* NGUYỄN HOÀNG DUY (quận 5, TPHCM): Cẩn trọng tìm hiểu khi chọn nơi gửi con
Để con mình không bị thành nạn nhân của nạn bạo hành trẻ em, phụ huynh cần phải cẩn trọng khi chọn nơi gửi con. Trước khi gửi con vào một cơ sở mầm non nào đó, nên tìm hiểu thật kỹ thông tin qua các phụ huynh đã gửi con nơi đó xem có tốt không. Khi đưa và rước con, nên dành chút thời gian hỏi thăm các phụ huynh khác để tìm hiểu về cách tổ chức sinh hoạt cho các bé tại cơ sở giữ trẻ, qua đó có thể giám sát, phát hiện ngay khi có chuyện trẻ bị bạo hành. Mỗi tối ở nhà, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi với con cái. Qua những trò chơi vui nhộn, hãy nhẹ nhàng, hỏi con về chuyện ăn ở tại cơ sở giữ trẻ, về thái độ và tình cảm của các bảo mẫu với trẻ. Nên tạo không khí gần gũi, thân mật để trẻ kể cho cha mẹ biết.
Ai cũng biết rõ, da thịt và tâm hồn trẻ con rất non nớt, dễ bị tổn thương về mặt thể chất lẫn tinh thần nếu bị bạo hành. Và vết thương ấy khó lành lặn, thậm chí thành nỗi ám ảnh. Vậy nên, cần quan tâm con cái mỗi ngày, có như thế mới không xảy ra những điều đáng tiếc.
* TÚ NGUYÊN (huyện Cần Đước, tỉnh Long An): Phẩm chất cần có của người bảo mẫu
Mới đây, tại lớp mẫu giáo tư thục Ánh Sao (huyện Hóc Môn, TPHCM), mặc dù có gắn camera quan sát nhưng cô nuôi dạy trẻ vẫn tát liên tiếp vào mặt một cháu bé. Do vậy, không ít người tỏ ra nghi ngờ hiệu quả gắn camera quan sát để chống nạn bạo hành trẻ mầm non. Thật ra việc gắn camera quan sát tại các cơ sở giáo dục mầm non là cần thiết, giúp giám sát, quản lý chặt chẽ, tạo sự an tâm của phụ huynh. Đó là giải pháp cần, nhưng chưa đủ.
Trong những vụ bạo hành trẻ mầm non, nguyên nhân trực tiếp là do các bảo mẫu đó thiếu đạo đức, yếu kém kỹ năng chuyên môn. Trong khi đó, chủ cơ sở giữ trẻ đã thiếu trách nhiệm, không có tấm lòng yêu thương trẻ.
Do vậy, để chống nạn bạo hành trẻ mầm non, phải vận dụng nhiều giải pháp về ý thức trách nhiệm của phụ huynh; kỹ năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức của bảo mẫu.
Nếu cha mẹ có ý thức định hình sớm một nhân cách tốt cho con ngay từ bé, khi trẻ vào trường mầm non sẽ không là gánh nặng cho các bảo mẫu.
Vào lớp mầm non, không phải trẻ nào cũng được cha mẹ giáo dục nhân cách sớm, ở lứa tuổi này các cháu luôn có sự khiếm khuyết về nhân cách, và đó chính là lý do đòi hỏi bảo mẫu phải có những phẩm chất tốt đẹp để vừa dạy dỗ vừa hoàn chỉnh nhân cách các cháu. Người bảo mẫu phải hội đủ những phẩm chất cao đẹp mà một người hành nghề bình thường khó có được, như lòng yêu nghề mến trẻ, sự thấu hiểu, quan tâm sâu sắc đến nhân cách chưa hoàn thiện ở từng đứa trẻ, có lòng khoan dung độ lượng.
* ĐẶNG TRUNG THÀNH (quận Bình Tân, TPHCM): Trau dồi kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm, dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn. Kỹ năng mềm không những cần có ở các ngành nghề khác trong xã hội, mà ngay cả nghề bảo mẫu cũng rất cần thiết.
Thực tế cho thấy hiện nay có nhiều cô nuôi dạy trẻ thiếu kỹ năng mềm. Đã có rất nhiều trường hợp vì không kiềm chế được bản thân, ứng xử không khéo, lúng túng trong những tình huống thực tế, nên đã xảy ra những vụ việc bạo hành trẻ em gây chấn động dư luận. Đồng ý rằng trẻ rất tinh nghịch, phá phách, cần được dạy dỗ nghiêm túc, nhưng không vì thế mà dùng cách bạo hành. Nếu có kỹ năng mềm và có lòng yêu trẻ, người nuôi dạy trẻ sẽ biết kiềm nén cảm xúc, hành xử nhẹ nhàng nhưng ổn thỏa. Biết lắng nghe, biết cảm thông, cũng như học cách nhẹ nhàng trong giao tiếp sẽ triệt tiêu các vụ bạo hành trẻ mầm non.
Để con mình không bị thành nạn nhân của nạn bạo hành trẻ em, phụ huynh cần phải cẩn trọng khi chọn nơi gửi con. Trước khi gửi con vào một cơ sở mầm non nào đó, nên tìm hiểu thật kỹ thông tin qua các phụ huynh đã gửi con nơi đó xem có tốt không. Khi đưa và rước con, nên dành chút thời gian hỏi thăm các phụ huynh khác để tìm hiểu về cách tổ chức sinh hoạt cho các bé tại cơ sở giữ trẻ, qua đó có thể giám sát, phát hiện ngay khi có chuyện trẻ bị bạo hành. Mỗi tối ở nhà, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi với con cái. Qua những trò chơi vui nhộn, hãy nhẹ nhàng, hỏi con về chuyện ăn ở tại cơ sở giữ trẻ, về thái độ và tình cảm của các bảo mẫu với trẻ. Nên tạo không khí gần gũi, thân mật để trẻ kể cho cha mẹ biết.
Ai cũng biết rõ, da thịt và tâm hồn trẻ con rất non nớt, dễ bị tổn thương về mặt thể chất lẫn tinh thần nếu bị bạo hành. Và vết thương ấy khó lành lặn, thậm chí thành nỗi ám ảnh. Vậy nên, cần quan tâm con cái mỗi ngày, có như thế mới không xảy ra những điều đáng tiếc.
* TÚ NGUYÊN (huyện Cần Đước, tỉnh Long An): Phẩm chất cần có của người bảo mẫu
Mới đây, tại lớp mẫu giáo tư thục Ánh Sao (huyện Hóc Môn, TPHCM), mặc dù có gắn camera quan sát nhưng cô nuôi dạy trẻ vẫn tát liên tiếp vào mặt một cháu bé. Do vậy, không ít người tỏ ra nghi ngờ hiệu quả gắn camera quan sát để chống nạn bạo hành trẻ mầm non. Thật ra việc gắn camera quan sát tại các cơ sở giáo dục mầm non là cần thiết, giúp giám sát, quản lý chặt chẽ, tạo sự an tâm của phụ huynh. Đó là giải pháp cần, nhưng chưa đủ.
Trong những vụ bạo hành trẻ mầm non, nguyên nhân trực tiếp là do các bảo mẫu đó thiếu đạo đức, yếu kém kỹ năng chuyên môn. Trong khi đó, chủ cơ sở giữ trẻ đã thiếu trách nhiệm, không có tấm lòng yêu thương trẻ.
Do vậy, để chống nạn bạo hành trẻ mầm non, phải vận dụng nhiều giải pháp về ý thức trách nhiệm của phụ huynh; kỹ năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức của bảo mẫu.
Nếu cha mẹ có ý thức định hình sớm một nhân cách tốt cho con ngay từ bé, khi trẻ vào trường mầm non sẽ không là gánh nặng cho các bảo mẫu.
Vào lớp mầm non, không phải trẻ nào cũng được cha mẹ giáo dục nhân cách sớm, ở lứa tuổi này các cháu luôn có sự khiếm khuyết về nhân cách, và đó chính là lý do đòi hỏi bảo mẫu phải có những phẩm chất tốt đẹp để vừa dạy dỗ vừa hoàn chỉnh nhân cách các cháu. Người bảo mẫu phải hội đủ những phẩm chất cao đẹp mà một người hành nghề bình thường khó có được, như lòng yêu nghề mến trẻ, sự thấu hiểu, quan tâm sâu sắc đến nhân cách chưa hoàn thiện ở từng đứa trẻ, có lòng khoan dung độ lượng.
* ĐẶNG TRUNG THÀNH (quận Bình Tân, TPHCM): Trau dồi kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm, dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn. Kỹ năng mềm không những cần có ở các ngành nghề khác trong xã hội, mà ngay cả nghề bảo mẫu cũng rất cần thiết.
Thực tế cho thấy hiện nay có nhiều cô nuôi dạy trẻ thiếu kỹ năng mềm. Đã có rất nhiều trường hợp vì không kiềm chế được bản thân, ứng xử không khéo, lúng túng trong những tình huống thực tế, nên đã xảy ra những vụ việc bạo hành trẻ em gây chấn động dư luận. Đồng ý rằng trẻ rất tinh nghịch, phá phách, cần được dạy dỗ nghiêm túc, nhưng không vì thế mà dùng cách bạo hành. Nếu có kỹ năng mềm và có lòng yêu trẻ, người nuôi dạy trẻ sẽ biết kiềm nén cảm xúc, hành xử nhẹ nhàng nhưng ổn thỏa. Biết lắng nghe, biết cảm thông, cũng như học cách nhẹ nhàng trong giao tiếp sẽ triệt tiêu các vụ bạo hành trẻ mầm non.