Đến năm 2030, Đà Nẵng đào tạo ít nhất 5.000 kỹ sư lĩnh vực vi mạch bán dẫn

Ngày 30-8, tại hội nghị Xúc tiến đầu tư vi mạch bán dẫn Đà Nẵng, ông Bùi Hoàng Phương, Thứ trưởng Bộ TT-TT đề nghị, TP Đà Nẵng cần ưu tiên hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng; hoàn thành mục tiêu đào tạo ít nhất 5.000 kỹ sư lĩnh vực vi mạch bán dẫn đến năm 2030.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng tham quan một số sản phẩm liên quan đến ngành vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của các đơn vị. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Lãnh đạo TP Đà Nẵng tham quan một số sản phẩm liên quan đến ngành vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của các đơn vị. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Theo đó, TP Đà Nẵng là địa phương năng động, tiêu biểu cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo. Đây là những đặc trưng phù hợp để phát triển công nghiệp bán dẫn. Đà Nẵng có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao, hạ tầng CNTT phát triển, sự quan tâm và quyết tâm của chính quyền thành phố là những yếu tố quan trọng bảo đảm phát triển công nghiệp bán dẫn.

Cùng với những lợi thế trên, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng; trong đó có các chính sách ưu đãi vượt trội cho các nhà đầu tư chiến lược, đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo. Đây là động lực để thu hút nguồn lực nước ngoài đầu tư vào địa phương.

z5781888747157_8fb41c854c067ae9af06a338539d96ab.jpg
Ông Bùi Hoàng Phương, Thứ trưởng Bộ TT-TT phát biểu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Thứ trưởng Bộ TT-TT đề nghị TP Đà Nẵng chủ động xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ để góp phần thực hiện hóa mục tiêu Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của quốc gia. Trong đó, chú trọng thu hút các nhà đầu tư chiến lược; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Giai đoạn trước mắt, cần ưu tiên hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng để thúc đẩy, phát triển bền vững các ngành/lĩnh vực.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng sớm nghiên cứu và xây dựng các nghị quyết, quy định chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trên địa bàn để cụ thể hóa các nội dung quy định tại Nghị quyết 136 vào thực tế, kịp thời ban hành và áp dụng vào đầu năm 2025.

z5781888582756_399e69385a2dfd513d05616137de1849.jpg
Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho biết, kể từ năm 2024, TP Đà Nẵng thống nhất chọn ngày 30-8 hàng năm là “Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng”. TP Đà Nẵng đã và đang xây dựng các cơ sở chính trị, pháp lý tạo ra chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, hợp tác phát triển trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26-6-2024 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.

Theo ông Nguyễn Văn Quảng, TP Đà Nẵng là địa phương đầu tiên được trao những cơ chế đặc thù để phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Đây là các chính sách ưu đãi vượt trội cho các nhà đầu tư chiến lược, đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Cụ thể, chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân; chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng ngành vi mạch bán dẫn; chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học; chính sách hỗ trợ chi phí mua thiết bị hỗ trợ cho doanh nghiệp; chính sách cho thuê trực tiếp tài sản kết cấu hạ tầng thông tin không thông qua đấu giá, thực hiện chỉ định thầu, mua sắm các trang thiết bị đặc thù từ đối tác chiến lược thuộc lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…

Về hạ tầng, TP Đà Nẵng sớm đưa vào vận hành Khu Công viên phần mềm số 2 để thu hút các nhà đầu tư, các trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Tin cùng chuyên mục