Điện ảnh không chỉ là nghệ thuật mà còn là kinh tế

Đà Nẵng đang có một hướng đi đúng đắn khi nhìn nhận điện ảnh không chỉ là nghệ thuật mà còn là kinh tế, đây là đánh giá được đưa ra tại Hội thảo Điện ảnh Nhật Bản - Kinh nghiệm thành công và hướng hợp tác với Việt Nam, ngày 12-5.
Quang cảnh buổi hội thảo
Quang cảnh buổi hội thảo

Chương trình thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất phim điện ảnh và phim hoạt hình Việt Nam và Nhật Bản.

Hội thảo có 3 phiên thảo luận: Phiên 1: Điện ảnh Nhật Bản - kinh nghiệm và thành công; Phiên 2: Hợp tác sản xuất phim giữa Điện ảnh Nhật bản và Điện ảnh Việt Nam Tham; Phiên 3: Hợp tác sản xuất phim giữa Điện ảnh Nhật bản và Điện ảnh Việt Nam.

Tại phiên thảo luận thứ nhất, các chuyên gia sẽ đưa ra những chia sẻ xoay quanh các nội dung: Giới thiệu về Điện ảnh Nhật Bản, phân tích những thành công của phim Nhật Bản tại các Liên hoan phim và trên thị trường; Vai trò của các Liên hoan phim, giải thưởng trong phát triển tài năng điện ảnh; Giao lưu, hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong điện ảnh; Vai trò của chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp trong phát triển điện ảnh Nhật Bản: Chính sách nhà nước, giáo dục đào tạo, đầu tư xã hội.

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo

Theo ông Philip Cheah, Nhà Phê bình điện ảnh Singapore, hiện đang có hơn 300.000 người Việt sinh sống và làm việc trên đất nước Nhật Bản, đây là một trong những nhân tố góp phần cho sự phát triển của Nhật Bản về nhiều mặt, tất nhiên trong đó có điện ảnh.

Từ những thành công vang dội của ngành điện ảnh, Nhật Bản đã thành công khi quảng bá văn hóa, vẻ đẹp đất nước và con người đến toàn thế giới. Các tác phẩm phim, bộ phim và những sản phẩm giải trí nổi tiếng đã giúp các khán giả khắp thế giới có được những bức tranh đẹp, câu chuyện truyền cảm hứng về Nhật Bản.

Thành công của điện ảnh Nhật Bản không chỉ đến từ yếu tố kỹ thuật mà còn đến từ việc tôn trọng cảm xúc của khán giả. Nhiều tác phẩm của điện ảnh Nhật Bản được tạo ra không phải là để kiếm lời, mà mang một thông điệp văn hóa, xã hội và tinh thần cao đẹp, giúp khán giả cảm giá trị nhân văn của cuộc sống.

Đánh giá về điện ảnh Việt Nam, bà Anne Demy - Geroe, Đồng Chủ tịch Mạng lưới khuyến khích Điện ảnh châu Á (NETPAC) cho rằng, Điện ảnh Việt Nam đang trong quá trình phát triển và đang có một hướng đi rất đúng đắn. Nhiều bộ phim Việt Nam đã được dự thi liên hoan phim quốc tế và được đề cử giải thưởng ở nhiều hạng mục khác nhau. Cụ thể bộ phim Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã được đề cử là phim tài liệu xuất sắc nhất tại giải thưởng Điện ảnh châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, ông Philip Cheah cùng các thành viên của NETPAC cũng cho rằng lãnh đạo Đà Nẵng đang có một góc nhìn đúng đắn về điện ảnh Việt Nam. Bởi Đà Nẵng đã nhận định rằng, điện ảnh không chỉ là nghệ thuật mà còn là kinh tế với mục tiêu phát triển lâu dài.

Để đạt được mục tiêu, TP Đà Nẵng đã và đang có những quyết sách nhằm từng bước đặt nền móng trong tiến trình phát triển ngành công nghiệp điện ảnh. Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ I - 2023 là một trong những hoạt động đầu tiên.

Tin cùng chuyên mục