Đơn cử như Công ty Innovest Venture đang có nhu cầu gặp đối tác về tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý và xử lý rác thải, các lĩnh vực liên quan đến năng lượng tái tạo; Công ty Sterling&Wilson PVT cũng muốn gặp gỡ đối tác của Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hybird), điện năng.
Việt Nam đang là điểm đến thu hút lượng lớn vốn FDI nhờ thành quả của chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam được đánh giá là địa điểm tiềm năng cho các nhà đầu tư quốc tế do có sự ổn định về chính trị và tăng trưởng kinh tế nhanh.
Nguồn vốn ODA và FDI có tăng qua các năm, nhưng vẫn còn rất nhỏ so với tổng nhu cầu vốn cho công tác bảo vệ môi trường. Với nguồn ngân sách hạn hẹp, chúng ta đã phải huy động vốn từ nhiều nguồn để đáp ứng các nhu cầu cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Để thu hút được nguồn vốn đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường, Việt Nam sẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính, giảm giấy phép con và hướng tới hỗ trợ nhà đầu tư, thay vì chính sách ưu đãi thuế như hiện nay.
Đồng thời, công khai minh bạch trong cơ chế giá, thông tin, quy hoạch dịch vụ môi trường.