>> Video bạn đọc gửi Báo SGGP khi lưu thông qua các đoạn sạt lở trên đèo Khánh Lê:
Sáng 1-12, lực lượng chức năng đang tích cực dọn dẹp đất đá sạt lở tại đèo Khánh Lê (đoạn qua xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà) xảy ra từ đêm 30-11.
Theo phản ánh của nhiều lái xe, sau khi đoạn sạt lở tại xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) được khắc phục một phần, các phương tiện đã lựa chọn hành trình qua quốc lộ 27C để lưu thông.
Tuy nhiên, đến đêm 30-11, khi lưu thông đến địa phận tỉnh Khánh Hoà thì tiếp tục gặp các vị trị sạt lở khiến xe không thể lưu thông. Nhiều phương tiện chấp nhận quay đầu xe lựa chọn lộ trình đi quốc lộ 27 (qua Ninh Thuận) để đảm bảo an toàn.
Trước đó, hàng ngàn mét khối đất đá tại bờ ta luy dương đã sạt lở xuống quốc lộ 27C, đoạn qua xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, chia cắt hoàn toàn đoạn quốc lộ, các phương tiện không thể lưu thông trong nhiều giờ.
Quốc lộ 40B đoạn qua Quảng Nam bị tê liệt do sạt lở núi Ngày 1-12, ông Thái Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, một vụ sạt lở núi khiến quốc lộ 40B đoạn qua địa bàn huyện bị tê liệt. Theo thông tin ban đầu, vào bắt đầu từ tối qua (30-11) đến sáng nay 1-12, một phần quả đồi, ven ta luy dương đổ sập xuống đường quốc lộ 40B, tại vị trí Km80+100 đoạn qua xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My với khối lượng đất đá, cây cối vùi lấp đường hơn 10.000m3. Vụ sạt lở khiến quốc lộ 40B bị tê liệt tạm thời. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG Vụ sạt lở núi cũng khiến giao thông lưu thông lên 3 xã vùng cao của huyện Bắc Trà My là Trà Giác, Trà Giáp và Trà Ka và lên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) hoàn toàn bị tê liệt. Theo người dân, điểm sạt lở này bắt đầu xuất hiện vào tối ngày 30-11, sáng nay tiếp tục sạt lở và khối lượng vùi lấp ngày càng tăng dần do quả đồi đã ngấm "no" nước mưa, bị nhão do mưa lớn trong những ngày qua. Nhằm đảm bảo giao thông trong thời gian sớm nhất, lực lượng chức năng đã điều động ngay phương tiện cơ giới đến hiện trường để xúc, dọn nhằm thông tuyến. |