Trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, di dân từ nông thôn ra đô thị là kết quả của giai đoạn công nghiệp hóa nông thôn đảm bảo việc sản xuất nông nghiệp. Với nước ta, công nghiệp vẫn quá lạc hậu, chủ yếu là gia công và chưa theo được các nước trong khu vực và quốc tế, trong khi thế mạnh của đất nước luôn là nông nghiệp. Trong thời đại hiện nay, trọng điểm phát triển bền vững đất nước ta nằm ở ngành nào là phải trên cơ sở phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lương thực.
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang gia tốc. Nhân loại luôn cải tiến nông nghiệp, tăng diện tích đất trồng trọt đáp ứng sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, tăng lương thực cấp số cộng vẫn không thể đáp ứng tăng dân số cấp số nhân. Hiện nay dù lượng lương thực thực phẩm dư thừa bỏ đi có thể đủ nuôi sống loài người, nhưng cũng khó có giải pháp giải quyết hiệu quả lương thực, thực phẩm dư thừa. Không gia đình nào sử dụng hết, sử dụng chính xác số lương thực, thực phẩm mua về. Bao giờ cũng có một tỷ lệ thừa nhất định, mà chỉ có thể cải thiện tỷ lệ này chứ không thể giải quyết hoàn toàn. Và tổng quan, lương thực luôn là vấn đề lớn nhất của loài người hiện nay, tương lai.
Phân tích kỹ thực tế này để nhận ra được ý nghĩa vô cùng quan trọng với Việt Nam, một đất nước có tiềm năng lớn về nông nghiệp và hơn 2/3 dân số sống bằng nghề nông. Thực tế đó gợi mở và là điểm xuất phát cho mô hình chiến lược phát triển bền vững đất nước ta: phải đưa khoa học - công nghệ ứng dụng thích ứng vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng phát triển hệ thống phân phối mở rộng và ổn định; tập trung phát triển công nghệ chế biến, bao bì và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, không nhất thiết tập trung chạy theo những loại hình công nghiệp giá cả càng ngày càng giảm, tính ổn định không cao. Kinh tế toàn cầu hiện nay đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn diện và vai trò nông nghiệp, lương thực mang tính quyết định. Giờ đây, trong khi công nghiệp chưa phát triển, chúng ta lại để mất đất nông nghiệp, để mất nông dân - di cư tự phát từ nông thôn ra thành thị, điều đó đe dọa an ninh quốc gia.
Để ổn định phát triển lâu dài, đất nước cần phải đảm bảo nông dân phải được ổn định, tức là họ phải sống được với đất của họ. Nông dân phải giàu có hơn. Nông nghiệp nước ta qua chiến tranh kéo dài, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp. Sau chiến tranh, qua đổi mới, phương thức canh tác được cải thiện, phát triển đảm bảo cơ bản nguồn lương thực trong nước và xuất khẩu nông sản chiếm tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đời sống và thu nhập thật sự của nông dân còn quá thấp. Đây là nguyên nhân và là lực đẩy những thanh niên nông thôn ra đô thị, chủ yếu làm ngành nghề tự do, phi chính thức hoặc làm công nhân gia công “giá rẻ”.
Nhà nước phải có trách nhiệm lớn nhất, là trung gian, là lái buôn (bằng hệ thống chính sách) lớn nhất, trung thành nhất, đảm bảo nhất, ổn định nhất với nông dân, để nông dân ổn định, an tâm sản xuất. Hiện nay, nông dân luôn rơi vào vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Phụ thuộc quá nhiều vào lái buôn tư nhân nên mới có chuyện cả lái buôn nước ngoài “đạo diễn” giá cả, lèo lái làm cho thị trường bất ổn.
Di dân là quy luật, thúc đẩy sự phát triển, chứ không hẳn cản trở sự phát triển. Nhưng di dân chỉ thúc đẩy sự phát triển khi có chính sách phát triển đúng đắn. Và chỉ cần một “lỗ hổng”, sẽ ngược lại. Rất tiếc, ở nước ta, khi nông dân rời bỏ ruộng vườn, năng suất ở nông nghiệp vẫn chưa tăng lên nhiều do cơ giới hóa yếu, thậm chí có nơi chỉ sản xuất cầm chừng, năng suất còn giảm vì người ở lại không chí thú cấy cày. Một vấn đề đáng lo ngại nữa là có những trường hợp người ta đợi sự vắng mặt của nông dân, để đưa những người không phải nông dân nhảy vào làm nông. Trong quá trình từ sản xuất nhỏ đến canh tác lớn, phải đặc biệt quan tâm đến hiện tượng kinh doanh trên ruộng đất nhưng không bám đất bám làng. Họ ôm lấy ruộng đất, “giả vờ” làm nông dân, lời thì họ làm, lỗ thì họ “phủi”, rồi bán đất cho mục đích khác mà không có trách nhiệm gì hết. Động cơ chính là thương mại.
Không thể có một nền nông nghiệp phát triển khi không còn nông dân, nông dân cứ ào ạt ra đi. Nhiều người cho rằng nông nghiệp chỉ ổn định, không giàu, muốn phát triển thì phải công nghiệp, không thể khư khư ôm lấy nông nghiệp. Điều đó đúng, nhưng đúng ở đất nước khác, ở thời đại khác - khi mà lương thực dư thừa. Điều đó đúng, khi chúng ta không quyết tâm làm giàu đất nước bằng nông nghiệp. Thế giới đang bước vào giai đoạn thiếu lương thực. Đây có thể là cơ hội phát triển bền vững cho Việt Nam.
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang gia tốc. Nhân loại luôn cải tiến nông nghiệp, tăng diện tích đất trồng trọt đáp ứng sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, tăng lương thực cấp số cộng vẫn không thể đáp ứng tăng dân số cấp số nhân. Hiện nay dù lượng lương thực thực phẩm dư thừa bỏ đi có thể đủ nuôi sống loài người, nhưng cũng khó có giải pháp giải quyết hiệu quả lương thực, thực phẩm dư thừa. Không gia đình nào sử dụng hết, sử dụng chính xác số lương thực, thực phẩm mua về. Bao giờ cũng có một tỷ lệ thừa nhất định, mà chỉ có thể cải thiện tỷ lệ này chứ không thể giải quyết hoàn toàn. Và tổng quan, lương thực luôn là vấn đề lớn nhất của loài người hiện nay, tương lai.
Phân tích kỹ thực tế này để nhận ra được ý nghĩa vô cùng quan trọng với Việt Nam, một đất nước có tiềm năng lớn về nông nghiệp và hơn 2/3 dân số sống bằng nghề nông. Thực tế đó gợi mở và là điểm xuất phát cho mô hình chiến lược phát triển bền vững đất nước ta: phải đưa khoa học - công nghệ ứng dụng thích ứng vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng phát triển hệ thống phân phối mở rộng và ổn định; tập trung phát triển công nghệ chế biến, bao bì và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, không nhất thiết tập trung chạy theo những loại hình công nghiệp giá cả càng ngày càng giảm, tính ổn định không cao. Kinh tế toàn cầu hiện nay đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn diện và vai trò nông nghiệp, lương thực mang tính quyết định. Giờ đây, trong khi công nghiệp chưa phát triển, chúng ta lại để mất đất nông nghiệp, để mất nông dân - di cư tự phát từ nông thôn ra thành thị, điều đó đe dọa an ninh quốc gia.
Để ổn định phát triển lâu dài, đất nước cần phải đảm bảo nông dân phải được ổn định, tức là họ phải sống được với đất của họ. Nông dân phải giàu có hơn. Nông nghiệp nước ta qua chiến tranh kéo dài, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp. Sau chiến tranh, qua đổi mới, phương thức canh tác được cải thiện, phát triển đảm bảo cơ bản nguồn lương thực trong nước và xuất khẩu nông sản chiếm tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đời sống và thu nhập thật sự của nông dân còn quá thấp. Đây là nguyên nhân và là lực đẩy những thanh niên nông thôn ra đô thị, chủ yếu làm ngành nghề tự do, phi chính thức hoặc làm công nhân gia công “giá rẻ”.
Nhà nước phải có trách nhiệm lớn nhất, là trung gian, là lái buôn (bằng hệ thống chính sách) lớn nhất, trung thành nhất, đảm bảo nhất, ổn định nhất với nông dân, để nông dân ổn định, an tâm sản xuất. Hiện nay, nông dân luôn rơi vào vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Phụ thuộc quá nhiều vào lái buôn tư nhân nên mới có chuyện cả lái buôn nước ngoài “đạo diễn” giá cả, lèo lái làm cho thị trường bất ổn.
Di dân là quy luật, thúc đẩy sự phát triển, chứ không hẳn cản trở sự phát triển. Nhưng di dân chỉ thúc đẩy sự phát triển khi có chính sách phát triển đúng đắn. Và chỉ cần một “lỗ hổng”, sẽ ngược lại. Rất tiếc, ở nước ta, khi nông dân rời bỏ ruộng vườn, năng suất ở nông nghiệp vẫn chưa tăng lên nhiều do cơ giới hóa yếu, thậm chí có nơi chỉ sản xuất cầm chừng, năng suất còn giảm vì người ở lại không chí thú cấy cày. Một vấn đề đáng lo ngại nữa là có những trường hợp người ta đợi sự vắng mặt của nông dân, để đưa những người không phải nông dân nhảy vào làm nông. Trong quá trình từ sản xuất nhỏ đến canh tác lớn, phải đặc biệt quan tâm đến hiện tượng kinh doanh trên ruộng đất nhưng không bám đất bám làng. Họ ôm lấy ruộng đất, “giả vờ” làm nông dân, lời thì họ làm, lỗ thì họ “phủi”, rồi bán đất cho mục đích khác mà không có trách nhiệm gì hết. Động cơ chính là thương mại.
Không thể có một nền nông nghiệp phát triển khi không còn nông dân, nông dân cứ ào ạt ra đi. Nhiều người cho rằng nông nghiệp chỉ ổn định, không giàu, muốn phát triển thì phải công nghiệp, không thể khư khư ôm lấy nông nghiệp. Điều đó đúng, nhưng đúng ở đất nước khác, ở thời đại khác - khi mà lương thực dư thừa. Điều đó đúng, khi chúng ta không quyết tâm làm giàu đất nước bằng nông nghiệp. Thế giới đang bước vào giai đoạn thiếu lương thực. Đây có thể là cơ hội phát triển bền vững cho Việt Nam.