Ghi nhận bước đầu cho thấy, trong khi có một số trường có điểm sàn quá thấp và bị Bộ GD-ĐT “can thiệp”, thì nhiều trường tư thục lại tự tin với điểm xét tuyển cao hơn cả trường công.
Dư nguồn tuyển, điểm sàn vẫn thấp
Theo Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), năm 2018 cả nước có 688.641 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, tăng 7,5% so với năm ngoái. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH là 455.174 (xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia là 344.275, xét tuyển bằng các phương thức khác là 110.899); tăng 1,2% so với năm 2017. Nhìn một cách cơ học sẽ thấy nguồn tuyển so với chỉ tiêu xét tuyển của các trường là dôi dư 1,51 lần.
Ở một thống kê khác của kỳ thi năm nay, tỷ lệ thí sinh đạt ở ngưỡng 14 điểm tương đương năm 2017; trên mức 14 điểm thì nguồn tuyển giảm và dưới 14 điểm thì nguồn tuyển tăng hơn so với năm ngoái. Nếu lấy điểm sàn là 14,5 (mức điểm sàn chung năm 2017 là 15,5) thì số dư tuyển sinh sẽ là 1,62 lần; gần với số dư năm 2017. Như vậy, năm 2018 nếu điểm sàn là 14,5 điểm thì có thể coi là “tương đương” 15 điểm của năm 2017, do năm nay điểm ưu tiên đã giảm một nửa (số thí sinh hưởng ưu tiên khoảng 83%).
Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường ĐH vừa đưa ra mức điểm sàn xét tuyển gây “sốc” dư luận. Đáng kể như Trường ĐH Xây dựng Miền Trung có mức điểm sàn là 11 điểm/3 môn; Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng là 12 điểm cho 29/31 ngành, kể cả những ngành thuộc nhóm sức khỏe như điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng; Trường ĐH An Giang có 13/36 ngành trình độ ĐH lấy mức điểm sàn là 13 điểm, 7 ngành 14 điểm; Trường ĐH Xây dựng Miền Tây lấy 13 điểm; Trường ĐH Hoa Sen nhiều ngành lấy mức 14 điểm; Trường ĐH Võ Trường Toản nhiều ngành cùng xét mức 13 điểm, ngành y đa khoa chỉ 15 điểm. Trong khi đó, Trường ĐH Cần Thơ có 21/77 ngành có điểm sàn xét tuyển là 14 điểm, mức điểm sàn thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay.
Nhìn lại lịch sử thi tuyển sinh ĐH “3 chung” từ khi có điểm sàn (từ năm 2004 đến 2014), chưa có năm nào điểm sàn ĐH lại dưới mức 13 điểm dù đề thi tuyển sinh ĐH thời điểm đó được đánh giá khó hơn so với đề thi THPT quốc gia như hiện nay.
Bất ngờ trường tư
Trong mùa tuyển sinh ĐH năm nay, bất ngờ nhiều trường ĐH tư thục mạnh dạn đưa ra mức điểm sàn xét tuyển từ 15 điểm trở lên. Có trường khối ngành sức khỏe điểm rất cao từ 18 điểm trở lên, thậm chí ngành Y đa khoa lấy điểm sàn 22,5 điểm.
Đáng kể như: Trường ĐH Y dược Cần Thơ lấy điểm sàn từ 17-19 điểm; ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y dược TPHCM lấy điểm sàn xét tuyển là 21 điểm; ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y dược Thái Bình và Trường ĐH Huế cùng mức điểm sàn là 20. Trong khi đó, ngành Y đa khoa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dù bắt đầu tuyển sinh từ năm nay với 60 chỉ tiêu nhưng đã lấy điểm sàn xét tuyển là 22,5. PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Khi làm đề án mở ngành, chúng tôi đã cam kết với Bộ GD-ĐT sẽ lấy mức điểm chuẩn cao. Tuyển được bao nhiêu cũng sẽ đào tạo và đào tạo đàng hoàng”. Các trường ĐH ngoài công lập khác như Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM… cũng có mức điểm sàn xét tuyển thấp nhất là 15 điểm.
Dù đây chưa phải là mức điểm chuẩn nhưng nỗ lực này cũng cho thấy một cái nhìn khác về trường tư thục không phải tuyển theo kiểu “vơ bèo vạt tép”. Phó hiệu trưởng một trường ĐH lớn tại TPHCM, nhận định: “Với phổ điểm năm nay khá thấp thì việc nhiều trường ĐH tư thục dám công bố mức điểm sàn từ 15 điểm trở lên là một sự mạo hiểm, nhưng không phải không có cơ sở. Trước hết, nguồn tuyển dồi dào, nhiều trường tư thục hiện nay số nguyện vọng đăng ký từ 20.000 - 40.000, so với chỉ tiêu gấp 5 - 7 lần. Một số trường đã tạo dựng được tên tuổi, giá trị đó được chính những thế hệ sinh viên ra trường mang lại. Bản thân họ cũng thật sự vững mạnh về tiềm lực để đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ, nghiên cứu khoa học… để dần dà cạnh tranh với những trường công lập khác”.
Theo nguồn tin của phóng viên, nhiều trường có mức điểm sàn 11 - 14 điểm đã nhận được tin nhắn của Vụ Giáo dục ĐH chỉ đạo không được lấy điểm quá thấp. Trường có ngưỡng từ 13 điểm trở xuống có thể bị kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, điều này trái với Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm năm 2018, khi có quy định cho phép các trường, viện được tự xác định điểm sàn. Bên cạnh đó, kể từ khi áp dụng hình thức thi “2 trong 1” (năm 2015), Bộ GD-ĐT đã bỏ điểm sàn và tốt nghiệp THPT là điều kiện tối thiểu để được vào ĐH. Khi đã quy định bỏ điểm sàn thì không có lý do “ép buộc” vì mỗi trường có đối tượng tuyển sinh riêng.
Dư nguồn tuyển, điểm sàn vẫn thấp
Theo Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), năm 2018 cả nước có 688.641 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, tăng 7,5% so với năm ngoái. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH là 455.174 (xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia là 344.275, xét tuyển bằng các phương thức khác là 110.899); tăng 1,2% so với năm 2017. Nhìn một cách cơ học sẽ thấy nguồn tuyển so với chỉ tiêu xét tuyển của các trường là dôi dư 1,51 lần.
Ở một thống kê khác của kỳ thi năm nay, tỷ lệ thí sinh đạt ở ngưỡng 14 điểm tương đương năm 2017; trên mức 14 điểm thì nguồn tuyển giảm và dưới 14 điểm thì nguồn tuyển tăng hơn so với năm ngoái. Nếu lấy điểm sàn là 14,5 (mức điểm sàn chung năm 2017 là 15,5) thì số dư tuyển sinh sẽ là 1,62 lần; gần với số dư năm 2017. Như vậy, năm 2018 nếu điểm sàn là 14,5 điểm thì có thể coi là “tương đương” 15 điểm của năm 2017, do năm nay điểm ưu tiên đã giảm một nửa (số thí sinh hưởng ưu tiên khoảng 83%).
Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường ĐH vừa đưa ra mức điểm sàn xét tuyển gây “sốc” dư luận. Đáng kể như Trường ĐH Xây dựng Miền Trung có mức điểm sàn là 11 điểm/3 môn; Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng là 12 điểm cho 29/31 ngành, kể cả những ngành thuộc nhóm sức khỏe như điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng; Trường ĐH An Giang có 13/36 ngành trình độ ĐH lấy mức điểm sàn là 13 điểm, 7 ngành 14 điểm; Trường ĐH Xây dựng Miền Tây lấy 13 điểm; Trường ĐH Hoa Sen nhiều ngành lấy mức 14 điểm; Trường ĐH Võ Trường Toản nhiều ngành cùng xét mức 13 điểm, ngành y đa khoa chỉ 15 điểm. Trong khi đó, Trường ĐH Cần Thơ có 21/77 ngành có điểm sàn xét tuyển là 14 điểm, mức điểm sàn thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay.
Nhìn lại lịch sử thi tuyển sinh ĐH “3 chung” từ khi có điểm sàn (từ năm 2004 đến 2014), chưa có năm nào điểm sàn ĐH lại dưới mức 13 điểm dù đề thi tuyển sinh ĐH thời điểm đó được đánh giá khó hơn so với đề thi THPT quốc gia như hiện nay.
Bất ngờ trường tư
Trong mùa tuyển sinh ĐH năm nay, bất ngờ nhiều trường ĐH tư thục mạnh dạn đưa ra mức điểm sàn xét tuyển từ 15 điểm trở lên. Có trường khối ngành sức khỏe điểm rất cao từ 18 điểm trở lên, thậm chí ngành Y đa khoa lấy điểm sàn 22,5 điểm.
Đáng kể như: Trường ĐH Y dược Cần Thơ lấy điểm sàn từ 17-19 điểm; ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y dược TPHCM lấy điểm sàn xét tuyển là 21 điểm; ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y dược Thái Bình và Trường ĐH Huế cùng mức điểm sàn là 20. Trong khi đó, ngành Y đa khoa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dù bắt đầu tuyển sinh từ năm nay với 60 chỉ tiêu nhưng đã lấy điểm sàn xét tuyển là 22,5. PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Khi làm đề án mở ngành, chúng tôi đã cam kết với Bộ GD-ĐT sẽ lấy mức điểm chuẩn cao. Tuyển được bao nhiêu cũng sẽ đào tạo và đào tạo đàng hoàng”. Các trường ĐH ngoài công lập khác như Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM… cũng có mức điểm sàn xét tuyển thấp nhất là 15 điểm.
Dù đây chưa phải là mức điểm chuẩn nhưng nỗ lực này cũng cho thấy một cái nhìn khác về trường tư thục không phải tuyển theo kiểu “vơ bèo vạt tép”. Phó hiệu trưởng một trường ĐH lớn tại TPHCM, nhận định: “Với phổ điểm năm nay khá thấp thì việc nhiều trường ĐH tư thục dám công bố mức điểm sàn từ 15 điểm trở lên là một sự mạo hiểm, nhưng không phải không có cơ sở. Trước hết, nguồn tuyển dồi dào, nhiều trường tư thục hiện nay số nguyện vọng đăng ký từ 20.000 - 40.000, so với chỉ tiêu gấp 5 - 7 lần. Một số trường đã tạo dựng được tên tuổi, giá trị đó được chính những thế hệ sinh viên ra trường mang lại. Bản thân họ cũng thật sự vững mạnh về tiềm lực để đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ, nghiên cứu khoa học… để dần dà cạnh tranh với những trường công lập khác”.
Theo nguồn tin của phóng viên, nhiều trường có mức điểm sàn 11 - 14 điểm đã nhận được tin nhắn của Vụ Giáo dục ĐH chỉ đạo không được lấy điểm quá thấp. Trường có ngưỡng từ 13 điểm trở xuống có thể bị kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, điều này trái với Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm năm 2018, khi có quy định cho phép các trường, viện được tự xác định điểm sàn. Bên cạnh đó, kể từ khi áp dụng hình thức thi “2 trong 1” (năm 2015), Bộ GD-ĐT đã bỏ điểm sàn và tốt nghiệp THPT là điều kiện tối thiểu để được vào ĐH. Khi đã quy định bỏ điểm sàn thì không có lý do “ép buộc” vì mỗi trường có đối tượng tuyển sinh riêng.