Cách đây ít lâu, trong chuyến về thăm trung đoàn cũ đóng quân trên đất chiến khu Việt Bắc năm xưa, chúng tôi ghé thăm Trình tại Hà Nội. Dù sức khỏe đã cạn kiệt do căn bệnh hiểm nghèo, Trình vẫn bảo chị Thanh - vợ anh và các cháu chuẩn bị bữa cơm gia đình ấm áp tiếp chúng tôi, những người đồng đội từ miền Nam ra: “Kệ nó, sống chết là việc của giời. Anh em mình còn gặp được nhau là quý lắm rồi”, Trình gục vào người tôi. Anh khóc như gặp lại người thân yêu trước lúc đi xa mãi mãi. Linh tính báo cho tôi điều gì hệ trọng lắm sắp xảy ra. Tôi càng thấm thía lời của vị Tổng Tư lệnh lừng danh của chúng tôi - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh thời đã từng nói mỗi khi gặp lại những người lính đầu bạc của mình: “Gặp nhau là quý lắm rồi!”. Chúng tôi gặp lại nhau, gặp lại Trình bây giờ là quý lắm rồi!
Những giọt nước mắt của Trình làm tôi nhớ lại những giọt nước mắt của anh khi gặp tôi ở Đền thờ Liệt sĩ Long Khốt (Long An) nơi chiến trường xưa, chúng tôi cùng anh trai của chị Thanh đã chiến đấu thời chống Mỹ. Lần ấy, cách nay cả chục năm, từ Hà Nội, Trình và đồng đội vào giỗ liệt sĩ đúng dịp chúng tôi khánh thành đền. Khi đọc tên anh trai của vợ mình trên bia đá trong đền, Trình như người mộng du. Người đàn ông đã trải qua trận mạc, mình dài, vai rộng, quân phục chỉnh tề, không hề yếu mềm trước kẻ thù mà mềm yếu trong vòng tay đồng đội, nơi anh mình ngã xuống.
Từ ấy, Trương Đắc Trình đã chọn Long Khốt là quê hương thứ hai của mình. Nghe tin chúng tôi đang cùng địa phương lập dự án đề nghị Nhà nước công nhận Long Khốt là Di sản văn hóa lịch sử cấp quốc gia, Trình mừng lắm. Anh bảo, sẽ bàn cùng vợ con góp sức mình để xây dựng nơi đồng đội mình đã ngã xuống thành vùng biên giới bình yên, giàu có, phên dậu vững bền nơi cửa ngõ Tây Nam của Tổ quốc.
Nối tiếp truyền thống gia đình, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra cách đây đúng 40 năm, chàng trai Hà Thành đã tình nguyện vào Nam bộ chiến đấu. Bổ sung vào Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng), Trình và đồng đội đã trải qua những tháng ngày chiến đấu gian khổ trên biên giới Tây Nam và nước bạn Campuchia. Bom đạn kẻ thù không làm anh gục ngã, nhưng khi đất nước bình yên, căn bệnh do những ngày chiến đấu gian khổ đã cướp đi sức khỏe của anh.
Là một cựu chiến binh, một doanh nhân, chiến sĩ trên mặt trận mới - làm giàu cứ làm giàu, nhưng Trình không bao giờ quên đồng đội. Dù cách xa hàng ngàn cây số, nhưng Ban Liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn ở TPHCM có hoạt động gì hoặc đồng đội cũ có việc gì là anh “bay” vào ngay.
Dự án khu di tích chiến trường xưa Long Khốt với bao hạng mục công trình như cách nói của Trình là món nợ của người đang sống với những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Cùng suy nghĩ với chồng, chị Thanh, một trong những doanh nhân thành đạt của thủ đô nói với chúng tôi, anh Trình có mệnh hệ gì, em sẽ thay anh ấy là cựu chiến binh của Trung đoàn 174; nhất định em sẽ về thăm lại nơi anh trai mình đã ngã xuống...
Đêm 19-11-2017, cựu chiến binh Trương Đắc Trình đã trút hơi thở cuối cùng. Biết điều đó sẽ đến nhưng nghe tin ấy, chúng tôi - những cựu chiến binh trung đoàn mang tên Cao Bắc Lạng không khỏi bàng hoàng, đau xót. Một nhóm bạn chiến đấu của anh gồm Bùi Tiến, Quang Hùng, Sĩ Bình... vội vã từ Sài Gòn bay ra, cũng kịp nắm tay, nói lời vĩnh biệt anh trước lúc đi xa.
Bây giờ thân thể cựu chiến binh Trương Đắc Trình đã tan biến trong bao la trời đất. Di nguyện của anh đã được vợ con và đồng đội thực hiện. Cũng như bao nhiêu cựu chiến binh khác, sự đóng góp cho đất nước của Trương Đắc Trình chỉ là hạt cát. Nhưng tôi nghĩ, nhiều hạt cát, triệu ngàn hạt cát sẽ xây nên những lâu đài, sẽ tạo ra hình hài đất nước. Dân gian có câu: Hổ chết để lại da. Tôi nghĩ, người lính bộ đội Cụ Hồ mất đi để lại tình đồng đội!
Có phải thế không cựu chiến binh Trương Đắc Trình - người em, người đồng đội yêu quý của chúng tôi?!
Những giọt nước mắt của Trình làm tôi nhớ lại những giọt nước mắt của anh khi gặp tôi ở Đền thờ Liệt sĩ Long Khốt (Long An) nơi chiến trường xưa, chúng tôi cùng anh trai của chị Thanh đã chiến đấu thời chống Mỹ. Lần ấy, cách nay cả chục năm, từ Hà Nội, Trình và đồng đội vào giỗ liệt sĩ đúng dịp chúng tôi khánh thành đền. Khi đọc tên anh trai của vợ mình trên bia đá trong đền, Trình như người mộng du. Người đàn ông đã trải qua trận mạc, mình dài, vai rộng, quân phục chỉnh tề, không hề yếu mềm trước kẻ thù mà mềm yếu trong vòng tay đồng đội, nơi anh mình ngã xuống.
Từ ấy, Trương Đắc Trình đã chọn Long Khốt là quê hương thứ hai của mình. Nghe tin chúng tôi đang cùng địa phương lập dự án đề nghị Nhà nước công nhận Long Khốt là Di sản văn hóa lịch sử cấp quốc gia, Trình mừng lắm. Anh bảo, sẽ bàn cùng vợ con góp sức mình để xây dựng nơi đồng đội mình đã ngã xuống thành vùng biên giới bình yên, giàu có, phên dậu vững bền nơi cửa ngõ Tây Nam của Tổ quốc.
Nối tiếp truyền thống gia đình, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra cách đây đúng 40 năm, chàng trai Hà Thành đã tình nguyện vào Nam bộ chiến đấu. Bổ sung vào Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng), Trình và đồng đội đã trải qua những tháng ngày chiến đấu gian khổ trên biên giới Tây Nam và nước bạn Campuchia. Bom đạn kẻ thù không làm anh gục ngã, nhưng khi đất nước bình yên, căn bệnh do những ngày chiến đấu gian khổ đã cướp đi sức khỏe của anh.
Là một cựu chiến binh, một doanh nhân, chiến sĩ trên mặt trận mới - làm giàu cứ làm giàu, nhưng Trình không bao giờ quên đồng đội. Dù cách xa hàng ngàn cây số, nhưng Ban Liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn ở TPHCM có hoạt động gì hoặc đồng đội cũ có việc gì là anh “bay” vào ngay.
Dự án khu di tích chiến trường xưa Long Khốt với bao hạng mục công trình như cách nói của Trình là món nợ của người đang sống với những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Cùng suy nghĩ với chồng, chị Thanh, một trong những doanh nhân thành đạt của thủ đô nói với chúng tôi, anh Trình có mệnh hệ gì, em sẽ thay anh ấy là cựu chiến binh của Trung đoàn 174; nhất định em sẽ về thăm lại nơi anh trai mình đã ngã xuống...
Đêm 19-11-2017, cựu chiến binh Trương Đắc Trình đã trút hơi thở cuối cùng. Biết điều đó sẽ đến nhưng nghe tin ấy, chúng tôi - những cựu chiến binh trung đoàn mang tên Cao Bắc Lạng không khỏi bàng hoàng, đau xót. Một nhóm bạn chiến đấu của anh gồm Bùi Tiến, Quang Hùng, Sĩ Bình... vội vã từ Sài Gòn bay ra, cũng kịp nắm tay, nói lời vĩnh biệt anh trước lúc đi xa.
Bây giờ thân thể cựu chiến binh Trương Đắc Trình đã tan biến trong bao la trời đất. Di nguyện của anh đã được vợ con và đồng đội thực hiện. Cũng như bao nhiêu cựu chiến binh khác, sự đóng góp cho đất nước của Trương Đắc Trình chỉ là hạt cát. Nhưng tôi nghĩ, nhiều hạt cát, triệu ngàn hạt cát sẽ xây nên những lâu đài, sẽ tạo ra hình hài đất nước. Dân gian có câu: Hổ chết để lại da. Tôi nghĩ, người lính bộ đội Cụ Hồ mất đi để lại tình đồng đội!
Có phải thế không cựu chiến binh Trương Đắc Trình - người em, người đồng đội yêu quý của chúng tôi?!