Sau nhiều năm liền gặp khó khăn về thị trường, hiện nay hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trở lại. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2016, mặc dù ban đầu kế hoạch chỉ dám đề ra là đưa khoảng 100.000 người đi làm việc ở nước ngoài nhưng hiện đã đưa được 126.296 người đi xuất khẩu lao động, tức vượt khoảng 26,3% so với kế hoạch đề ra. Năm 2016 cũng là năm thứ ba liên tục hoạt động xuất khẩu lao động vượt chỉ tiêu về tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Trước đó, bức tranh xuất khẩu lao động Việt Nam trở nên u ám khi phải giải cứu hàng vạn lao động ở Trung Đông do khủng hoảng về chính trị, tình trạng lao động Việt Nam đi làm việc theo chương trình EPS (lao động phổ thông) bỏ trốn ra ngoài, vi phạm hợp đồng tại Hàn Quốc, mãn hạn không chịu về nước… gia tăng khiến Bộ Lao động và nhân lực Hàn Quốc phải dừng chương trình tiếp nhận lao động Việt Nam. Tuy nhiên, từ tháng 5-2016 đến nay, Hàn Quốc đã nối lại chương trình EPS sau khi Việt Nam thực hiện hàng loạt giải pháp “rắn” để ngăn chặn lao động vi phạm hợp đồng lao động tại Hàn Quốc như yêu cầu phải ký quỹ, địa phương nào có nhiều lao động bỏ trốn sẽ không được tuyển dụng mới…
Trong cuộc họp giữa tháng 6-2017, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, ông Tống Hải Nam cũng vui mừng thông tin, trong 5 tháng đầu năm 2017, cả nước đã đưa được tổng số 44.334 lao động đi làm việc tại nước ngoài, trong đó thị trường chủ lực vẫn là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc (riêng số lao động đi Nhật Bản gia tăng mạnh với gần 18.000 lao động).
Có thêm nhiều người lao động được đi làm việc tại nước ngoài, có thu nhập cao để giải quyết bài toán thiếu việc làm không chỉ là mong mỏi của nhiều người dân mà cả các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH thì hiện nay, ở các thị trường tiếp nhận lao động đang có sự chuyển dịch khá rõ nét về nhu cầu lao động chất lượng cao, các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… ngày càng khắt khe về tuyển dụng nguồn lao động. Vì vậy, Bộ LĐTB-XH đã giao Cục Quản lý lao động ngoài nước xây dựng đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025” để trình Chính phủ. Có thể hiểu đây là chương trình xuất khẩu lao động chất lượng cao, mở ra cơ hội cho khoảng 200.000 cử nhân, thạc sĩ hiện đang thất nghiệp đi làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước “đính chính” rằng, đây không phải là đề án đưa cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động mà cần hiểu là Việt Nam sẽ tăng cường đưa lao động có chất lượng chuyên môn (được đào tạo) ra nước ngoài làm việc, nhưng trong đó các thị trường tuyển dụng đều nêu yêu cầu rất rõ là họ chỉ tiếp nhận những lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, chứ không phải là các ứng viên được đào tạo về khoa học xã hội. Mà theo khảo sát của Viện Khoa học lao động xã hội thì với các lao động kỹ thuật có chất lượng, có tay nghề… ngay ở thị trường nội địa cũng đang khan thiếu. Thậm chí, trong khi rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp thì các lao động có trình độ ở trường dạy nghề lại được doanh nghiệp săn đón, được trả mức lương cao đến rất cao.
Như vậy có nghĩa, khi chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu lao động có chất lượng cao, chắc chắn bức tranh thị trường lao động sẽ có nhiều biến động. Lao động có tay nghề thiếu càng thêm thiếu mà số cử nhân, thạc sĩ ra trường đành phải “treo bằng” vẫn cứ nhiều như hiện nay. Chắc chắn chúng ta không thể xuất khẩu lao động có bằng cấp nhưng tay nghề và chuyên môn không phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng hoặc trình độ kỹ thuật quá non kém. Mà doanh nghiệp trong nước cũng vẫn không có nhu cầu sử dụng số lao động này. Về việc lâu nay chúng ta lo ngại nguy cơ “chảy máu chất xám”, thực tế không thể ngăn cản bởi thị trường lao động và tiền lương diễn ra theo quan hệ cung-cầu. Mà không chỉ có chảy máu chất xám, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, chắc chắn có sự dịch chuyển tự do của nguồn lao động chất lượng từ Việt Nam sang các nước trong ASEAN, có nghĩa là còn chảy máy cả tay nghề nữa.
Thực ra đây là cơ hội cho người lao động và là thách thức cho doanh nghiệp. Nhưng để tháo gỡ nút thắt, bài toán đặt ra bây giờ là Nhà nước phải định hướng lại việc đào tạo nguồn nhân lực, phân luồng ngay từ “đầu vào”: giảm chỉ tiêu đào tạo về khoa học xã hội; tăng nguồn nhân lực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật… “Lao động chất lượng cao” ở đây được hiểu không chỉ có cử nhân, thạc sĩ mà là lao động đã qua đào tạo, có tay nghề (tốt nghiệp tại các trường cao đẳng dạy nghề). Cũng có thể nói, đào tạo phải theo nhu cầu thực sự của thị trường lao động. Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh không phải cứ vào đại học mà chuyển đi học nghề, có lương cao, được các doanh nghiệp săn đón.
Theo các chuyên gia dự báo, nhu cầu lao động có chuyên môn cao tại nhiều nước trong thời gian tới là rất lớn. “Đầu ra” không phải là vấn đề số một, mà quan trọng nhất hiện nay là có đào tạo được nguồn lao động chất lượng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hay vẫn chấp nhận tình trạng nơi thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu như hiện tại. Xuất khẩu lao động đã đến lúc phải thay đổi về chất lượng, không thể tiếp tục cậy vào lao động phổ thông giá rẻ, mà thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và ngoại ngữ để cạnh tranh với lao động từ nhiều nước khác.
Có thêm nhiều người lao động được đi làm việc tại nước ngoài, có thu nhập cao để giải quyết bài toán thiếu việc làm không chỉ là mong mỏi của nhiều người dân mà cả các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH thì hiện nay, ở các thị trường tiếp nhận lao động đang có sự chuyển dịch khá rõ nét về nhu cầu lao động chất lượng cao, các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… ngày càng khắt khe về tuyển dụng nguồn lao động. Vì vậy, Bộ LĐTB-XH đã giao Cục Quản lý lao động ngoài nước xây dựng đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025” để trình Chính phủ. Có thể hiểu đây là chương trình xuất khẩu lao động chất lượng cao, mở ra cơ hội cho khoảng 200.000 cử nhân, thạc sĩ hiện đang thất nghiệp đi làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước “đính chính” rằng, đây không phải là đề án đưa cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động mà cần hiểu là Việt Nam sẽ tăng cường đưa lao động có chất lượng chuyên môn (được đào tạo) ra nước ngoài làm việc, nhưng trong đó các thị trường tuyển dụng đều nêu yêu cầu rất rõ là họ chỉ tiếp nhận những lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, chứ không phải là các ứng viên được đào tạo về khoa học xã hội. Mà theo khảo sát của Viện Khoa học lao động xã hội thì với các lao động kỹ thuật có chất lượng, có tay nghề… ngay ở thị trường nội địa cũng đang khan thiếu. Thậm chí, trong khi rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp thì các lao động có trình độ ở trường dạy nghề lại được doanh nghiệp săn đón, được trả mức lương cao đến rất cao.
Như vậy có nghĩa, khi chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu lao động có chất lượng cao, chắc chắn bức tranh thị trường lao động sẽ có nhiều biến động. Lao động có tay nghề thiếu càng thêm thiếu mà số cử nhân, thạc sĩ ra trường đành phải “treo bằng” vẫn cứ nhiều như hiện nay. Chắc chắn chúng ta không thể xuất khẩu lao động có bằng cấp nhưng tay nghề và chuyên môn không phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng hoặc trình độ kỹ thuật quá non kém. Mà doanh nghiệp trong nước cũng vẫn không có nhu cầu sử dụng số lao động này. Về việc lâu nay chúng ta lo ngại nguy cơ “chảy máu chất xám”, thực tế không thể ngăn cản bởi thị trường lao động và tiền lương diễn ra theo quan hệ cung-cầu. Mà không chỉ có chảy máu chất xám, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, chắc chắn có sự dịch chuyển tự do của nguồn lao động chất lượng từ Việt Nam sang các nước trong ASEAN, có nghĩa là còn chảy máy cả tay nghề nữa.
Thực ra đây là cơ hội cho người lao động và là thách thức cho doanh nghiệp. Nhưng để tháo gỡ nút thắt, bài toán đặt ra bây giờ là Nhà nước phải định hướng lại việc đào tạo nguồn nhân lực, phân luồng ngay từ “đầu vào”: giảm chỉ tiêu đào tạo về khoa học xã hội; tăng nguồn nhân lực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật… “Lao động chất lượng cao” ở đây được hiểu không chỉ có cử nhân, thạc sĩ mà là lao động đã qua đào tạo, có tay nghề (tốt nghiệp tại các trường cao đẳng dạy nghề). Cũng có thể nói, đào tạo phải theo nhu cầu thực sự của thị trường lao động. Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh không phải cứ vào đại học mà chuyển đi học nghề, có lương cao, được các doanh nghiệp săn đón.
Theo các chuyên gia dự báo, nhu cầu lao động có chuyên môn cao tại nhiều nước trong thời gian tới là rất lớn. “Đầu ra” không phải là vấn đề số một, mà quan trọng nhất hiện nay là có đào tạo được nguồn lao động chất lượng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hay vẫn chấp nhận tình trạng nơi thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu như hiện tại. Xuất khẩu lao động đã đến lúc phải thay đổi về chất lượng, không thể tiếp tục cậy vào lao động phổ thông giá rẻ, mà thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và ngoại ngữ để cạnh tranh với lao động từ nhiều nước khác.