Làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nằm cách trung tâm TP Mỹ Tho khoảng 40 km và cách TPHCM khoảng 110 km về phía Tây - Nam. Được xây dựng từ trước năm 1945 với khoảng 10 ngôi nhà cổ, kiến trúc độc đáo, đặc sắc, mang dấu ấn của nhiều giai đoạn lịch sử. Đến nay, một số nhà cổ đã được trùng tu lưu giữ và là điểm tham quan du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Những ngôi nhà cổ này hầu như nằm dọc theo những dòng sông, kinh, rạch. Ảnh: NGỌC PHÚC
Tại Tiền Giang, phần lớn nhà cổ thuộc về tư nhân, dòng họ, chỉ có một số nhà cổ là do nhà nước quản lý, sử dụng. Các ngôi nhà cổ nằm rải rác trong tỉnh, trong đó, tập trung nhiều nhất là ở thị xã Gò Công và huyện Cái Bè.
Những ngôi nhà cổ này hầu như nằm dọc theo những dòng sông, kinh, rạch. Có mặt bằng mở và rộng, trước nhà thường là hàng rào thấp bằng các loại hoa kiểng, xung quanh và phía sau nhà được bao bọc nhẹ nhàng bởi những vườn cây ăn trái, những con mương nhỏ để tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa, mùa nước nổi.
Một số đồ vật cổ xưa được lưu giữ. Ảnh: NGỌC PHÚC
Việt Nam hiện có 4 làng cổ được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành bảo tồn: miền Bắc có làng cổ Đường Lâm, miền Trung có làng cổ Phước Tích, miền Nam có làng Phú Hội và Làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp (Cái Bè).
Hai ngôi nhà đầu tiên của làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp được tổ chức JICA trùng tu và bảo tồn là nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt (ấp Phú Hòa) và nhà cổ của ông Phan Văn Đức (ấp An Lợi).
Hai ngôi nhà đầu tiên của làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp được tổ chức JICA trùng tu và bảo tồn là nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt (ấp Phú Hòa) và nhà cổ của ông Phan Văn Đức (ấp An Lợi).
Nhà cổ dòng họ Trần của ông Trần Tuấn Kiệt tại (ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, Cái Bè) được xây toàn bằng gỗ, vào khoảng năm 1838, với mái nhà được lợp ngói âm dương, các bộ kèo, cột, xiên và vách được chạm khắc hoa văn rất công phu. Ảnh: NGỌC PHÚC
Năm 2017, Làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp đã vinh dự đón nhận Bằng Di tích cấp Quốc gia và Bằng công nhận Lễ hội Văn hóa - Du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp là di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh.
Hiện nay, Làng cổ Đông Hòa Hiệp có 7 ngôi nhà cổ có niên đại từ 150 – 220 năm và 29 ngôi nhà được xây dựng cách nay từ 80 – 100 năm. Trong các ngôi nhà cổ vẫn còn giữ được nhiều bộ liễn đối khảm xà cừ, các bộ bàn ghế chạm trổ rất công phu và nhiều vật dụng bằng sứ quý hiếm, cho thấy một thú chơi phong lưu, tao nhã của những gia đình giàu có ở Nam bộ xưa.
Hiện nay, Làng cổ Đông Hòa Hiệp có 7 ngôi nhà cổ có niên đại từ 150 – 220 năm và 29 ngôi nhà được xây dựng cách nay từ 80 – 100 năm. Trong các ngôi nhà cổ vẫn còn giữ được nhiều bộ liễn đối khảm xà cừ, các bộ bàn ghế chạm trổ rất công phu và nhiều vật dụng bằng sứ quý hiếm, cho thấy một thú chơi phong lưu, tao nhã của những gia đình giàu có ở Nam bộ xưa.
Nhà cổ của gia đình ông Phan Văn Đức (ở ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè) được xây dựng từ năm 1850, với sự kết hợp hài hòa của 2 lối kiến trúc Á - Âu. Ảnh: NGỌC PHÚC
Ông Lê Văn Ý, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè cho biết, làng cổ Đông Hòa Hiệp, ngày càng có đông du khách đến tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm, nhất là khách quốc tế. Tuy nhiên để phát huy tiềm năng, lợi thế của làng cổ, ngoài sự nỗ lực của các hộ dân nơi đây cần có sự quan tâm, hỗ trợ của cấp tỉnh, Trung ương, nhất là nguồn kinh phí để phát triển hạ tầng, bến bãi, đường giao thông phục vụ di lại của du khách và trùng tu, bảo trì các kiến trúc cổ đã xuống cấp.
Một số đồ vật cổ xưa được lưu giữ. Ảnh: NGỌC PHÚC
Theo kế hoạch, thời gian tới, địa phương sẽ tập trung thực hiện một số dự án trọng điểm như: Quy hoạch và xây dựng khu tổ chức lễ hội du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp; điểm du lịch vườn sinh thái đặc sản tại Làng cổ Đông Hòa Hiệp, Hòa Khánh; du lịch nghỉ dưỡng cồn Cổ lịch Hòa Hưng; phát triển thêm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vui chơi, giải trí để giữ chân du khách lưu trú dài ngày…