Doanh nghiệp Việt làm “trọn gói” 5G

Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) và Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và sản xuất chip 5G. 
Hợp tác phát triển 5G giữa Trường Đại học Bách khoa và Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel
Hợp tác phát triển 5G giữa Trường Đại học Bách khoa và Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel

Công ty cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart đã chính thức công bố phát triển thành công mẫu điện thoại thông minh Vsmart Aris 5G. Ba nhà mạng lớn trong nước là Viettel, MobiFone và VinaPhone đã thử nghiệm thành công 5G. 

Đặt hàng cụ thể

Đây là lần đầu tiên có sự hợp tác phát triển 5G giữa một trường đại học với doanh nghiệp bằng những “đặt hàng” khá rõ ràng. Trong bước đầu hiện thực hóa thỏa thuận, Trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế bộ thu và bộ phát chip 5G sử dụng công nghệ TSMS CMOS 28nm cho VHT trong khoảng thời gian 14 tháng. VHT thúc đẩy nghiên cứu KHCN tại các trường đại học bằng việc đưa nghiên cứu, thí nghiệm từ các trường đại học vào thực tế kinh doanh.

Hai bên cùng giải quyết những vấn đề trong các lĩnh vực chuyên môn như đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cũng như các lĩnh vực khác trên nguyên tắc hợp tác song phương, bình đẳng, cùng có lợi. VHT kỳ vọng xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt và lâu dài với Trường ĐHBK để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác nghiên cứu phát triển vi mạch, 5G, IoT, AI…

Trường ĐHBK là một trong số những trường đại học có đội ngũ nghiên cứu phát triển vi mạch mạnh nhất ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu phát triển vi mạch của trường những năm qua đạt được những thành quả đáng chú ý, như nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công chip thu truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2, chip khuếch đại công suất (PA), khuếch đại nhiễu thấp (LNA) băng tần mmWave và một số những công trình nghiên cứu khác liên quan đến vi mạch. 

Theo ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc VHT, việc thiết kế và sản xuất chip 5G mang thương hiệu Viettel là một bước đi quan trọng trong hành trình tiến tới làm chủ toàn bộ công nghệ liên quan đến 5G của Viettel. Ngoài ra, Viettel cũng đặt quyết tâm vào lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chip Make in Vietnam. Để thực hiện điều này, ngoài việc hợp tác với các công ty quốc tế chuyển giao công nghệ, Viettel cũng kết hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất chip trong và ngoài nước, cùng đội ngũ nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu tại các trường đại học. Hợp tác với các trường đại học còn là cách để Viettel tạo ra một môi trường thực tế, đưa các công trình nghiên cứu khoa học sớm đi vào thực tiễn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

PGS-TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐHBK, cho biết: “Với đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm nghiên cứu triển khai phát triển sản phẩm, cùng với năng lực và uy tín của VHT, tôi tin rằng, hợp tác này giữa hai đơn vị sẽ đạt được kết quả tốt đẹp, mở đầu cho những hợp tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai”. 

Sản phẩm cụ thể

Trong khuôn khổ Triển lãm công nghệ Make in Vietnam tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2020 của Bộ TT-TT, Công ty cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart đã chính thức công bố phát triển thành công mẫu điện thoại thông minh Vsmart Aris 5G. Với công bố này, VinSmart đã trở thành công ty Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ 5G. 

Vsmart Aris 5G là thành quả của quá trình hợp tác giữa Qualcomm và VinSmart và cũng là kết quả khi ngành công nghệ Việt Nam đang tăng tốc cùng các tập đoàn lớn cùng chung tay phát triển. Vsmart Aris 5G cũng khẳng định năng lực thiết kế, sản xuất của các doanh nghiệp trong nước và mở ra cơ hội tiếp cận sớm các sản phẩm công nghệ đẳng cấp thế giới cho người dùng Việt Nam. 

Vsmart Aris 5G là sản phẩm sử dụng nền tảng thiết kế dạng module, cho phép thiết kế phần cứng linh hoạt, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, hỗ trợ hầu hết các dải tần số sử dụng tại các thị trường trên thế giới. Đặc điểm quan trọng này sẽ đem lại nhiều lợi thế cho chiến lược kinh doanh toàn cầu của VinSmart trong thời gian tới. Điện thoại Vsmart Aris 5G cũng là sản phẩm đột phá về công nghệ bảo mật, khi tích hợp chip bảo mật Quantis QRNG sử dụng công nghệ điện toán lượng tử do VinSmart phối hợp với Công ty IDQ (Thụy Sĩ) phát triển. Chip bảo mật Quantis QRNG sử dụng công nghệ điện toán lượng tử tạo ra những dãy số ngẫu nhiên thật sự, có khả năng bảo mật tốt hơn các giải pháp sử dụng thuật toán tạo ra dãy số giả ngẫu nhiên. Từ đó, nâng cao độ an toàn và tính bảo mật cho dữ liệu trên điện thoại, đặc biệt là dữ liệu ngân hàng, tài chính cá nhân, y tế.

Làm “trọn gói” 5G tại Việt Nam còn kể đến việc 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone đã thử nghiệm thành công 5G. Sau khi thử nghiệm thành công 5G, phía VNPT cho biết, mạng VinaPhone 5G sẽ không dừng lại ở việc cung cấp dữ liệu siêu tốc độ, mà còn đem đến hệ sinh thái số cho người dùng và các nền tảng chính phủ điện tử, đô thị thông minh. Đại diện MobiFone cho hay: “Với sự kiện thử nghiệm thành công mạng 5G, MobiFone đang hướng đến các khu vực cần chuyển tải dữ liệu cao để phát triển kinh tế số, phục vụ phát triển nền tảng số. Viettel cũng đã bày tỏ rất nhiều kỳ vọng khi công bố thử nghiệm thành công 5G và đáng chú ý, tập đoàn này đã phát triển hệ thống thiết bị gNodeB 5G, là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị này, sẽ giúp Viettel chủ động trong triển khai 5G cho mạng di động của mình và các dịch vụ gia tăng đi kèm… 

5G sẽ quyết định sự thành công của xã hội số. Tất cả quốc gia đều dùng mạng 5G để chứng minh trình độ KHCN. Vì vậy, chúng tôi xác định 5G là dự án chiến lược, đồng thời dồn tâm huyết để phát triển các dòng sản phẩm công nghệ với hàm lượng chất xám cao. VinSmart không chỉ tự nghiên cứu, sản xuất cả phần cứng và phần mềm mà còn tạo ra một hệ sinh thái 5G “make in Vietnam”. Chúng tôi mong muốn người tiêu dùng Việt sẽ sớm được tiếp cận và sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới 

Ông TRẦN MINH TRUNG, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm “Chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết 57 do Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức.

Phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại

Ngày 4-4, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) tổ chức tọa đàm về "Chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị" về phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tọa đàm có sự tham gia của đại diện các cơ quan KH-CN, viện nghiên cứu, và các trường đại học.

Đề xuất chính sách một cửa hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đề xuất chính sách một cửa hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

“Hiện TPHCM đang có ý tưởng, đề ra chính sách đầu tư khởi nghiệp sáng tạo một cửa. Cá nhân, doanh nghiệp muốn đổi mới sáng tạo chỉ cần đến một bộ phận duy nhất của thành phố để đăng ký tiếp nhận hồ sơ”, đây là chia sẻ của Giám đốc Sở KH-CN TPHCM Lâm Đình Thắng.

Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các thiết bị thông minh, internet kết nối vạn vật (IoT) và công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng nhiều hơn, giúp nông nghiệp phát triển bền vững với nhiều sản phẩm có giá trị, cây trồng được kiểm soát sâu bệnh, cải thiện sức lao động của người làm nông.

Nhiều dư địa, tiềm năng trong khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả năng lượng

Nhiều dư địa, tiềm năng trong khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả năng lượng

Chiều 2-4, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và khuyến công (Bộ Công Thương) phối hợp Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TPHCM (Sihub) tổ chức Tọa đàm tham vấn về Chương trình đào tạo giảng viên và cơ chế thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng.

Nhiều thiết bị, giải pháp công nghệ mới tại Analytica Vietnam 2025

Nhiều thiết bị, giải pháp công nghệ mới tại Analytica Vietnam 2025

Ngày 2-4, Triển lãm quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam (Analytica Vietnam 2025) được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn - SECC (quận 7, TPHCM). Triển lãm diễn ra từ ngày 2 đến 4-4,

VNPT ra mắt gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps

VNPT ra mắt gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps

Từ 1-4, tất cả các gói cước Internet mới của VNPT sẽ được cung cấp với tốc độ tối thiểu 300Mbps, gấp gần 2 lần so với tốc độ trung bình của Internet Việt Nam hiện nay, thiết lập dấu mốc tốc độ tối thiểu mới cao nhất trong các nhà cung cấp hiện tại.

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Tạo động lực ứng dụng AI trong sản xuất tại Việt Nam

Tạo động lực ứng dụng AI trong sản xuất tại Việt Nam

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Ứng dụng AI trong sản xuất: Động lực đổi mới và phát triển” diễn ra ngày 31-3, ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), đã chia sẻ về những giải pháp, cơ hội và thách thức trong thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất tại Việt Nam.

Đặt khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước

Đặt khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như một bước đi chiến lược nhằm khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, bước vào thị trường dịch vụ khách hàng toàn cầu

Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, bước vào thị trường dịch vụ khách hàng toàn cầu

Ngày 27-3, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD toàn cầu vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2025-2030

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2025-2030

UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030, hướng đến xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số toàn diện trên địa bàn tỉnh. Trong khuôn khổ sự kiện, hai bên cũng chính thức ra mắt giải pháp Bệnh án điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình chuyển đổi số ngành y tế tỉnh.

Ứng dụng AI ngày càng sâu rộng

Ứng dụng AI ngày càng sâu rộng

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra nhiều giá trị mới, tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Việc học sử dụng AI một cách bài bản đang dần trở thành nhu cầu của tất cả mọi người, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số"

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số"

Chiều 26-3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (BCĐ) đã dự lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".