Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) bắt đầu manh nha tại Quảng Ninh từ những năm 2013, thừa hưởng thành quả, kinh nghiệm từ chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản.
Từ những kết quả đạt được ban đầu, đến năm 2018, Chính phủ phê duyệt, triển khai đồng loạt chương trình trong phạm vi cả nước. Đến nay, cả nước có khoảng 5.000 sản phẩm OCOP, góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, hoàn thành mục tiêu chung của quốc gia trong xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.
Ở miền Trung, sau 3 năm triển khai chương trình, các địa phương cũng gặt hái được nhiều kết quả tích cực, xây dựng hàng trăm OCOP gắn với bản sắc văn hóa, truyền thống đặc trưng của mỗi vùng. Dọc dài “khúc ruột” đất nước, từ Thanh Hóa đến Nam Trung bộ, bản đồ OCOP mang thương hiệu của biển đất gió cát, biển giã mặn mòi đang từng bước hoàn thiện với hàng trăm sản phẩm độc đáo, đạt hiệu quả kinh tế rất cao…
Tất bật chăm bón vườn dược liệu cà gai leo, OCOP 4 sao của nông dân An Xuân. (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Ảnh: NGUYỄN HOÀNG Nông dân huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh thắng lớn vụ Bưởi Phúc Trạch, OCOP 3 sao.
Ảnh: DƯƠNG QUANG Nước mắm truyền thống Nam Ô, OCOP 4 sao của làng biển Nam Ô
(TP Đà Nẵng) lên men tự nhiên trong những lu đất nung hàng trăm năm tuổi. Ảnh: XUÂN QUỲNH OCOP tỏi đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) được người dân biên viễn chăm bón, lưu giữ phương thức canh tác trên đảo địa chất núi lửa hàng triệu năm cho giá trị kinh tế cao.
Ảnh: HOÀNG LINH Đóng gói OCOP 5 sao cá ngừ đại dương do ngư dân Bình Định đánh bắt, xuất qua Nhật Bản. Ảnh: XUÂN HUYÊN Đèn lồng Hội An, OCOP độc đáo làm nên thương hiệu du lịch TP Hội An,
tỉnh Quảng Nam. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG Khu du lịch Mộc Miên Rocky Garden do HTX Nông nghiệp, du lịch cộng đồng An Mỹ (huyện Tuy An) quản lý sắp trở thành OCOP 4 sao về du lịch cộng đồng đầu tiên tỉnh Phú Yên. Ảnh: HOÀNG NGUYÊN NGỌC OAI giới thiệu