Thách thức khi bệnh xương khớp gia tăng
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp cao nhất thế giới. Theo khảo sát của Hội Thấp khớp học Việt Nam, có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Hội Loãng xương TPHCM cũng thống kê, hiện cả nước có khoảng 3,6 triệu người mắc bệnh loãng xương, và ước tính sẽ tăng lên hơn 4,5 triệu người vào năm 2030, trong đó phụ nữ chiếm 70%-80%. Đáng chú ý, xu hướng trẻ hóa bệnh lý xương khớp đang trở thành mối đe dọa về sức khỏe cộng đồng.
Các bệnh lý về cơ xương khớp tuy không nguy hiểm như một số bệnh lý cấp tính nhưng có thể để lại nhiều di chứng, bào mòn sức khỏe và tinh thần người bệnh. Bệnh xương khớp nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng có thể tiến triển nặng, gây ra nhiều hậu quả nặng nề người bệnh, gây đau đớn, tăng nguy cơ gẫy xương, mất khả năng vận động, yếu cơ – té ngã, giảm chất lượng sống, giảm khả năng tự chủ…
Các bệnh lý xương khớp phổ biến có thể kể đến như: loãng xương, thoái hóa khớp (gồm thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm, thoái hoá các khớp ngoại biên…), viêm khớp dạng thấp, gout… Riêng với loãng xương, trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương và dự báo đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy xương vùng hông vì loãng xương gây ra. Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nghiêm trọng, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động. Viêm khớp dạng thấp thường để lại di chứng biến dạng khớp, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng 10% - 15%)… Hậu quả nặng nề nhất mà các bệnh lý xương khớp gây ra là tàn phế suốt đời, ảnh hưởng đến chất lượng sống và khả năng tự chủ của người bệnh.
Dinh dưỡng phù hợp cho xương khớp chắc khỏe
Các chuyên gia đánh giá, dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe hệ xương khớp. Cùng với vận động thường xuyên, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, vững chắc, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp, nhất là với những người lớn tuổi.
PGS.TS.BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, canxi là khoáng chất quan trọng nhất đối với hệ xương khớp. Đây là một khoáng chất quan trọng nhưng cơ thể không tự tổng hợp được, bắt buộc phải được cung cấp từ bên ngoài theo chế độ ăn uống. Do đó, để hệ xương khớp khỏe mạnh nên bổ sung canxi đầy đủ theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Việc bổ sung canxi hợp lý nhất là thông qua dinh dưỡng. Trong đó, sữa và chế phẩm từ sữa được coi là nguồn thực phẩm cung cấp nhu cầu canxi chủ yếu cho con người. Trung bình một ly sữa 250ml cung cấp 300mg canxi, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu canxi khác như tôm, cua, ốc, cá, trứng, các loại hạt …cũng cần được sử dụng thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Cùng với sữa, các loại rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất dồi dào như vitamin B, C, E, beta-carotene, kali, magie.. giúp tăng sản xuất tế bào hình thành xương, đồng thời chống lại bệnh loãng xương cũng như bệnh lý xương khớp khác. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, các loại đậu tăng cường khả năng duy trì khối lượng và chất lượng của xương và cơ. Các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D như cá béo, gan, pho mát, lòng đỏ trứng cũng là lựa chọn bổ sung cần thiết, góp phần phát triển hệ xương khỏe mạnh, dẻo dai và giảm triệu chứng đau nhức.
Tuy nhiên, các bác sĩ lưu ý, liều lượng các loại thực phẩm trong chế độ ăn mỗi ngày cần phải vừa đủ, tình trạng “thiếu” hoặc “thừa” đều gây nguy hại cho sức khỏe xương khớp… Hạn chế thực phẩm nhiều đường và các chất béo xấu như nước ngọt, rượu bia, cà phê, thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… Đây chính là yếu tố gây ra thừa cân – béo phì, làm tăng áp lực cho xương và khiến xương dễ bị gãy hơn.
Trong khuôn khổ của Hội nghị Khoa học thường niên của Hội loãng xương TPHCM năm 2024, TS.BS Jasmine Thomson từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thuộc tập đoàn Fonterra đã đưa ra các bằng chứng khoa học cùng kiểm nghiệm lâm sàng về tác dụng của hoạt chất MFGM (màng chất cầu béo sữa). Sử dụng MFGM hàng ngày (166 mg phospholipid), kết hợp tập thể dục thường xuyên, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp ở người trung niên trong vòng 4 tuần". MFGM có trong sản phẩm Anlene 5X và Anlene Total10.
Trong suốt những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Fonterra (FRDC) đã đầu tư hơn 50 triệu đô la New Zealand vào nghiên cứu và phát triển cho sản phẩm Anlene. Anlene đã tham gia vào hơn 25 nghiên cứu trên người liên quan đến sức khỏe xương và hoạt động thể chất để luôn có cải tiến về sản phẩm. Cùng với hàm lượng canxi cao và nhiều dưỡng chất khác, Anlene hiện là nhãn hiệu được chọn mua nhiều nhất trong phân khúc Bổ sung Canxi ngành hàng sữa bột người lớn.
Anlene hân hạnh được đồng hành với Hội Loãng xương TPHCM có diễn giả góp mặt trong sự kiện Hội nghị Khoa học thường niên quan trọng quy tụ hàng trăm chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Cơ – Xương - Khớp để trình bày nghiên cứu quan trọng từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển Fonterra toàn cầu.
“Trong hơn 30 năm qua, Anlene đã là một đối tác đáng tin cậy trong việc nâng cao sức khỏe cơ xương khớp cho hàng triệu người trên toàn Việt Nam và khắp châu Á. Riêng tại Việt Nam, Anlene đã cung cấp gần một triệu lượt kiểm tra xương miễn phí cho người cao tuổi trong 15 năm qua, điều này thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy sức khỏe xương khớp trong cộng đồng” - Ông Roshan De Silva, Tổng Giám đốc Fonterra Brands Việt Nam.