Điểm sáng tái cơ cấu nông nghiệp

Đồng Tháp là địa phương tiên phong ở ĐBSCL triển khai thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Sau hơn 3 năm thực hiện, ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả khích lệ… 
Đề án đã đi đúng hướng
Với mục tiêu đề ra là “Hợp tác, liên kết, thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng, chế biến tinh”, có thể thấy rằng đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Tháp đã đi đúng hướng. 5 ngành hàng chủ lực là lúa gạo, xoài, hoa kiểng, cá tra và vịt, được tổ chức lại sản xuất theo hướng giảm giá thành, áp dụng tiêu chuẩn GAP, gắn kết sản xuất với tiêu thụ, nâng chất lượng, giá trị hàng nông sản thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ và hình thành nên chuỗi giá trị ngành hàng.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhìn nhận: “Thời gian qua, tỉnh thực hiện 6 giải pháp kỹ thuật nhằm giảm giá thành trong sản xuất lúa gạo, cùng triển khai cơ giới hóa trên đồng ruộng, đẩy mạnh mô hình cánh đồng lớn; đồng thời thí điểm sản xuất lúa theo hướng hữu cơ…
Nhờ áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nên lợi nhuận trong sản xuất lúa tăng lên 1-6 triệu đồng/ha, so với cách làm cũ. Sau 3 năm tái cơ cấu, diện tích hoa kiểng đã tăng từ 524ha (năm 2012) lên 1.906ha (năm 2017), giá trị sản xuất đạt hơn 1.200 tỷ đồng.
Làng hoa Sa Đéc đã hình thành được Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, khu nghiên cứu công nghệ sinh học, tăng cường các giống hoa mới; đồng thời xây dựng được những mô hình trồng hoa phục vụ du lịch. Đây là bước tiến quan trọng để phát triển làng hoa Sa Đéc thành thành phố 4 mùa hoa”.
Điểm sáng tái cơ cấu nông nghiệp ảnh 1 Doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu sản phẩm nông nghiệp của Đồng Tháp để đầu tư
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Hùng, từ việc tái cơ cấu đã quy hoạch được vùng nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phù hợp với nhu cầu thực tế. Tỉnh đã tiến hành cấp mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm cho 100% diện tích nuôi với khoảng 1.500ha/năm; trong đó 60% diện tích áp dụng tiêu chuẩn GAP và tương đương; thành lập các HTX gắn với doanh nghiệp tiêu thụ, từ đó người nuôi cá có lãi. Nhất là năm 2017 giá cá tra dao động ở mức cao. 
Theo UBND huyện Tháp Mười, sau khi được tỉnh chọn Tháp Mười là huyện trọng điểm phát triển nghề nuôi vịt theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp, ngay lập tức huyện vận động nông dân khắc phục tình trạng nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chạy đồng… để chuyển sang hình thức nuôi nhốt, nuôi theo tiêu chuẩn chất lượng, có kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Huyện thành lập 3 tổ hợp tác nuôi vịt an toàn sinh học, gắn liên kết đầu vào và đầu ra với doanh nghiệp. Bước đầu đã có 18 hộ tham gia nuôi nhốt với số lượng 43.000 con vịt, thu về lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/tháng. Đặc biệt, trang trại nuôi vịt nhốt của ông Lê Văn Mới được Sở Công thương TPHCM cấp chứng nhận truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm trứng vịt. Đây được xem là hướng đi đầy triển vọng cho nghề nuôi vịt theo công nghệ mới… 
Phát huy vai trò doanh nghiệp
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan tâm sự: “Qua thời gian lặn lội cùng nông dân, đồng hành doanh nghiệp, tư duy cùng nhà khoa học… chúng tôi phát hiện rằng, ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp Đồng Tháp nói riêng còn nhiều nút thắt. Muốn tháo gỡ thì vai trò của doanh nghiệp và các nhà đầu tư rất quan trọng, phải hợp sức cùng nhau để giải bài toán chi phí cao, chất lượng thấp”.
Thật ra, lâu nay Đồng Tháp cũng luôn bị ám ảnh bởi tình trạng “giải cứu nông sản” xảy ra nhiều nơi. Việc tái cơ cấu nông nghiệp cũng nhằm tránh nguy cơ đó. Đồng Tháp nhận ra rằng, nếu chỉ loay hoay với sản xuất theo kiểu tăng diện tích, tăng sản lượng, mà không chú trọng đến chi phí sản xuất, chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ… thì nông nghiệp sẽ rơi vào bế tắc và nông dân không thể thoát khỏi rủi ro.
Vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu trong kêu gọi đầu tư chính là lĩnh vực nông nghiệp, bằng các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghệ bảo quản, phân phối, chế biến nông sản; chế tạo máy phục vụ nông nghiệp và hạ tầng logistics...
Tất cả nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cho ngành nông nghiệp, tăng lợi nhuận cho nông dân”. Theo ông Lê Minh Hoan, doanh nghiệp chính là lăng kính phản ánh thị trường. Chính vì vậy, tỉnh không chỉ xem doanh nghiệp là đối tượng đóng góp ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, hay hỗ trợ an sinh xã hội cho địa phương, mà giá trị cao nhất chính là tư vấn về kinh tế - xã hội cho tỉnh.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Cái hay của Đồng Tháp là biết chọn ra 5 sản phẩm thế mạnh để tập trung tái cơ cấu, nâng cao giá trị. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thống nhất chương trình hành động và có những nghị quyết, chỉ đạo sát sao trong suốt quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.
Chính sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự tuyên truyền sâu rộng để người dân và doanh nghiệp hiểu ý nghĩa đề án tái cơ cấu, cùng hành động, đã tạo nên xung lực lớn. Tỉnh phát huy tốt vai trò đầu tàu của doanh nghiệp và đẩy mạnh hình thành các HTX, tổ hợp tác để huy động người dân vào làm ăn hợp tác, từ đó xây dựng được chuỗi giá trị hàng nông sản.
Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng được các mô hình hay như “mô hình hội quán” để quy tụ nông dân cùng ngành nghề sản xuất trao đổi kinh nghiệm, bày tỏ tâm tư nguyện vọng, qua đó thắt chặt hơn tình làng nghĩa xóm, hiểu nhau, tin nhau nên việc hợp tác mới thuận lợi”.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, những thành công bước đầu là đáng mừng, nhưng chặng đường phía trước cũng lắm gian nan bởi diễn biến thị trường luôn thay đổi, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thế giới đòi hỏi khắt khe hơn về an toàn thực phẩm…
Việc tái cơ cấu tới đây, cần bám sát nhu cầu thị trường và xem thị trường là “mệnh lệnh” để sản xuất phù hợp. Đồng Tháp cần đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Hiện nay, diện tích và sản lượng cá tra của Đồng Tháp đã dẫn đầu ĐBSCL, vì vậy không nên phát triển thêm diện tích mà tập trung nâng chất lượng, chuỗi giá trị cho cá tra.
Trong mỗi ngành hàng, cần phát huy vai trò doanh nghiệp làm “hạt nhân”, để vừa tăng cường liên kết, vừa tạo sức mạnh đưa sản phẩm vươn xa ra thế giới… 

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới mà doanh thu xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 4 tỷ USD - tăng cao nhất trong 34 năm qua.
Dứt điểm các tồn tại để gỡ “thẻ vàng”

Dứt điểm các tồn tại để gỡ “thẻ vàng”

Kết quả thanh tra thực tế lần thứ 4 của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã ghi nhận một số chuyển biến tích cực của Việt Nam trong công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Dịch tả heo châu Phi lây lan mạnh ở Quảng Trị

Dịch tả heo châu Phi lây lan mạnh ở Quảng Trị

Chiều 26-11, Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại 23 xã, thị trấn của 4 huyện Triệu Phong, Đakrông, huyện Hướng Hóa, Cam Lộ và thị xã Quảng Trị.
TPHCM khai mạc Chợ phiên nông sản 2023

TPHCM khai mạc Chợ phiên nông sản 2023

Chợ phiên nông sản trưng bày 70 kệ hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân ở TPHCM; thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua bán.
Đang trình Thủ tướng "Đề án 1 triệu ha lúa"

Đang trình Thủ tướng "Đề án 1 triệu ha lúa"

Theo Bộ NN-PTNT, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành dự thảo, đang trình Thủ tướng xem xét. Đại diện các địa phương cho biết, đang háo hức chờ tham gia đề án này. 
Lợi nhuận cây sầu riêng cao hơn cây hồ tiêu 20 lần

Lợi nhuận cây sầu riêng cao hơn cây hồ tiêu 20 lần

Sáng 23-11, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về Hồ tiêu và Cây gia vị năm 2023. Hội nghị nhằm đưa ra các sáng kiến phát triển toàn diện trong ngành hồ tiêu hướng tới đảm bảo sản xuất bền vững và cải thiện sinh kế cho nông dân sản xuất nhỏ.
Quy hoạch đất sạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Quy hoạch đất sạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 của huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) xác định phát triển nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, nhất là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 
Lũ rút, nông dân xuống giống vụ Đông Xuân

Lũ rút, nông dân xuống giống vụ Đông Xuân

Những ngày qua, mực nước tại huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) bắt đầu rút dần, trung bình rút từ 1-2cm/ngày, nên bà con nông dân chủ động vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuống giống vụ lúa đông xuân 2023-2024.
Bạt ngàn 5.000 cây quất trên đất gò đồi ở Quảng Ngãi

Bội thu với cây quất gò đồi

Trồng keo thì hiệu quả kinh tế thấp, lại dễ ngã đổ vì mưa bão hằng năm. Lão nông 68 tuổi quyết định chọn cây quất vì chịu hạn, chịu nắng tốt, dễ kể cả trên đất gò đồi, ngoài ra, cây quất cũng thấp hơn, hạn chế được ngã đổ vì mưa bão.
Dịch tả heo châu Phi lan rộng ra 8/11 huyện, thành thị ở Tiền Giang

Dịch tả heo châu Phi lan rộng ra 8/11 huyện, thành thị ở Tiền Giang

Ngày 21-11, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang) cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh Tiền Giang có 53 hộ chăn nuôi heo ở 12 xã của 8/11 huyện, thị và thành phố bị dịch tả heo châu Phi (DTHCP). Trong đó có 1.158 con heo bệnh phải tiêu hủy, chiếm tỷ lệ 54,4%.

Đầu tư

Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng. Ảnh: VGP

Khánh thành Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng

Ngày 5-4, UBND TP Hải Phòng phối hợp Tập đoàn Hateco tổ chức lễ khánh thành Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT) tại cảng Lạch Huyện. Đây là một trong những dự án hạ tầng cảng biển nước sâu tại Việt Nam được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn tư nhân.

Tài chính- Chứng khoán