâu xanh ngát do NXB Quân đội phát hành năm 2017.
Nhân vật xuyên suốt tiểu thuyết là một người con gái quê hương Quảng Nam, 15 tuổi theo cách mạng, 17 tuổi kết nạp Đảng và bắt đầu cầm súng chiến đấu cho quê hương. Tập kết ra Bắc, chị chỉ có một ước nguyện trở về quê hương chiến đấu. Nhưng do yêu cầu của cấp trên, chị phải chuyển sang hoạt động dân sự, đóng góp xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm hậu phương lớn cho miền Nam. Quá trình phấn đấu, chị trở thành một giám đốc xuất sắc của nhà máy, đồng thời là một Đại đội trưởng Pháo 37 ly chiến đấu đầy quả cảm trong những ngày B52 đánh phá Hà Nội. Trong đời sống tình cảm, chị yêu và kết hôn với một người chiến sĩ từng trui rèn qua Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ và nhiều mặt trận nóng bỏng, anh đã hy sinh tại mặt trận Khe Sanh. Chị nuốt nước mắt vào lòng, thờ chồng, nuôi ba đứa con trưởng thành…
Có thể nói Triền dâu xanh ngát là bài ca hào hùng về những người phụ nữ cầm súng và cũng là bài ca nhân ái về những người vợ liệt sĩ. Văn của Châu La Việt luôn trau chuốt, giàu chất thơ, nhưng cũng có nhiều trang viết đầy khốc liệt miêu tả về chiến tranh, tạo ấn tượng với bạn đọc.
Theo bước chân văn học của Châu La Việt những năm qua, thấy năm nào anh cũng có tác phẩm mới và tất cả đều viết về người lính. Đó là tập truyện ngắn Những tầng cây săng lẻ, tiểu thuyết Chim vẫn hót lảnh lót cánh rừng (Giải thưởng Bộ Quốc phòng 2009 - 2014), tập kịch Một buổi sáng nhiều chim, tập truyện ngắn Binh trạm phía tây, tập ký sự Theo gió trăng ngàn và mới đây nhất là tiểu thuyết Triền dâu xanh ngát do NXB Quân đội phát hành năm 2017.
Nhân vật xuyên suốt tiểu thuyết là một người con gái quê hương Quảng Nam, 15 tuổi theo cách mạng, 17 tuổi kết nạp Đảng và bắt đầu cầm súng chiến đấu cho quê hương. Tập kết ra Bắc, chị chỉ có một ước nguyện trở về quê hương chiến đấu. Nhưng do yêu cầu của cấp trên, chị phải chuyển sang hoạt động dân sự, đóng góp xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm hậu phương lớn cho miền Nam. Quá trình phấn đấu, chị trở thành một giám đốc xuất sắc của nhà máy, đồng thời là một Đại đội trưởng Pháo 37 ly chiến đấu đầy quả cảm trong những ngày B52 đánh phá Hà Nội. Trong đời sống tình cảm, chị yêu và kết hôn với một người chiến sĩ từng trui rèn qua Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ và nhiều mặt trận nóng bỏng, anh đã hy sinh tại mặt trận Khe Sanh. Chị nuốt nước mắt vào lòng, thờ chồng, nuôi ba đứa con trưởng thành…
Có thể nói Triền dâu xanh ngát là bài ca hào hùng về những người phụ nữ cầm súng và cũng là bài ca nhân ái về những người vợ liệt sĩ. Văn của Châu La Việt luôn trau chuốt, giàu chất thơ, nhưng cũng có nhiều trang viết đầy khốc liệt miêu tả về chiến tranh, tạo ấn tượng với bạn đọc.