Nước Mỹ là mục tiêu số 1 của các vụ tấn công dữ liệu trên không gian mạng, nhưng không phải là nạn nhân duy nhất. Thực trạng này diễn ra trên toàn cầu và tin tặc nhắm vào đa dạng nạn nhân, từ doanh nghiệp tư nhân tới tổ chức, cơ quan của chính phủ, cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng…
Colonial Pipeline, nạn nhân trong cuộc tấn công gần đây không đơn độc trong danh sách “con mồi” của tội phạm mạng. Công ty bảo mật Herjavec ước tính thiệt hại hàng năm do tấn công an ninh mạng sẽ chạm ngưỡng 6.000 tỷ USD vào năm 2021.
Bên cạnh đó, chi phí tổn thất trung bình do mỗi cuộc tấn công gây ra lên tới 13 triệu USD và thời gian để nạn nhân phát hiện, xử lý lỗ hổng là 280 ngày cho thấy sự ảnh hưởng dai dẳng tới hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức.
Với sự gia tăng không ngừng của các dữ liệu nhạy cảm, gần 80% lãnh đạo các doanh nghiệp trên thế giới xếp hạng tấn công mạng là một trong những rủi ro quản lý hàng đầu của họ và nếu phải chịu bất kỳ một cuộc tấn công mạng nhắm vào dữ liệu nào, 69% người đứng đầu đơn vị cảm thấy thiếu tự tin về khả năng phục hồi của doanh nghiệp, theo khảo sát trên trang chủ của Dell Technologies.
Các chuyên gia an ninh mạng từ Dell Technologies cho hay vẫn có những giải pháp để doanh nghiệp, tổ chức yên tâm với dữ liệu của họ trước các cuộc tấn công, cũng như tự tin vào khả năng phục hồi với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc phải chi trả cho tin tặc để chuộc lại dữ liệu hay tái xây dựng hệ thống.
Giải pháp Power Protect Cyber Recovery (PPCR) của Dell Technologies
Là một điểm sáng trong bối cảnh an ninh mạng, PPCR ra đời với nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ, biệt lập các dữ liệu quan trọng khỏi nguy cơ nhiễm mã độc tống tiền hay nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng tinh vi.
Hệ thống máy học sẽ xác định hành vi đáng ngờ trên hệ thống để cảnh báo và tiến hành ngăn chặn, đồng thời cho phép doanh nghiệp chủ động phục hồi dữ liệu để tiếp tục hoạt động bình thường, tránh gián đoạn và giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế, uy tín.
Cụ thể, quy trình bảo vệ, dự phòng của PPCR gồm 5 hành vi chính: tiến hành đồng bộ và khu biệt dữ liệu tại các “két an toàn”, sử dụng các lớp bảo mật và kiểm soát để đảm bảo sự an toàn của dữ liệu, tránh các mối đe dọa từ bên ngoài cũng như bên trong.
Suốt quá trình bảo vệ, hệ thống sẽ tự sao chép dữ liệu dự phòng theo chu kỳ được cài đặt để đảm bảo cơ hội phụ hồi nếu xảy ra rủi ro. Ngoài ra, dữ liệu sẽ được khóa để ngăn các hành vi xóa có chủ đích hay vô tình thao tác.
Tiếp đó, tính năng CyberSense thực thi lập chỉ mục nội dung đầy đủ của các dữ liệu được bảo vệ tại két, tiến hành cảnh báo khi phát hiện khả năng hư hỏng tiềm ẩn. Đáng chú ý hơn cả, hệ thống máy học sẽ giúp đảm bảo khả năng phục hồi của các dữ liệu đó trong trường hợp rủi ro xảy ra.
Nhờ quy trình đa lớp của PowerProtect Cyber Recovery, doanh nghiệp có thể tự tin về khả năng phục hồi dữ liệu cũng như đảm bảo hoạt động dù trở thành mục tiêu của tin tặc.
Hiệu quả của giải pháp được thể hiện không chỉ qua các số liệu mà còn qua niềm tin của đối tác khi thống kế mới đây cho thấy Dell Technologies đang bảo vệ hơn 2,7 tỷ GB dữ liệu quan trọng từ khách hàng.