Lễ hội của người dân
Từ những ngày giáp tết, cư dân thị trấn Tầm Vu và các xã lận cận đã tất bật chuẩn bị cho Lễ hội Làm Chay. Theo lệ, vào đầu tháng Chạp hàng năm, ban quản trị đình Tân Xuân (địa điểm chính diễn ra lễ hội) tổ chức họp bàn triển khai, phân công công việc cụ thể để chuẩn bị cho lễ hội. Phần tổ chức và kinh phí đều do người dân tự nguyện đóng góp, các cơ quan, ban ngành tham gia lễ hội trên cơ sở hỗ trợ an ninh và phần hội. Dạo một vòng quanh thị trấn Tầm Vu những ngày này, sẽ bắt gặp hình ảnh những cụ già chỉ đạo các thanh niên dựng giàn thầy, đài liệt sĩ, trang trí phía trước đình Tân Xuân, các phật tử tề tựu về các chùa, người lớn chuẩn bị lễ vật cúng tế, trẻ em tập dượt múa lân, thanh niên bàn nhau hóa trang, đánh động.
Lễ hội Làm Chay diễn ra trong suốt 2 ngày 15, 16 tháng Giêng hàng năm, bắt đầu bằng nghi thức rước Ông Tiêu. Ông Tiêu chính là Tiêu diện đại sĩ, trong truyền thuyết Phật giáo, ông là hóa thân của Quan Thế âm Bồ tát, đại diện cho chính trực với hình tượng dữ tợn, trừng phạt kẻ ác. Đoàn rước gồm các thành viên của ban khánh tiết đến Linh Phước Tự làm lễ thỉnh ông Tiêu lên kiệu đưa về chùa Ông. Tiếp đến, đoàn rước từ đình Tân Xuân đến chùa Linh Phước thỉnh Phật, thỉnh kinh, thỉnh thầy rước tượng Phật Thích Ca và hai Bồ tát là Anan và Ca Diếp bằng gỗ thiếp vàng, đặt ở bàn thờ trung ương ở đình chánh. Sau lễ rước là các nghi thức: Khai kinh tụng cầu an do các nhà sư Phật giáo phụ trách, nghi thức cúng tế liệt sĩ do bổn đạo Cao Đài đảm nhiệm, nghi thức Đề phan liệt sĩ do sư cả chủ trì, sau tụng kinh sẽ treo lá phan có nội dung ca tụng công ơn của các liệt sĩ. Buổi tối là các hoạt động diễu hành xe hoa vòng quanh thị trấn Tầm Vu, là chương trình đờn ca tài tử kéo dài đến nửa đêm.
Ngày 16 được trẻ em mong đợi nhất. Các trò chơi dân gian như đập heo đất, leo cột mỡ, bắt vịt, kéo co, nhảy bao bố được phục dựng, bên cạnh đó là các hội thi múa lân, hát cải lương, thi mâm cỗ đẹp, được tổ chức luân phiên theo từng năm. Sau khi các trò chơi dân gian kết thúc, ban tổ chức tiến hành thỉnh mâm cỗ cùng bánh kẹo đồ cúng, phát cho trẻ em và khách thập phương như phát lộc. Tại đình Tân Xuân, hoạt động phát quà cho người nghèo cũng được ban tổ chức duy trì hàng năm trong dịp lễ…
Hoạt động có sự tham gia đông đảo của người dân nhất là Thỉnh kinh - Đánh động - Thỉnh thầy. Đoàn thỉnh kinh gồm các sư thầy và người dân hóa trang thành Tam Tạng, Tề Thiên, Bát Giới, Sa Tăng tập trung trước giàn ông Tiêu nghe chiếu. Sau đó, thầy trò Đường Tăng lên xe hoa đến các động đã được chuẩn bị trước để tiêu diệt yêu quái. Mỗi động là đại diện cho một xã lận cận của thị trấn Tầm Vu, do thanh niên trong xã tự dàn dựng, hóa trang. Đoàn thỉnh kinh sau khi “phá hết các động” sẽ vào chùa lạy Phật, thỉnh kinh, thỉnh thầy rồi trở về trước giàn ông Tiêu.
Ở đường sông, ghe đăng có bàn thờ đặt bài vị, mâm cúng, cỗ bánh và nhang đèn. Trên ghe có 2 người sắm vai Quỷ dạ xoa, Ông Địa, 2 trẻ em làm Kim Đồng, Ngọc Nữ. Ghe đi dọc sông Tầm Vu rồi ra sông thả gáo dừa làm đèn, hoàn tất nghi thức phóng đăng.
Đúng 12 giờ đêm ngày 16, nghi thức xô giàn - đưa khách bắt đầu. Tất cả lễ vật trên giàn được rải xuống và phân phát hết cho trẻ em, sau đó thực hiện lễ đốt hình ông Tiêu. Việc đưa khách (vong linh) được thực hiện bằng tàu làm bằng giấy, khung tre, trên tàu bày đồ cúng, tàu được thả trôi xuôi dòng sông Tầm Vu sau một hồi trống tiễn. Tất cả đồ cúng được dọn ra đãi khách. Lễ hội Làm Chay đến đây là kết thúc.
Không mong cầu phúc lộc riêng
Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, trước năm 1945, lễ hội được tổ chức đơn giản, người dân lập đàn cúng ở nhà lồng chợ Tầm Vu. Sau năm 1945, lễ hội có thêm phần hát bội. Từ năm 1980, lễ hội được chuyển vào đình Tân Xuân. Theo dòng chảy thời gian, không gian lễ hội ngày nay kéo dài từ đình Tân Xuân, chùa Ông, chùa Linh Phước, thánh thất Phương Quế Ngọc Đài, sông Tầm Vu… Phần hội được điều chỉnh, riêng phần lễ vẫn giữ nguyên các nghi thức cúng bái.
Nguồn gốc của Lễ hội Làm Chay gắn liền với hai câu chuyện khác nhau. Một là câu chuyện dân gian được người đời truyền miệng rằng, chợ Tầm Vu khi xưa thường xuyên có đông người, nhất là trẻ con ra chơi. Nhưng vào một buổi trưa chánh ngọ, nhà lồng chợ đổ sập, may mắn không có đứa trẻ nào nên không xảy ra thiệt hại về người. Vì sự ngẫu nhiên thần kỳ ấy, khiến dân làng tổ chức lễ hội. Câu chuyện thứ hai xuất phát từ lịch sử của vùng đất. Sau khi thực dân Pháp chiếm Tầm Vu, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổi lên. Pháp ra lệnh “Dẹp chợ gom dân xử tử”, các nghĩa quân lần lượt bị giết. Trước cái chết hiên ngang của hai anh em Đỗ Tường Tự và Đỗ Tường Phong là hai nghĩa sĩ trung kiên của phong trào kháng Pháp, để tỏ lòng tôn kính, người dân Tầm Vu ngày ấy phao tin “Loạn cô hồn dậy dẹp chợ” cố ý bày ra duyên cớ đó để làm lễ cúng tế cô hồn, thực chất là cầu siêu cho các chiến sĩ nhằm tránh sự đàn áp của của kẻ thù.
Từ những ngày giáp tết, cư dân thị trấn Tầm Vu và các xã lận cận đã tất bật chuẩn bị cho Lễ hội Làm Chay. Theo lệ, vào đầu tháng Chạp hàng năm, ban quản trị đình Tân Xuân (địa điểm chính diễn ra lễ hội) tổ chức họp bàn triển khai, phân công công việc cụ thể để chuẩn bị cho lễ hội. Phần tổ chức và kinh phí đều do người dân tự nguyện đóng góp, các cơ quan, ban ngành tham gia lễ hội trên cơ sở hỗ trợ an ninh và phần hội. Dạo một vòng quanh thị trấn Tầm Vu những ngày này, sẽ bắt gặp hình ảnh những cụ già chỉ đạo các thanh niên dựng giàn thầy, đài liệt sĩ, trang trí phía trước đình Tân Xuân, các phật tử tề tựu về các chùa, người lớn chuẩn bị lễ vật cúng tế, trẻ em tập dượt múa lân, thanh niên bàn nhau hóa trang, đánh động.
Lễ hội Làm Chay diễn ra trong suốt 2 ngày 15, 16 tháng Giêng hàng năm, bắt đầu bằng nghi thức rước Ông Tiêu. Ông Tiêu chính là Tiêu diện đại sĩ, trong truyền thuyết Phật giáo, ông là hóa thân của Quan Thế âm Bồ tát, đại diện cho chính trực với hình tượng dữ tợn, trừng phạt kẻ ác. Đoàn rước gồm các thành viên của ban khánh tiết đến Linh Phước Tự làm lễ thỉnh ông Tiêu lên kiệu đưa về chùa Ông. Tiếp đến, đoàn rước từ đình Tân Xuân đến chùa Linh Phước thỉnh Phật, thỉnh kinh, thỉnh thầy rước tượng Phật Thích Ca và hai Bồ tát là Anan và Ca Diếp bằng gỗ thiếp vàng, đặt ở bàn thờ trung ương ở đình chánh. Sau lễ rước là các nghi thức: Khai kinh tụng cầu an do các nhà sư Phật giáo phụ trách, nghi thức cúng tế liệt sĩ do bổn đạo Cao Đài đảm nhiệm, nghi thức Đề phan liệt sĩ do sư cả chủ trì, sau tụng kinh sẽ treo lá phan có nội dung ca tụng công ơn của các liệt sĩ. Buổi tối là các hoạt động diễu hành xe hoa vòng quanh thị trấn Tầm Vu, là chương trình đờn ca tài tử kéo dài đến nửa đêm.
Ngày 16 được trẻ em mong đợi nhất. Các trò chơi dân gian như đập heo đất, leo cột mỡ, bắt vịt, kéo co, nhảy bao bố được phục dựng, bên cạnh đó là các hội thi múa lân, hát cải lương, thi mâm cỗ đẹp, được tổ chức luân phiên theo từng năm. Sau khi các trò chơi dân gian kết thúc, ban tổ chức tiến hành thỉnh mâm cỗ cùng bánh kẹo đồ cúng, phát cho trẻ em và khách thập phương như phát lộc. Tại đình Tân Xuân, hoạt động phát quà cho người nghèo cũng được ban tổ chức duy trì hàng năm trong dịp lễ…
Hoạt động có sự tham gia đông đảo của người dân nhất là Thỉnh kinh - Đánh động - Thỉnh thầy. Đoàn thỉnh kinh gồm các sư thầy và người dân hóa trang thành Tam Tạng, Tề Thiên, Bát Giới, Sa Tăng tập trung trước giàn ông Tiêu nghe chiếu. Sau đó, thầy trò Đường Tăng lên xe hoa đến các động đã được chuẩn bị trước để tiêu diệt yêu quái. Mỗi động là đại diện cho một xã lận cận của thị trấn Tầm Vu, do thanh niên trong xã tự dàn dựng, hóa trang. Đoàn thỉnh kinh sau khi “phá hết các động” sẽ vào chùa lạy Phật, thỉnh kinh, thỉnh thầy rồi trở về trước giàn ông Tiêu.
Ở đường sông, ghe đăng có bàn thờ đặt bài vị, mâm cúng, cỗ bánh và nhang đèn. Trên ghe có 2 người sắm vai Quỷ dạ xoa, Ông Địa, 2 trẻ em làm Kim Đồng, Ngọc Nữ. Ghe đi dọc sông Tầm Vu rồi ra sông thả gáo dừa làm đèn, hoàn tất nghi thức phóng đăng.
Đúng 12 giờ đêm ngày 16, nghi thức xô giàn - đưa khách bắt đầu. Tất cả lễ vật trên giàn được rải xuống và phân phát hết cho trẻ em, sau đó thực hiện lễ đốt hình ông Tiêu. Việc đưa khách (vong linh) được thực hiện bằng tàu làm bằng giấy, khung tre, trên tàu bày đồ cúng, tàu được thả trôi xuôi dòng sông Tầm Vu sau một hồi trống tiễn. Tất cả đồ cúng được dọn ra đãi khách. Lễ hội Làm Chay đến đây là kết thúc.
Không mong cầu phúc lộc riêng
Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, trước năm 1945, lễ hội được tổ chức đơn giản, người dân lập đàn cúng ở nhà lồng chợ Tầm Vu. Sau năm 1945, lễ hội có thêm phần hát bội. Từ năm 1980, lễ hội được chuyển vào đình Tân Xuân. Theo dòng chảy thời gian, không gian lễ hội ngày nay kéo dài từ đình Tân Xuân, chùa Ông, chùa Linh Phước, thánh thất Phương Quế Ngọc Đài, sông Tầm Vu… Phần hội được điều chỉnh, riêng phần lễ vẫn giữ nguyên các nghi thức cúng bái.
Nguồn gốc của Lễ hội Làm Chay gắn liền với hai câu chuyện khác nhau. Một là câu chuyện dân gian được người đời truyền miệng rằng, chợ Tầm Vu khi xưa thường xuyên có đông người, nhất là trẻ con ra chơi. Nhưng vào một buổi trưa chánh ngọ, nhà lồng chợ đổ sập, may mắn không có đứa trẻ nào nên không xảy ra thiệt hại về người. Vì sự ngẫu nhiên thần kỳ ấy, khiến dân làng tổ chức lễ hội. Câu chuyện thứ hai xuất phát từ lịch sử của vùng đất. Sau khi thực dân Pháp chiếm Tầm Vu, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổi lên. Pháp ra lệnh “Dẹp chợ gom dân xử tử”, các nghĩa quân lần lượt bị giết. Trước cái chết hiên ngang của hai anh em Đỗ Tường Tự và Đỗ Tường Phong là hai nghĩa sĩ trung kiên của phong trào kháng Pháp, để tỏ lòng tôn kính, người dân Tầm Vu ngày ấy phao tin “Loạn cô hồn dậy dẹp chợ” cố ý bày ra duyên cớ đó để làm lễ cúng tế cô hồn, thực chất là cầu siêu cho các chiến sĩ nhằm tránh sự đàn áp của của kẻ thù.
Từ đó, hàng năm nhân dân đều tổ chức “Lễ trai đàn”, do cách gọi của người miền Tây đọc trại là Lễ hội Làm Chay. Lễ hội có phần lễ gồm rất nhiều nghi thức, mỗi nghi thức có vai trò và ý nghĩa riêng, nhưng chung quy vẫn là cầu an và cầu siêu. Cầu an cho đất nước, cho cộng đồng dân cư và cầu siêu cho người đã khuất. Nếu tham dự đầy đủ các nghi lễ, khách tham quan sẽ hiểu được tính logic của toàn bộ phần lễ. Nét đặc trưng độc đáo của Lễ hội Làm Chay là liên kết, tổng hòa các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng. Điều có thể nhìn thấy rõ nhất trong lễ hội là sự đoàn kết của cộng đồng dân cư nơi đây. Người dân đóng vai trò là chủ thể chính làm nên linh hồn của lễ hội.
Năm 2015, Lễ hội Làm Chay được công nhận danh hiệu Di sản Phi vật thể cấp quốc gia và đình Tân Xuân cũng được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia. So với các lễ hội có quy mô và bề dày lịch sử tương tự, Lễ hội Làm Chay vẫn chưa được quảng bá tương xứng so với tiềm năng của vùng đất. Ông Đỗ Quốc Việt, người phát ngôn Lễ hội Làm Chay, thành viên ban Nghi Lễ cho biết: “Quảng bá lễ hội và phát triển du lịch ắt hẳn là điều mà mọi địa phương đều mong muốn. Tuy nhiên, người xưa ở mảnh đất này sáng tạo ra Lễ hội Làm Chay với mục đích cầu an cho bá tánh, tưởng nhớ các bậc chí sĩ yêu nước, cầu cho đất nước bình an, mưa thuận gió hòa, tuyệt nhiên không mong cầu phúc lộc riêng tư. Ngày nay, chúng tôi là thế hệ kế tục, cũng chỉ mong mỏi quảng bá hình ảnh quê nhà và giao lưu với các địa phương khác, nhưng vẫn giữ được linh hồn của lễ hội, chứ không dám có mục đích thương mại”.
Qua hàng trăm năm, với tín ngưỡng dân gian, người dân Tầm Vu đã sáng tạo và gìn giữ Lễ hội Làm Chay đậm chất nhân văn với vẻ đẹp hồn nhiên, chất phác của cư dân miền Tây sông nước. Không có các cuộc duyệt binh chỉnh tề, áo mũ lộng lẫy, không rầm rộ, nườm nượp các đoàn khách quốc tế như các lễ hội nổi tiếng khác, Lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu cũng không có cảnh xô đẩy tranh lộc, không có tiền lẻ vàng mã tràn lan, người dân đến với lễ hội ắt hẳn đã tìm được niềm vui sum họp bên bạn bè, người thân, cùng nhau mong cầu một năm mới bình an, may mắn và hẹn nhau cùng gặp lại ở mùa lễ hội năm sau.
Năm 2015, Lễ hội Làm Chay được công nhận danh hiệu Di sản Phi vật thể cấp quốc gia và đình Tân Xuân cũng được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia. So với các lễ hội có quy mô và bề dày lịch sử tương tự, Lễ hội Làm Chay vẫn chưa được quảng bá tương xứng so với tiềm năng của vùng đất. Ông Đỗ Quốc Việt, người phát ngôn Lễ hội Làm Chay, thành viên ban Nghi Lễ cho biết: “Quảng bá lễ hội và phát triển du lịch ắt hẳn là điều mà mọi địa phương đều mong muốn. Tuy nhiên, người xưa ở mảnh đất này sáng tạo ra Lễ hội Làm Chay với mục đích cầu an cho bá tánh, tưởng nhớ các bậc chí sĩ yêu nước, cầu cho đất nước bình an, mưa thuận gió hòa, tuyệt nhiên không mong cầu phúc lộc riêng tư. Ngày nay, chúng tôi là thế hệ kế tục, cũng chỉ mong mỏi quảng bá hình ảnh quê nhà và giao lưu với các địa phương khác, nhưng vẫn giữ được linh hồn của lễ hội, chứ không dám có mục đích thương mại”.
Qua hàng trăm năm, với tín ngưỡng dân gian, người dân Tầm Vu đã sáng tạo và gìn giữ Lễ hội Làm Chay đậm chất nhân văn với vẻ đẹp hồn nhiên, chất phác của cư dân miền Tây sông nước. Không có các cuộc duyệt binh chỉnh tề, áo mũ lộng lẫy, không rầm rộ, nườm nượp các đoàn khách quốc tế như các lễ hội nổi tiếng khác, Lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu cũng không có cảnh xô đẩy tranh lộc, không có tiền lẻ vàng mã tràn lan, người dân đến với lễ hội ắt hẳn đã tìm được niềm vui sum họp bên bạn bè, người thân, cùng nhau mong cầu một năm mới bình an, may mắn và hẹn nhau cùng gặp lại ở mùa lễ hội năm sau.