Đoàn văn nghệ sĩ TPHCM thăm một số di tích lịch sử tại TP Buôn Ma Thuột

Sáng 4-5, trong khuôn khổ chuyến đi thực tế sáng tác tại Đắk Lắk, hơn 30 văn nghệ sĩ của TPHCM đã ghé thăm một số di tích lịch sử quan trọng tại TP Buôn Ma Thuột, tìm hiểu thêm về những hy sinh của thế hệ cha anh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc

Trong thời gian từ ngày 3 đến 6-5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác tại Đắk Lắk với chủ đề “Thành phố tôi yêu”. Tham gia trại sáng tác lần này có hơn 30 văn nghệ sĩ thuộc các chuyên ngành: văn học, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc, múa, điện ảnh, nhiếp ảnh…

Trại sáng tác nằm trong kế hoạch của UBND TPHCM về việc tổ chức các hoạt động, phát động sáng tác, đầu tư dàn dựng, quảng bá và bình chọn các tác phẩm, công trình nghệ thuật tiêu biểu hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).

IMG_4453.JPG
Một số văn nghệ sĩ trẻ cùng tham gia trại sáng tác lần này như Sùng A Lùng, Phạm Ngọc Phát, Hồ Đăng Lễ. Ảnh: HỒ SƠN

Tham gia trại sáng tác lần này sẽ là cơ hội để văn nghệ sĩ của thành phố thu thập thêm tư liệu cũng như gặp gỡ, trao đổi vốn sống, kiến thức… sáng tạo ra những tác phẩm văn học nghệ thuật ca ngợi giá trị lịch sử, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, công cuộc xây dựng và phát triển TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Các tác phẩm, công trình thu hoạch từ trại sáng tác có chất lượng tốt, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM tiếp tục xem xét đưa vào kế hoạch đầu tư, dàn dựng và quảng bá nhằm lan tỏa một cách sâu rộng, mạnh mẽ những giá trị tốt đẹp trong công chúng, góp phần động viên cổ vũ phong trào thi đua yêu nước.

IMG_4467.JPG
Tham gia trại sáng tác lần này có hơn 30 văn nghệ sĩ. Ảnh: HỒ SƠN

Trong buổi sáng 4-5, đoàn đã ghé thăm Di tích Địa điểm lưu niệm các chiến sĩ Nam tiến tại Buôn Ma Thuột, nằm trong khuôn viên của Hoa viên Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi các dân tộc Đắk Lắk (số 5 đường Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột). Đây là di tích lịch sử ghi dấu cuộc chiến đấu anh dũng giữa quân và dân Đắk Lắk cùng với các chiến sĩ Nam tiến chống lại thực dân Pháp xâm lược.

Buổi sáng cùng ngày, đoàn tiếp tục đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột (số 27 đường Phạm Hồng Thái, TP Buôn Ma Thuột) do thực dân Pháp thiết lập từ những năm 1930-1931, được xem là “địa chỉ đỏ” về giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

IMG_4462.JPG
Mô phỏng các tù nhân tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Ảnh: HỒ SƠN

Buổi chiều 4-5 và trong những ngày sắp tới, đoàn sẽ đến thăm thác Dray Nur, Bảo tàng Đắk Lắk…

>>>Báo SGGP giới thiệu một số hình ảnh của đoàn văn nghệ sĩ TPHCM trong buổi sáng 4-5:

IMG_4378.jpg
Các văn nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Địa điểm lưu niệm các chiến sĩ Nam tiến. Ảnh: HỒ SƠN
IMG_4535.jpg
Một số hội viên Hội Nhà văn TPHCM chụp hình lưu niệm bên Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi các dân tộc Đắk Lắk. Ảnh: HỒ SƠN
IMG_4386.jpg
Nhà văn Nguyễn Hồng Lam (trái) và biên kịch Đặng Thanh Bình. Ảnh: HỒ SƠN
IMG_4425.JPG
Đoàn văn nghệ sĩ TPHCM thực hiện nghi thức dâng hương tại Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột. Ảnh: HỒ SƠN
IMG_4451.JPG
Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM Nguyễn Trường Lưu và nhà văn Trầm Hương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM chăm chú lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh tại Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột. Ảnh: HỒ SƠN
IMG_4507.jpg
Ở tuổi 82 nhưng nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn vẫn khiến nhiều người bất ngờ với thái độ lao động nghiêm túc và cần mẫn. Ảnh: HỒ SƠN
IMG_4481.JPG
Biên kịch Lê Thu Hạnh tranh thủ ghi chép tư liệu vào sổ tay. Ảnh: HỒ SƠN
IMG_4511.JPG
Tham quan khu vực Xà Lim, nơi biệt giam những chiến sĩ trung kiên, những đồng chí đứng đầu trong các cuộc đấu tranh, biểu tình và vượt ngục. Ảnh: HỒ SƠN
IMG_4442.jpg
Qua những hoạt động này, giúp văn nghệ sĩ hiểu thêm về những hy sinh của thế hệ cha anh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: HỒ SƠN

Tin cùng chuyên mục