Theo đó, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an xem xét đề nghị của UBND tỉnh Bình Định về việc điều tra, xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cơ sở đóng tàu có hành vi gian lận trong thực hiện hợp đồng đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ NN-PTNT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo Công ty TNHH MTV Nam Triệu thuộc Bộ Công an nghiêm túc khắc phục, sửa chữa các tàu cá bị hư hỏng và không cho công ty này nhận mới các hợp đồng đóng mới tàu cá cho đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan thuộc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (thuộc Tổng cục Thủy sản-PV), xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bộ NN-PTNT cũng cho biết, sau khi xảy ra sự cố tàu vỏ thép, Bộ NN-PTNT đã yêu cầu các tỉnh rà soát. Đến nay, ngoài tỉnh Bình Định còn có thêm các tỉnh như Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Nam báo cáo có nhiều tàu đóng theo Nghị định 67 xảy ra sự cố. Tuy nhiên ngay sau khi sự cố xảy ra, đơn vị đóng tàu đã khẩn trương xử lý, khắc phục nên hiện cơ bản tàu được đưa trở lại hoạt động, chỉ còn một số vẫn đang tiếp tục sửa chữa.
Theo kết quả tổng rà soát đến ngày 31-5 vừa qua, cả nước đã có 666 tàu được đóng mới theo Nghị định 67 đi vào hoạt động. Nhiều chủ tàu vươn khơi bám biển, thu lợi 80 đến 300 triệu đồng một chuyến đi biển hoặc thu 3 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên vụ việc 18 con tàu bị hỏng tại tỉnh Bình Định là một sự cố đáng tiếc.
Đồng thời Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan thuộc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (thuộc Tổng cục Thủy sản-PV), xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bộ NN-PTNT cũng cho biết, sau khi xảy ra sự cố tàu vỏ thép, Bộ NN-PTNT đã yêu cầu các tỉnh rà soát. Đến nay, ngoài tỉnh Bình Định còn có thêm các tỉnh như Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Nam báo cáo có nhiều tàu đóng theo Nghị định 67 xảy ra sự cố. Tuy nhiên ngay sau khi sự cố xảy ra, đơn vị đóng tàu đã khẩn trương xử lý, khắc phục nên hiện cơ bản tàu được đưa trở lại hoạt động, chỉ còn một số vẫn đang tiếp tục sửa chữa.
Theo kết quả tổng rà soát đến ngày 31-5 vừa qua, cả nước đã có 666 tàu được đóng mới theo Nghị định 67 đi vào hoạt động. Nhiều chủ tàu vươn khơi bám biển, thu lợi 80 đến 300 triệu đồng một chuyến đi biển hoặc thu 3 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên vụ việc 18 con tàu bị hỏng tại tỉnh Bình Định là một sự cố đáng tiếc.