Điểm sáng kinh tế châu Á

Đánh giá về bức tranh kinh tế Việt Nam năm vừa qua, truyền thông quốc tế nhận định, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế khu vực châu Á. 

Chủ đề chính trong nhiều bài viết và thông tin về Việt Nam trên báo chí quốc tế là sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, dòng vốn đầu tư nước ngoài, sự phát triển của các công nghệ ứng dụng.

Dẫn số liệu tăng trưởng kinh tế năm 2018 của Việt Nam đạt gần 7,1%, hãng tin tài chính Bloomberg cho rằng chỉ số này được hỗ trợ từ nhu cầu nội địa ổn định, hoạt động gia tăng xuất khẩu, sản xuất và đầu tư nước ngoài. Khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, Việt Nam đã tận dụng nguồn lực sẵn có để củng cố lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị cao như  điện thoại, máy tính, máy ảnh, hàng điện tử và linh kiện.

Theo Bloomberg, có nhiều yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, trong đó phải kể đến chi phí sản xuất giá rẻ.

Cùng nhận định với Bloomberg, tạp chí Forbes cũng cho rằng, Việt Nam có thể được hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo Forbes, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư nóng nhất châu Á.  Nhiều công ty đa quốc gia muốn tìm đến Việt Nam để có thể xuất khẩu hàng hóa được miễn giảm thuế.

Điểm mấu chốt trong câu chuyện tăng trưởng kinh tế Việt Nam là kế hoạch của chính phủ về cổ phần hóa hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, đơn giản hóa các quy định đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Động thái này thu hút một loạt khoản đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế dân số trẻ và tốc độ đô thị hóa nhanh.

Đề cập đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực, trang tin EastAsia Forum nhận định, Việt Nam có thể khai khác được lợi ích từ CPTPP.

Với hiệp định này, mức thuế suất thuế nhập khẩu bình quân áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường của 11 nước trong Hiệp định sẽ giảm từ 1,7% xuống 0,2%.

Với CPTPP, xuất khẩu tăng dự kiến sẽ đạt cao nhất ở các ngành thực phẩm, đồ uống, may mặc, hóa chất, sản phẩm da và nhựa; phương tiện vận tải… Nếu tận dụng được CPTPP, kinh tế Việt Nam dự kiến tăng 1,1% GDP vào năm 2030.

Cũng đề cập về CPTPP, bà Wendy Cutler, Phó Chủ tịch Viện Asia Society có trụ sở tại thành phố New York, Mỹ, cho rằng là 1 trong 6 quốc gia đầu tiên ký kết tham gia hiệp định này, Việt Nam có thể khai khác được tối đa những lợi ích mà CPTPP đem lại. Để Việt Nam có thể tận dụng tối đa các lợi thế của mình, có lẽ sẽ cần sự ủng hộ của hệ thống chính trị, cũng như sự đồng sức đồng lòng của tất cả các thành phần kinh tế.

Tuy có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng để thực hiện thành công mục tiêu trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao, giới chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần ưu tiên thực hiện một số giải pháp, trong đó có việc thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển từ số lượng sang chất lượng cũng như cần ưu tiên đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Malaysia tạm ngừng tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn

Malaysia tạm ngừng tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn

Ngày 3-4, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke Siew Fook cho biết, nước này đã tạm ngừng cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines, do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Dự kiến, hoạt động tìm kiếm sẽ được nối lại vào cuối năm nay.

Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á

Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á

Trong phiên giao dịch sáng 3-4, chỉ số chứng khoán Nikkei tại thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một loạt thuế quan đối ứng đối với các nước, bao gồm mức thuế 24% đối với hàng hóa Nhật Bản.

Tổng thống Trump quyết định “thuế chiết khẩu đối ứng” áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: BLOOMBERG

Chính sách thuế mới của ông Trump bị chỉ trích

Chiều 2-4, theo giờ Bờ Đông của Mỹ (rạng sáng 3-4 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Trump đã có bài phát biểu tại Vườn Hồng trong khuôn viên Nhà Trắng về quyết định “thuế chiết khẩu đối ứng” áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thành công vượt bậc trong chuyển đổi năng lượng sạch

Thành công vượt bậc trong chuyển đổi năng lượng sạch

Ngày 1-4, Công ty điện lực Helen đã chính thức cho ngừng hoạt động Nhà máy điện than Salmisaari tại Helsinki, góp phần đưa Phần Lan đến thành tựu loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng than trong vòng 10 năm - sớm hơn 4 năm so với dự kiến.

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.

Động đất 6,2 độ richter tại Nhật Bản

Động đất 6,2 độ richter tại Nhật Bản

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết ngày 2-4, một trận động đất có độ lớn 6,2 độ richter đã làm rung chuyển khu vực phía Đông Bắc của thành phố Nishinoomote, thuộc tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.

Nga và Mỹ tiếp tục đàm phán về Ukraine

Nga và Mỹ tiếp tục đàm phán về Ukraine

Tại cuộc họp báo ngày 2-4, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga “vẫn tiếp tục duy trì liên lạc với Mỹ” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, nếu các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra không đạt được tiến triển đáng kể. 

Đợt thuế quan của ông Trump được coi là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: CNN

Chính phủ Mỹ không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2-4, trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu.

Động đất 6,0 độ richter tại miền Đông Indonesia

Động đất 6,0 độ richter tại miền Đông Indonesia

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cho biết một trận động đất có độ lớn 6,0 độ richter đã làm rung chuyển khu vực ngoài khơi tỉnh Maluku ở miền Đông nước này vào ngày 1-4.

Lực lượng cứu hộ của Việt Nam đưa thi thể nạn nhân ra ngoài. Ảnh: Baochinhphu.vn

Động đất tại Myanmar: Khó có thêm phép màu

Ngày 1-4, lực lượng cứu hộ tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar đã giải cứu thành công một phụ nữ 63 tuổi, sau 91 giờ bị chôn vùi dưới đống đổ nát trận động đất 7,7 độ richter hôm 28-3. Tuy nhiên, hy vọng tìm thêm người sống sót rất mong manh khi số người thiệt mạng tiếp tục gia tăng nhanh chóng.

Trứng được bán tại siêu thị Akidai ở quận Nerima, Tokyo. Ảnh: KYODO

Nhật Bản thi hành luật về cung cấp thực phẩm khẩn cấp

Trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lương thực toàn cầu ngày càng gia tăng, từ ngày 1-4, tại Nhật Bản, luật mới về các biện pháp khẩn cấp cung cấp thực phẩm bắt đầu có hiệu lực nhằm tăng cường khả năng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.