Căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 16-BCT về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020, tại kỳ họp này, Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Có 4 lĩnh vực đề xuất được thí điểm là công tác quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính - ngân sách; cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý. Dự kiến nếu Nghị quyết được thông qua, sẽ có hiệu lực từ 1-1-2018 và được thực hiện trong 5 năm.
Nhìn một cách tổng thể, các lĩnh vực được phân cấp, phân quyền nhằm tăng tính tự chủ, tăng trách nhiệm của chính quyền thành phố. Đây là các vấn đề được chuẩn bị chặt chẽ, trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm sự kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, HĐND… Nói là phân cấp, phân quyền nhưng chủ yếu là ủy quyền.
Theo đề xuất, về công tác quản lý đất đai, HĐND TP quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên nhưng phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ trong mỗi kỳ kế hoạch sử dụng đất. Khi tiến hành phải bảo đảm đúng quy trình thủ tục, thực hiện công khai xin ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động, tổ chức đấu thầu, thu ngân sách theo quy định pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất.
Về quản lý đầu tư, HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách thành phố theo quy định Luật Đầu tư công. UBND TP trình HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư tại điểm b, khoản 2, Điều 29, Luật Đầu tư công.
Về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, HĐND TP báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thí điểm chính sách thuế tài sản; tăng mức thuế, phí, lệ phí hiện hành, và phí, lệ phí chưa có trong danh mục. Thành phố được vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp; được hưởng 50% tiền sử dụng đất khi bán tài sản nhà nước để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; được hưởng số thu từ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, phần thu này dùng đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH, kể cả dự toán 18.800 tỷ đồng đầu tư cho dự án chống ngập và hai bệnh viện tuyến cuối mà trước đây ngân sách trung ương chi theo kế hoạch đầu tư trung hạn đã được Quốc hội phê duyệt.
Về quản lý đầu tư, HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách thành phố theo quy định Luật Đầu tư công. UBND TP trình HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư tại điểm b, khoản 2, Điều 29, Luật Đầu tư công.
Về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, HĐND TP báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thí điểm chính sách thuế tài sản; tăng mức thuế, phí, lệ phí hiện hành, và phí, lệ phí chưa có trong danh mục. Thành phố được vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp; được hưởng 50% tiền sử dụng đất khi bán tài sản nhà nước để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; được hưởng số thu từ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, phần thu này dùng đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH, kể cả dự toán 18.800 tỷ đồng đầu tư cho dự án chống ngập và hai bệnh viện tuyến cuối mà trước đây ngân sách trung ương chi theo kế hoạch đầu tư trung hạn đã được Quốc hội phê duyệt.
Về cơ chế ủy quyền cho UBND cấp dưới sẽ thực hiện theo luật định. Còn mức chi trả thu nhập và mức lương phù hợp cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt, HĐND sẽ xem xét trong khả năng, phạm vi ngân sách của thành phố.
Nếu Nghị quyết được thông qua với một số nội dung thí điểm nói trên thì TPHCM có phần chủ động hơn, nhưng về ngân sách thì thành phố còn khó khăn rất nhiều cần được xem xét tỷ lệ điều tiết hợp lý, được hưởng trọn vẹn phần thu vượt và cần ổn định chỉ tiêu được giao trong thời gian nhất định để chủ động tính toán vay nợ và khả năng trả nợ. Nếu mỗi năm đều giao chỉ tiêu thu cao hơn thì khó có thể cân đối trả nợ vay.
Trước mắt, một số những nội dung được cho phép thí điểm là rất cần thiết nhưng cũng không quá kỳ vọng xem đây như chiếc đũa thần để thúc đẩy, tạo ra những xung lực cho thành phố phát triển. Trong tương lai, TPHCM cần có chính sách pháp luật đầy đủ hơn, phân cấp, phân quyền mạnh hơn như chính sách pháp luật về Chính quyền đô thị, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Nhiều năm qua, cơ chế, chính sách đối với TPHCM như “chiếc áo quá chật”. Cử tri và người dân thành phố rất mong được Quốc hội xem xét tháo gỡ từ việc cho phép thí điểm một số lĩnh vực tới cơ chế chính sách đầy đủ hơn, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự phát triển của thành phố và cả nước.