Tương tự, những người học tập từ nguồn kinh phí trên bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chưa phục vụ đủ thời gian như cam kết cũng chịu trách nhiệm đền bù chi phí đào tạo.
Cơ quan quản lý sẽ yêu cầu đền bù đối với những trường hợp không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
Chi phí đền bù bao gồm học phí và những khoản chi khác phục vụ khóa học, không tính lương và phụ cấp (nếu có).
Đáng chú ý, nghị định trên nêu rõ cơ quan quản lý bố trí đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức có đủ những điều kiện sau: thời gian công tác từ 3 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (quy định hiện tại là 5 năm); liên tục 2 năm trước thời điểm đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ, không quá 40 tuổi (tính từ thời điểm bắt đầu đào tạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ). Đồng thời, cán bộ, công chức phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong khoảng thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo (quy định hiện tại là 3 lần). Chuyên ngành đào tạo thích hợp với công việc cán bộ, công chức đang đảm nhiệm.
Quy định đào tạo, bồi dưỡng sau đại học đối với viên chức không thay đổi.
Cụ thể, cơ quan quản lý sẽ sắp xếp đào tạo đối với những viên chức kết thúc thời gian tập sự (nếu có); cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo và theo học chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm.
Như vậy có thể thấy, so với quy định ban hành trước đó, quy định mới rút ngắn thời gian cam kết thực hiện nhiệm vụ sau đào tạo, thời gian công tác của cán bộ, công chức. Đội ngũ lao động trên sẽ có thêm nhiều cơ hội trau dồi nghiệp vụ, bổ sung kiến thức.