Đơn hàng dồi dào, năng suất lao động được cải thiện, cộng với triển vọng của tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước, ngành dệt may đặt kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 35 tỷ USD cho cả năm 2018, dù còn nhiều khó khăn phía trước.
Công nhân ngành may phấn khởi do có nhiều hàng để sản xuất. Ảnh: CAO THĂNG
Đã có đơn hàng đến hết năm
Ghi nhận tại các doanh nghiệp (DN) may mặc trên địa bàn TPHCM cho thấy, ngay từ đầu năm đơn hàng đã khá dồi dào, dù giá gia công vẫn chưa có dấu hiệu tăng. Nhiều DN cho biết đã có đơn hàng đến hết năm, thậm chí gối đầu qua những tháng đầu năm 2019. “So với năm trước, năm nay đơn hàng may mặc khá nhiều, đặc biệt số lượng khách hàng cũ đang quay trở lại rất lớn.
Hiện nay, mỗi tháng, ngoài xưởng chính ra hàng khoảng trên dưới 100.000 sản phẩm, DN chúng tôi còn phải đem gia công bên ngoài khối lượng hàng trị giá khoảng 700.000 - 800.000 USD mới kịp tiến độ cho đối tác. Tuy đơn hàng nhiều nhưng trong quá trình đàm phán phía đối tác luôn “cò kè” hạ giá, buộc doanh nghiệp phải tìm giải pháp siết chặt các quy trình, đẩy nhanh tiến độ sản xuất và tiết kiệm tối đa chi phí để có mức chào giá cạnh tranh”, Giám đốc Công ty TNHH May mặc Thành Đạt chia sẻ. Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm cũng cho biết, hiện các DN trong ngành dệt may đã có đủ đơn hàng hết quý 3 và đang đàm phán cho những hợp đồng dài hạn qua năm 2019. “Tuy giá tiếp tục có xu hướng giảm nhưng số lượng đơn hàng đang tăng mạnh trong năm nay, nhất là với DN có quy mô lớn, khả năng đáp ứng thời gian giao hàng tốt”, đại diện VITAS khẳng định.
Theo đánh giá của Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM Phạm Xuân Hồng, năm nay ngành dệt may có nhiều triển vọng nhờ đã có lượng đơn hàng nhất định. Tuy nhiên, các DN dệt may còn đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Myanmar, Campuchia... Bởi trên thực tế, các nước này không chỉ đột phá về thị phần xuất khẩu mà ngay tại thị trường trong nước, các chính sách về bảo hiểm, đất đai, thuế... đều thấp. Trong khi đó, tại Việt Nam, những chi phí này đều cao hơn các nước bạn. Do vậy, dù kim ngạch, doanh thu của ngành dệt may có tăng trưởng thì lợi nhuận sẽ không cao. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của ngành dệt may cũng chưa thực sự thuận lợi, xu hướng thời trang nhanh khiến yêu cầu về thời gian giao hàng ngày một ngắn lại, từ 30 - 45 ngày xuống còn 15 ngày, cũng tạo áp lực lớn cho DN sản xuất.
Tiếp tục cạnh tranh bằng chất lượng
Với đơn hàng dồi dào và triển vọng khả quan của kinh tế thế giới cũng như trong nước, ngành dệt may nâng mục tiêu kế hoạch xuất khẩu đạt 35 tỷ USD, cao hơn kế hoạch từ đầu năm 2018.
Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, theo Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường, giải pháp cơ bản của ngành vẫn là tiếp tục có được sản phẩm chất lượng tốt, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý nhất. Dệt may Việt Nam không đi theo hướng nhận đơn hàng giá rẻ nhất, mà đi theo hướng giá hợp lý nhất với sự đòi hỏi về tay nghề và kỹ thuật cao. Giải pháp cho vấn đề này chính là đầu tư đúng công nghệ của giai đoạn hiện nay, nâng cao năng suất không chỉ thông qua tay nghề của người lao động mà còn qua hệ thống sản xuất, quản lý, tin học hóa trong quản trị và tự động hóa từng bước, từng khâu trong sản xuất của ngành.
“Thời gian qua, mặc dù xuất hiện xu hướng dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu dệt may sang một số thị trường lân cận có chi phí sản xuất cạnh tranh hơn, nhưng điều này không đáng lo ngại vì DN dệt may Việt Nam vẫn hoàn toàn đủ sức cạnh tranh, không lo mất đơn hàng sang các thị trường khác”, Chủ tịch VITAS khẳng định. Bởi một trong những lý do để dệt may có sức cạnh tranh cao là tay nghề của công nhân trong ngành ngày một nâng cao; năng suất được cải thiện, chất lượng ngày càng tốt hơn và quan trọng là uy tín của DN với các đối tác mua hàng khá tốt.
Vì vậy, phần lớn các nhà nhập khẩu đều dành cho Việt Nam các đơn hàng lớn, chỉ chuyển một số đơn hàng nhỏ sang các nước như Myanmar, Campuchia. Chưa kể, hiện nay các DN trong ngành đang từng bước đầu tư công nghệ mới, thiết bị tự động, nâng cao năng suất. Dùng lợi nhuận tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm bắt kịp xu hướng phát triển và nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng dệt may. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do không chỉ giúp ngành dệt may đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mà còn lấp dần nguồn cung nguyên phụ liệu bị thiếu hụt.
Từ chỗ phải nhập khẩu hầu hết nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, hiện mỗi năm, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu trên 3 tỷ USD sợi, gần 1 tỷ USD vải, 400 triệu USD phụ liệu may. Đặc biệt, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi tư duy đầu tư công nghệ của DN, hướng sản xuất đến những phân khúc sản phẩm giá trị cao như ODM (tự thiết kế, tự chủ nguyên phụ liệu, sản xuất, vận chuyển), OBM (tự thiết kế và bán sản phẩm bằng thương hiệu riêng). Theo đó, DN đã dần chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng và công nghệ, thiết bị để thiết kế trên các phần mềm 3D, chào bán mẫu, thay vì sản xuất theo mẫu của nhà nhập khẩu như trước kia. Việc lựa chọn hướng khai thác sâu phân khúc sản phẩm giá trị cao cũng giúp dệt may Việt Nam tiếp tục tạo sự khác biệt trên thị trường xuất khẩu dệt may thế giới và tăng trưởng như mong muốn.
Ngay sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng lên đến 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, tại ĐBSCL, để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất đối với ngành tôm, chính quyền và ngành chức năng các địa phương đang nỗ lực ổn định tình hình.
Hơn 400 doanh nghiệp thủy sản có nguy cơ thua lỗ nặng nếu mức thuế 46% của Hoa Kỳ được giữ nguyên, với lô hàng 500.000USD có thể phải chịu thuế tới 230.000USD.
Chiều 8-4, tại trụ sở Chính phủ, Bộ Công thương phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự sự kiện.
Chiều 8-4, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường ký ban hành Tờ trình số 2332/TTr-UBND trình HĐND TPHCM về việc triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM (Dự án) để thực hiện.
Chiều 8-4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế về Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (Hội nghị P4G).
UBND TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND TPHCM về việc thông qua danh mục công trình, dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn thành phố.
Chiều 8-4, đồng chí Nguyễn Văn Được, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, có buổi tiếp ông Wee Ee Cheong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Tập đoàn Ngân hàng United Overseas Bank (UOB).
Ngày 8-4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
Tối 7-4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành tại trụ sở Chính phủ nhằm cập nhật tình hình và thảo luận giải pháp trước việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng với hàng hóa từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là phiên họp thứ ba của Thường trực Chính phủ liên quan đến vấn đề này.
Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM vừa công bố báo cáo quý 1-2025. Kết quả khảo sát cho thấy: 50% doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực từ việc nhu cầu tiêu dùng sụt giảm; 39% thiếu vốn kinh doanh; 38% gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng; và 37% chưa có đơn hàng mới.
Chiều 7-4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị chức năng và nhiều doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu nông sản chủ lực sang Hoa Kỳ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố chính sách thuế đối ứng mới. Theo đó, Mỹ có thể áp mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Đầu năm 2021, quận 12 có hơn 1.500 hộ nghèo và gần 1.000 hộ cận nghèo, đến nay, quận đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo, còn 460 hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của TPHCM.
Những ngày qua, bà con ngư dân ở xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) liên tiếp đánh bắt trúng đậm hàng tấn cá trích biển, mang về nguồn thu nhập đáng kể.
Theo Bộ Công thương, nhiều nông sản Việt đã vươn xa nhờ chỉ dẫn địa lý, trong khi không ít thương hiệu lại đánh mất cơ hội vì chậm chân trong đăng ký bảo hộ. Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ (sáng chế, kiểu dáng, thương hiệu, tác phẩm nghệ thuật, phần mềm, bí quyết kinh doanh...) cũng chưa được chú trọng đăng ký bảo hộ, khiến doanh nghiệp bị cạnh tranh gay gắt, hạn chế thị phần.
- Hầu hết các ngành sản xuất đang lo lắng do những diễn biến bất lợi về thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy vậy, lĩnh vực xuất khẩu rau trái của xứ mình vẫn bình tĩnh. Đánh giá của Hiệp hội Rau quả Việt Nam là “chuyện này không ảnh hưởng lớn đến kinh doanh và xuất khẩu của ngành”.
Tối 6-4, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) phát đi thông cáo thông tin, cơ quan này cùng với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi thư tới Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ vào ngày 5-4 với nội dung kêu gọi Chính quyền Tổng thống Donald Trump tạm hoãn việc áp thuế đối ứng vào hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhằm tránh gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng xấu tới giao dịch thương mại trước đó và làm xáo trộn chuỗi logistics.
Bộ Công thương đang kiến nghị sửa đổi nghị định về kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa (C/O); đồng thời sẽ xây dựng một website riêng để minh bạch thông tin này của doanh nghiệp.
UBND TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND TPHCM về việc thông qua danh mục công trình, dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn thành phố.
Chiều 8-4, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường ký ban hành Tờ trình số 2332/TTr-UBND trình HĐND TPHCM về việc triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM (Dự án) để thực hiện.
Trong khi thị trường chứng khoán thế giới có dấu hiệu phục hồi, thị trường trong nước lại tiếp tục lao dốc mạnh sau kỳ nghỉ kéo dài ba ngày. Phiên giao dịch ngày 8-4 ghi nhận VN-Index giảm gần kịch biên độ, mất 77,88 điểm (tương đương 6,43%), xuống còn 1.132,79 điểm.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu