Điển tích có câu: “Tào khang chi thê bất khả hạ đàng”. Xin giải thích.

Hỏi:
Điển tích có câu: “Tào khang chi thê bất khả hạ đàng”. Xin giải thích.

Hỏi: Điển tích có câu: “Tào khang chi thê bất khả hạ đàng”. Xin giải thích.

Võ Hoàng Minh Vân (HS lớp 9, Trường Trung học Á Châu, Tân Định, Q1, TPHCM)

Điển tích có câu: “Tào khang chi thê bất khả hạ đàng”. Xin giải thích. ảnh 1

Hán Quang Vũ (6 TCN-57CN)

NGHÊ DŨ LAN: Sau khi chưng cất rượu, còn lại phần xác (bã rượu, hèm); chữ Hán gọi bã này là tao (sediment or dregs from a distillery) nhưng người Việt quen nói chệch đi là tào.

Lớp vỏ trấu bao bên ngoài hạt thóc gọi là khang (chaff, bran, husk).

Tao khang chi thê (vợ tao khang) ám chỉ người vợ (cũng là vợ cả) cưới khi chồng còn nghèo; tiếng Việt còn gọi là người vợ tấm cám (hay tấm mẳn).

Bất khả hạ đàng (đường): Không thể đưa xuống nhà dưới (không thể hắt hủi).

Tao khang chi thê bất khả hạ đường  nghĩa là [khi mình sang giàu thì] không thể bỏ được người vợ cùng chịu cảnh nghèo hèn với mình (the wife who shared his poverty must not be put aside in his prosperity).

Tích: Tống Hoằng là quan hiền lương dưới triều vua Quang Vũ (6 TCN – 57 CN), người sáng lập triều Đông Hán (tức Hậu Hán). Vợ ông Hoằng bệnh, bị mù và ông luôn đích thân săn sóc, đút cơm cho vợ. Chị vua góa chồng, rất ái mộ Tống Hoằng. Vua biết ý, một hôm ướm lời hỏi dò bụng Hoằng: “Ngạn ngữ nói: Sang đổi bạn, giàu đổi vợ, có vậy chăng?” (Ngạn vân: Quý dịch giao, phú dịch thê, hữu chư?)

Hoằng đáp: “Thần nghe: Bạn bè chơi từ thuở nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ hắt hủi.” (Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường.)

Hiểu Tống Hoằng một lòng chung thủy, vua bỏ ý định tác hợp cho chị.

Tin cùng chuyên mục