Mùa hè năm 2021, chủ đề “công xưởng thế giới tiếp theo” Việt Nam được bàn luận sôi nổi. Ngoài Việt Nam, Singapore cũng trở thành một điểm đến phổ biến ở Đông Nam Á. Khu vực này luôn được coi là một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới. Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á năm 2020 do Google, Temasek Holdings và Bain & Company công bố chung cho thấy: Năm 2020, tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế số Đông Nam Á vượt quá 100 tỷ USD, cùng với sự phổ cập và nâng cấp ứng dụng số hóa, con số này dự kiến sẽ vượt qua mức 300 tỷ USD vào năm 2025. Tỷ lệ phát triển internet ở Đông Nam Á đang không ngừng gia tăng. Theo đó, số lượng người dùng internet ở 6 quốc gia Đông Nam Á sẽ tăng từ 20 triệu lên 460 triệu vào năm 2022 và tỷ lệ sử dụng internet chung sẽ cao tới 76%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 59,5%. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh đến Đông Nam Á đã trở thành một trong những chiến lược tăng trưởng của nhiều công ty Trung Quốc.
Theo thống kê của ngân hàng đầu tư BridgeSEA Capital có trụ sở tại Singapore, số lượng đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á vượt trên 650 vụ giao dịch trong năm 2022 với tổng kim ngạch gần 10 tỷ USD. Kim ngạch đầu tư hàng năm khoảng 18,39 triệu USD, thể hiện xu hướng tăng lên. Trong số các khoản đầu tư vào Đông Nam Á, Singapore và Indonesia cùng chiếm khoảng 70% thị phần vốn đầu tư mạo hiểm.
Thị trường Đông Nam Á bao gồm Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan... với dân số khoảng 800 triệu người và độ tuổi trung bình là 27. Vậy nên, khu vực này luôn được coi là một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới. Giới quan sát nhận định với Đông Nam Á, nhiệm vụ của các doanh nghiệp muốn chinh phục thị trường đầy tiềm năng và màu mỡ này là nên chọn điểm dừng chân đầu tiên nào khi mở rộng hoạt động kinh doanh? Chỉ cần trả lời được câu hỏi này, khả năng thành công của doanh nghiệp là không nhỏ.