Tuy nhiên cho đến nay, số doanh nghiệp thành lập quỹ cũng như tỷ lệ vốn được sử dụng so với số vốn đã trích lập quỹ còn rất khiêm tốn, nguyên nhân chủ yếu là vì… “ngại”.
Những con số khiêm tốn
Trong buổi hướng dẫn doanh nghiệp thành lập Quỹ Phát triển KH-CN vừa được tổ chức, bà Huỳnh Lưu Thanh Giang, Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ (Sở KH-CN TPHCM), cho biết những con số liên quan đến quỹ khiến người nghe băn khoăn.
Theo thống kê của Sở KH-CN TPHCM, tính đến ngày 31-5-2017, trên địa bàn TP mới có 113 doanh nghiệp thành lập Quỹ Phát triển KH-CN; trong đó, 80 doanh nghiệp đã trích lập quỹ với tổng số tiền 1.903 tỷ đồng, nhưng chỉ sử dụng 384 tỷ đồng. Còn nếu nhìn vào năm 2015, khi ấy mới có 98 doanh nghiệp báo cáo đã thành lập quỹ (trong đó, 74 đơn vị là doanh nghiệp nhà nước) với tổng cộng 489 tỷ đồng; số doanh nghiệp sử dụng quỹ là 26 và mới sử dụng hết 168 tỷ đồng. Ở đây, có sự phát triển về số lượng doanh nghiệp xây dựng quỹ cũng như sử dụng quỹ, nhưng vẫn là những con số còn khiêm tốn.
Có nhiều vướng mắc gây trở ngại trong việc thành lập cũng như sử dụng quỹ, như doanh nghiệp không biết thực hiện thế nào để đúng với quy định, thủ tục kiểm soát chi đối với quỹ chưa phù hợp..., dù rằng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều đã được ban hành (Quyết định số 36 ngày 16-5-2007 của Bộ Tài chính về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH-CN của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; Thông tư 15 ngày 9-2-2011 và Thông tư 105 ngày 25-6-2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động và sử dụng Quỹ Phát triển KH-CN của doanh nghiệp…). Tại buổi hướng dẫn nói trên, các ý kiến phát biểu đã cho thấy doanh nghiệp còn “ngại” dùng quỹ cho việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Thúc đẩy quỹ hiệu quả hơn
Thực tế về việc thành lập và sử dụng tiền từ Quỹ Phát triển KH-CN còn vướng đã sinh ra tâm lý “ngại”. Khi doanh nghiệp trích lập quỹ, lẽ ra tiền đầu tư là của doanh nghiệp thì phải do doanh nghiệp quyết định việc sử dụng; thế nhưng, lúc sử dụng lại phải tuân theo những thủ tục kiểm soát chi chặt chẽ. Trong khi theo quy định, sau 5 năm, nếu không sử dụng hết 70% quỹ thì doanh nghiệp phải quay trở lại đóng thuế cho khoản kinh phí đã trích lập. Doanh nghiệp cho rằng cần đơn giản hóa để dễ sử dụng quỹ, bởi dù không có quỹ thì doanh nghiệp vẫn chủ động đầu tư cho đổi mới công nghệ theo nhu cầu và khả năng, các khoản chi này sẽ được tính vào chi phí doanh nghiệp khi quyết toán thuế.
Bà Huỳnh Lưu Thanh Giang cho biết thêm: Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, khả năng tài chính chưa ổn định nên chưa có ý định thành lập quỹ; doanh nghiệp chưa mạnh dạn trích sử dụng quỹ do chưa nắm rõ thủ tục thanh quyết toán tài chính; một số doanh nghiệp thành lập quỹ chỉ thực hiện kê khai và báo cáo đối với cơ quan thuế mà không gửi quyết định thành lập đến Sở KH-CN, nên số lượng doanh nghiệp thành lập quỹ chưa được thống kê đầy đủ…
Cũng theo bà Thanh Giang, khi gặp vướng mắc, các doanh nghiệp cần chủ động có văn bản hay trực tiếp đến Sở KH-CN để được hướng dẫn cụ thể từng trường hợp. Sở sẽ phối hợp với Cục Thuế TP hướng dẫn cho doanh nghiệp về việc sử dụng quỹ. “Ngoài ra, Sở KH-CN TPHCM sẽ cung cấp mẫu Quyết định thành lập Quỹ Phát triển KH-CN và Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ thành lập, sử dụng Quỹ Phát triển KH-CN dưới dạng cẩm nang, để doanh nghiệp tham khảo và tiện ứng dụng, khai thác”, bà Huỳnh Lưu Thanh Giang cho biết.
Những con số khiêm tốn
Trong buổi hướng dẫn doanh nghiệp thành lập Quỹ Phát triển KH-CN vừa được tổ chức, bà Huỳnh Lưu Thanh Giang, Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ (Sở KH-CN TPHCM), cho biết những con số liên quan đến quỹ khiến người nghe băn khoăn.
Theo thống kê của Sở KH-CN TPHCM, tính đến ngày 31-5-2017, trên địa bàn TP mới có 113 doanh nghiệp thành lập Quỹ Phát triển KH-CN; trong đó, 80 doanh nghiệp đã trích lập quỹ với tổng số tiền 1.903 tỷ đồng, nhưng chỉ sử dụng 384 tỷ đồng. Còn nếu nhìn vào năm 2015, khi ấy mới có 98 doanh nghiệp báo cáo đã thành lập quỹ (trong đó, 74 đơn vị là doanh nghiệp nhà nước) với tổng cộng 489 tỷ đồng; số doanh nghiệp sử dụng quỹ là 26 và mới sử dụng hết 168 tỷ đồng. Ở đây, có sự phát triển về số lượng doanh nghiệp xây dựng quỹ cũng như sử dụng quỹ, nhưng vẫn là những con số còn khiêm tốn.
Có nhiều vướng mắc gây trở ngại trong việc thành lập cũng như sử dụng quỹ, như doanh nghiệp không biết thực hiện thế nào để đúng với quy định, thủ tục kiểm soát chi đối với quỹ chưa phù hợp..., dù rằng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều đã được ban hành (Quyết định số 36 ngày 16-5-2007 của Bộ Tài chính về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH-CN của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; Thông tư 15 ngày 9-2-2011 và Thông tư 105 ngày 25-6-2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động và sử dụng Quỹ Phát triển KH-CN của doanh nghiệp…). Tại buổi hướng dẫn nói trên, các ý kiến phát biểu đã cho thấy doanh nghiệp còn “ngại” dùng quỹ cho việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Thúc đẩy quỹ hiệu quả hơn
Thực tế về việc thành lập và sử dụng tiền từ Quỹ Phát triển KH-CN còn vướng đã sinh ra tâm lý “ngại”. Khi doanh nghiệp trích lập quỹ, lẽ ra tiền đầu tư là của doanh nghiệp thì phải do doanh nghiệp quyết định việc sử dụng; thế nhưng, lúc sử dụng lại phải tuân theo những thủ tục kiểm soát chi chặt chẽ. Trong khi theo quy định, sau 5 năm, nếu không sử dụng hết 70% quỹ thì doanh nghiệp phải quay trở lại đóng thuế cho khoản kinh phí đã trích lập. Doanh nghiệp cho rằng cần đơn giản hóa để dễ sử dụng quỹ, bởi dù không có quỹ thì doanh nghiệp vẫn chủ động đầu tư cho đổi mới công nghệ theo nhu cầu và khả năng, các khoản chi này sẽ được tính vào chi phí doanh nghiệp khi quyết toán thuế.
Bà Huỳnh Lưu Thanh Giang cho biết thêm: Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, khả năng tài chính chưa ổn định nên chưa có ý định thành lập quỹ; doanh nghiệp chưa mạnh dạn trích sử dụng quỹ do chưa nắm rõ thủ tục thanh quyết toán tài chính; một số doanh nghiệp thành lập quỹ chỉ thực hiện kê khai và báo cáo đối với cơ quan thuế mà không gửi quyết định thành lập đến Sở KH-CN, nên số lượng doanh nghiệp thành lập quỹ chưa được thống kê đầy đủ…
Cũng theo bà Thanh Giang, khi gặp vướng mắc, các doanh nghiệp cần chủ động có văn bản hay trực tiếp đến Sở KH-CN để được hướng dẫn cụ thể từng trường hợp. Sở sẽ phối hợp với Cục Thuế TP hướng dẫn cho doanh nghiệp về việc sử dụng quỹ. “Ngoài ra, Sở KH-CN TPHCM sẽ cung cấp mẫu Quyết định thành lập Quỹ Phát triển KH-CN và Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ thành lập, sử dụng Quỹ Phát triển KH-CN dưới dạng cẩm nang, để doanh nghiệp tham khảo và tiện ứng dụng, khai thác”, bà Huỳnh Lưu Thanh Giang cho biết.
Hướng dẫn cụ thể nội dung chi từ quỹ
Thông tư liên tịch số 12/2016 của Bộ KH-CN và Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 1-9-2016) đã hướng dẫn và quy định khá cụ thể về nội dung chi của Quỹ Phát triển KH-CN. Đối với nhiệm vụ KH-CN, doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện theo nhu cầu. Việc đánh giá xét chọn, thẩm định nội dung và kinh phí của các nhiệm vụ được thực hiện theo Quy chế hoạt động KH-CN của doanh nghiệp. Thông tư cũng quy định, các nhiệm vụ KH-CN được Hội đồng KH-CN của doanh nghiệp nghiệm thu là đủ điều kiện để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ. Doanh nghiệp cũng được tự xây dựng và ban hành định mức chi cho các nhiệm vụ KH-CN của mình; có quyền áp dụng khoán chi theo quy định khoán chi thực hiện các nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước. Đối với nội dung trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị, Thông tư 12 hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng dự án theo quy trình và thủ tục của Luật Đầu tư 2014. Đối với nội dung mua quyền sử dụng, quyền sở hữu trí tuệ, được thực hiện trên cơ sở 1 trong 2 căn cứ sau: Xây dựng thuyết minh nhiệm vụ KH-CN được xét chọn và thẩm định theo Quy chế hoạt động KH-CN của doanh nghiệp; Tuân thủ các điều khoản của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Doanh nghiệp cũng được sử dụng Quỹ Phát triển KH-CN để chi cho các hoạt động thương mại hóa và đổi mới như: kiểm chuẩn, quảng bá, thương mại hóa sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ… Các khoản chi cho nghiên cứu thực hiện dự án, phát triển sản phẩm mới nhưng không tiêu thụ, không phát triển được, mà được Hội đồng KH-CN đánh giá là vì nguyên nhân khách quan, cũng được phép dùng nguồn chi từ quỹ.
Thông tư liên tịch số 12/2016 của Bộ KH-CN và Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 1-9-2016) đã hướng dẫn và quy định khá cụ thể về nội dung chi của Quỹ Phát triển KH-CN. Đối với nhiệm vụ KH-CN, doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện theo nhu cầu. Việc đánh giá xét chọn, thẩm định nội dung và kinh phí của các nhiệm vụ được thực hiện theo Quy chế hoạt động KH-CN của doanh nghiệp. Thông tư cũng quy định, các nhiệm vụ KH-CN được Hội đồng KH-CN của doanh nghiệp nghiệm thu là đủ điều kiện để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ. Doanh nghiệp cũng được tự xây dựng và ban hành định mức chi cho các nhiệm vụ KH-CN của mình; có quyền áp dụng khoán chi theo quy định khoán chi thực hiện các nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước. Đối với nội dung trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị, Thông tư 12 hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng dự án theo quy trình và thủ tục của Luật Đầu tư 2014. Đối với nội dung mua quyền sử dụng, quyền sở hữu trí tuệ, được thực hiện trên cơ sở 1 trong 2 căn cứ sau: Xây dựng thuyết minh nhiệm vụ KH-CN được xét chọn và thẩm định theo Quy chế hoạt động KH-CN của doanh nghiệp; Tuân thủ các điều khoản của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Doanh nghiệp cũng được sử dụng Quỹ Phát triển KH-CN để chi cho các hoạt động thương mại hóa và đổi mới như: kiểm chuẩn, quảng bá, thương mại hóa sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ… Các khoản chi cho nghiên cứu thực hiện dự án, phát triển sản phẩm mới nhưng không tiêu thụ, không phát triển được, mà được Hội đồng KH-CN đánh giá là vì nguyên nhân khách quan, cũng được phép dùng nguồn chi từ quỹ.