Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế

Thanh trà mệnh danh là “nữ hoàng” các loại cây ăn trái tại cố đô Huế có từ bao giờ, đến người lớn tuổi nhất phường Thủy Biều, TP Huế không nhớ rõ. Nhưng chuyện Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725, vị Chúa Nguyễn đời thứ 6) ăn hết trái Thanh trà ngay giữa làng Lương Quán nay thuộc phường Thủy Biều, thì vẫn lưu truyền.


 

Sáng 31-8, UBND phường Thủy Biều, TP. Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc lễ hội Thanh trà Huế chủ đề “Thanh trà – Hương vị xứ Huế” diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 30-8 đến 2-9).

Lễ hội với nhiều hoạt động nhằm quảng bá, mở rộng thị trường phân phối sản phẩm quả Thanh trà đến nhiều địa phương trong cả nước. 

 Video Tái hiện nghi lễ Thanh trà tiến vua
Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 1
 
Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 2 Người dân bày bán thanh trà tại lễ hội.

Điểm mới và tạo dấu ấn trong lễ hội năm nay đó chương trình "Thanh trà tiến vua" được Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phối hợp với UBND phường Thủy Biều tổ chức rước Thanh trà từ hai đình làng Lương Quán và Nguyệt Biều bằng đường sông để vào Đại Nội Huế vào sáng 31-8.

Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 3
 
Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 4 Rước thanh trà từ đình làng vào cung vua Nguyễn

Thanh trà mệnh danh là “nữ hoàng” các loại cây ăn trái tại cố đô Huế có từ bao giờ, đến người lớn tuổi nhất phường Thủy Biều, TP Huế không nhớ rõ. Nhưng chuyện Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725, vị Chúa Nguyễn đời thứ 6) ăn hết trái Thanh trà ngay giữa làng Lương Quán nay thuộc phường Thủy Biều, thì vẫn lưu truyền.

Chuyện kể rằng, một lần du ngoạn sông Hương bằng thuyền thấy non nước hữu tình, có hoa thơm trái ngọt, Chúa Nguyễn Phúc Chu ghé thăm làng Lương Quán. Dân làng ngắt trái Thanh trà làm lễ vật dâng chúa thưởng thức. Vừa ăn xong, chúa tấm tắc khen ngon và lệnh cho dân làng mở rộng trồng thêm. Từ đó, cứ vào giữa tháng 7 âm lịch hàng năm, trái Thanh trà chín rộ, dân làng Lương Quán lại chọn ra những quả ngon nhất mang vào kinh thành tiến vua chúa để được ban thưởng. Thanh trà trở thành nông sản tiến vua từ thời Chúa Nguyễn. Nhiều người cho rằng, Thanh trà là giống bưởi đất Bắc, khi đến Huế nhờ vào chất đất, nước sông Hương và thời tiết đan xen giữa hạn hán, bão lũ và mưa dầm đã tạo nên vị ngọt thanh không lẫn vào đâu.

Thanh trà thường nặng trên dưới 1kg, hình quả lê, vỏ màu vàng nắng. Người sành ăn dùng dao sắc gọt lớp vỏ phần cuống, dùng tay lột từng lớp vỏ tách lấy phần ruột để thưởng thức mùi thơm hạt tinh dầu bắn ra từ vỏ.

Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 5
 
Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 6
 
Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 7  Rước Thanh trà từ đường làng Lương Quán và Nguyệt Biều rồi bằng đường sông                                                         vào cung vua.

Trái Thanh trà đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm với tên gọi “Thanh trà Huế” từ năm 2007.

Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 8 Nụ cười người làm vườn ở Thủy Biều được mùa Thanh trà.

Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Biều cho biết, nếu so với các loại cây ăn trái khác thì thanh trà cho giá trị kinh tế cao gấp 5-7 lần. Hiện một ha Thanh trà cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng nên nhiều hộ dân đang đầu tư vốn chuyển dần diện tích đất trồng các cây lâu năm sang trồng Thanh trà. Dù diện tích phát triển song Thanh trà Thủy Biều không lo về đầu ra do Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy Biều đã hợp đồng với các siêu thị, đại lý ở các tỉnh cung cấp số lượng lớn.

Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 10
 
Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 11
 
Độc đáo lễ hội Thanh trà – hương vị xứ Huế ảnh 12 Dâng tiến Thanh trà vào Đại nội Huế

Tin cùng chuyên mục