Việc này được thực hiện ngày càng bài bản hơn, mưu mô thâm hiểm hơn, có phân công kẻ tung, người hứng, có phối hợp giữa người ở nước ngoài và người trong nước.
Trong khi có không ít người dùng mạng xã hội thiếu kỹ năng chọn lọc thông tin, hứng thú với những thông tin giật gân, vô tư like, chia sẻ những thông tin trên mà không cần kiểm chứng,… nên những kẻ có âm mưu gây bất ổn xã hội dễ dàng lợi dụng mạng xã hội.
Chúng ta đều biết câu chuyện “Tăng Sâm giết người”. Mẹ của Tăng Sâm rất hiểu và tin con mình là người nhân hậu, không làm điều xấu, điều ác.
Thế nhưng khi liên tiếp nghe 3 người báo tin Tăng Sâm giết người, bà cũng phải nao núng tin là thật và vội vàng chạy trốn. Trên mạng, các thế lực thù địch đang khai thác tâm lý này dùng xảo thuật tuyên truyền, kích động trên mạng để lũng đoạn thông tin, lũng đoạn nhân tâm, chống phá, gây mất an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Kẻ xấu lập ra rất nhiều tài khoản Facebook giả danh các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, để tung hỏa mù, ly gián; và cũng lập rất nhiều tài khoản Facebook với danh nghĩa người dân tham gia mạng xã hội để tung hứng, chửi bới, kích động dư luận bất mãn. Người dùng mạng xã hội nào tỏ ý không đồng tình, lên tiếng tranh luận với luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu, thì bị xúm vào “ném đá” bằng những lời lẽ mắng nhiếc tục tĩu, cay cú, vô văn hóa.
Trong bối cảnh đó, mới đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang có bài viết “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới”, nhấn mạnh chúng ta cần gắn kết chặt chẽ giữa xây và chống, tạo sức đề kháng trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu; tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, an ninh mạng; phòng chống hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, bôi nhọ, vu khống trên không gian mạng. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng như Chủ tịch nước chỉ đạo đang là nhiệm vụ quan trọng và rất cấp bách.
Những kẻ mưu đồ chính trị từ các thế lực thù địch đang sẵn sàng bịa đặt, tráo trở, xuyên tạc sự thật, không từ một thủ đoạn nào, nhằm qua mặt, lừa bịp người dân. Rất nhiều người vẫn tiếp nhận và tiếp tay tung tin bịa đặt, xuyên tạc trên mạng, vì hạn chế về trình độ, nhận thức, cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề. Vậy làm cách nào để tạo sức đề kháng, vô hiệu hóa được những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, phá hoại? Một biện pháp rất cấp thiết là cần chú ý trang bị cho lớp trẻ đủ nhận thức và kỹ năng sống, để biết tự sàng lọc khi tiếp nhận thông tin, biết cảnh giác với những cạm bẫy, biết chọn bạn kết giao trên mạng, biết nói không với cái xấu. Người có được nhận thức và kỹ năng sống như vậy sẽ không tiếp nhận thông tin vu vơ chưa được kiểm chứng, sẽ biết ứng xử trong khuôn khổ pháp luật và có văn hóa khi phán xét người khác. Và sẽ đủ bản lĩnh để không trở thành nạn nhân của những cạm bẫy trên mạng.
Những kẻ mưu đồ chính trị từ các thế lực thù địch đang sẵn sàng bịa đặt, tráo trở, xuyên tạc sự thật, không từ một thủ đoạn nào, nhằm qua mặt, lừa bịp người dân. Rất nhiều người vẫn tiếp nhận và tiếp tay tung tin bịa đặt, xuyên tạc trên mạng, vì hạn chế về trình độ, nhận thức, cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề. Vậy làm cách nào để tạo sức đề kháng, vô hiệu hóa được những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, phá hoại? Một biện pháp rất cấp thiết là cần chú ý trang bị cho lớp trẻ đủ nhận thức và kỹ năng sống, để biết tự sàng lọc khi tiếp nhận thông tin, biết cảnh giác với những cạm bẫy, biết chọn bạn kết giao trên mạng, biết nói không với cái xấu. Người có được nhận thức và kỹ năng sống như vậy sẽ không tiếp nhận thông tin vu vơ chưa được kiểm chứng, sẽ biết ứng xử trong khuôn khổ pháp luật và có văn hóa khi phán xét người khác. Và sẽ đủ bản lĩnh để không trở thành nạn nhân của những cạm bẫy trên mạng.
Năm 2016, chúng ta đã có bài học chặn đứng tin đồn thâm hiểm trên mạng khi một số đối tượng tung tin Việt Nam chuẩn bị đổi tiền, kêu gọi người dân rút tiền tại ngân hàng để mua vàng và ngoại tệ.
Bộ Công an đã nhanh chóng điều tra, bắt được 3 kẻ tung tin bịa đặt với mục đích tạo sự rối loạn, bất ổn về kinh tế - chính trị ở Việt Nam. Thủ tướng và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời khẳng định tin đổi tiền là thất thiệt, có ý đồ xấu.
Hiện nay, ngành công an đã đủ năng lực ứng dụng công nghệ cao để chống tội phạm trên mạng, do vậy khi phát sinh sự việc, cần nhanh chóng vào cuộc, truy ra các đối tượng bịa đặt tung tin đồn và phát tán tin đồn.
Đồng thời các cơ quan chức năng liên quan cần chủ động thông tin kịp thời, minh bạch, thuyết phục dư luận. Bên cạnh đó, khi cần thiết, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc với ý thức trách nhiệm cao, nhanh chóng vạch trần mọi thủ đoạn của kẻ xấu.
Trước những tin đồn thất thiệt và ác ý nhằm thực hiện ý đồ diễn biến hòa bình, những người lãnh đạo đất nước, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan nên nhanh chóng và liên tục đăng đàn, lên truyền hình, nói chuyện thời sự để cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, như vậy sẽ không có làn sóng dư luận quá khích, cực đoan. Điều rất quan trọng là chính quyền và nhân dân cùng có tiếng nói chung.