Đề xuất hình phạt lao động công ích, quản chế có sử dụng vòng điện tử tại Việt Nam

Theo TS Nguyễn Thị Ánh Hồng (Trường Đại học Luật TPHCM), hình phạt cộng đồng đang ngày càng được áp dụng rộng rãi và các quốc gia đã có nhiều giải pháp để phát huy tối đa hiệu quả của hình phạt. Việt Nam có thể tham khảo theo hướng đa dạng, linh hoạt, hiệu quả và trao quyền chủ động nhiều hơn cho người áp dụng luật.

Ngày 19-10, Trường ĐH Luật TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Trách nhiệm hình sự, miễn và giảm trách nhiệm hình sự: Lý luận và thực tiễn”.

z5944949966183_5dd2f44ab61a59cfaffaa91c9efc1e97.jpg
Quang cảnh hội thảo

Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật như GS-TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; PGS-TS Nguyễn Tất Viễn, nguyên Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, cùng các chuyên gia tới từ ngành tòa án, kiểm sát, luật sư...

z5944949968010_517ca3c0db1b4c35560b23244a7db515.jpg
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia tới từ ngành tòa án, kiểm sát, giới luật sư...

Tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Ánh Hồng, Trưởng Bộ môn Luật Hình sự, Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TPHCM, dẫn chứng, Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị đã đặt ra yêu cầu “Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Định hướng này đã được triển khai xuyên suốt trong quá trình sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 1999 và xây dựng, ban hành BLHS năm 2015.

Trong đó có nhiều quy định liên quan đến các hình phạt cộng đồng. Nghị quyết 27/NQ-TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030, đã nhấn mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có luật hình sự theo mục tiêu đảm bảo dân chủ, công bằng, nhân đạo.

IMG_7593.jpg
TS Nguyễn Thị Ánh Hồng tham luận tại hội thảo

Từ đó, TS Nguyễn Thị Ánh Hồng đề xuất, hình phạt cộng đồng là một trong các giải pháp hữu hiệu nhằm thay thế hình phạt tù và có thể đáp ứng được các yêu cầu của chính sách hình sự nước ta hiện nay.

Đây là các hình phạt đặt trọng tâm của việc giáo dục, cải tạo người phạm tội dựa trên sự hỗ trợ từ cộng đồng, nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của người phạm tội và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong tư pháp hình sự.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, cải tạo không giam giữ được xem là hình phạt cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả xét xử và áp dụng hình phạt từ năm 2018 đến năm 2023 cho thấy, tỷ lệ bị cáo bị áp dụng hình phạt tù vẫn rất cao (khoảng 70%) và nếu cộng thêm số bị cáo bị tuyên hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì tỷ lệ này khoảng từ 87% đến 89%.

IMG_7594.jpg
GS-TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương phát biểu tại hội thảo

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ áp dụng hình phạt tù vẫn rất cao, PGS-TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương cho rằng, có một thực tế là khi thẩm phán tuyên cho bị cáo được hưởng án treo thì lại bị nghi ngờ có tiêu cực, phải giải trình.

“Cơ quan cấp trên đi thanh tra, kiểm tra rất ít khi kiểm tra bản án tuyên bị cáo chung thân hay tử hình, mà chỉ tập trung kiểm tra bản án có án treo. Việc giải trình bản thân không có tiêu cực trong việc tuyên án treo là không dễ”, PGS-TS Trần Văn Độ nhận định.

IMG_7592.jpg
TS Lê Nguyên Thanh, Trường Đại học Luật TPHCM phát biểu tại hội thảo

Theo TS Lê Nguyên Thanh, giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TPHCM, để áp dụng được các hình phạt cộng đồng đối với Việt Nam còn cần một lộ trình thay đổi khá dài.

Bởi trong thực tiễn xét xử, để có căn cứ pháp lý tuyên một bị cáo hưởng án treo cũng đã rất khó, chứ chưa nói đến hình phạt cải tạo không giam giữ.

z5944949977482_0e204c962e51a653e8eb8cd2e8c1aac5.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Theo TS Nguyễn Thị Ánh Hồng, Việt Nam có thể tham khảo các hình thức cụ thể của hình phạt cộng đồng sau:

- Lao động công ích

- Lao động công ích có kết hợp với việc hoàn thành các khóa học, các chương trình điều trị

- Lao động công ích kết hợp với phạt tiền

- Giám sát tư pháp có thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng

- Quản chế có thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng

- Quản chế có sử dụng vòng điện tử và thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng

- Quản thúc tại gia có/không sử dụng vòng điện tử và kết hợp thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng nhất định.

Tin cùng chuyên mục