Đề cử công nhận Quần thể di tích "Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc" là di sản thế giới

Ngày 16-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương. Ảnh: VIẾT CHUNG
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương. Ảnh: VIẾT CHUNG

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hải Dương hội tụ rất nhiều yếu tố, điều kiện (cả thiên nhiên, lịch sử, cơ sở hạ tầng và con người) thuận lợi cho phát triển. Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân (Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Tuệ Tĩnh…).

Cùng với đó, Hải Dương có vị trí địa lý quan trọng nằm ở trung tâm Ðồng bằng Bắc bộ, thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, trong không gian phát triển vùng Thủ đô Hà Nội, gần 3 cực tăng trưởng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương khác trong vùng đang phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều quốc lộ chạy qua, nhất là cao tốc Hà Nội - Hải Phòng…, đường sắt, đường thủy. Tỉnh tuy không có cảng biển và sân bay, nhưng rất gần cảng biển và sân bay.

Hải Dương đã tạo được nền tảng căn bản (công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng 41,4%, có các ngành công nghiệp chủ lực như ô tô, thép, linh kiện điện tử…) và còn tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp, có hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và đi vào hoạt động (tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp trên 85%).

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ đề cử công nhận Quần thể di tích "Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc" là di sản thế giới. Ảnh: VIẾT CHUNG

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ đề cử công nhận Quần thể di tích "Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc" là di sản thế giới. Ảnh: VIẾT CHUNG

Đặc biệt, Hải Dương cũng có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch với bề dày văn hoá, văn hiến lâu đời, nhiều di sản văn hoá (trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn, Kiếp Bạc; An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương; Văn miếu Mao Điền; và quần thể di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia).

Thủ tướng yêu cầu Hải Dương thực hiện hiệu quả chiến lược "4 trụ cột - 3 nền tảng - 1 trung tâm, 3 đô thị động lực - 3 trục phát triển" với trọng tâm là tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để phát triển bứt phá, bền vững, nâng tầm vị thế Hải Dương dựa trên các trụ cột: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp hàng hóa, tập trung, ứng dụng công nghệ cao và hữu cơ; dịch vụ chất lượng cao; đô thị xanh, thông minh, hiện đại.

Song song đó, tỉnh khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế khác biệt, cơ hội nổi trội; tận dụng sự lan tỏa của các trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh; phát huy tiềm năng về con người, truyền thống văn hóa lịch sử; quan tâm phát triển văn hóa ngang tầm với chính trị, kinh tế, chú ý hơn việc bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng cũng đề nghị Hải Dương bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị truyền thống, biến di sản tài sản thành nguồn lực phát triển; nghiên cứu, quy hoạch, thu hút nguồn lực đầu tư vào Khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan hoàn thiện hồ sơ đề cử công nhận Quần thể di tích "Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc" là di sản thế giới, hình thành chuỗi di sản và phát huy tốt nhất giá trị các di sản này.

Thủ tướng nhất trí về chủ trương đầu tư xây dựng công trình nút giao lập thể giữa Quốc lộ 5, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 17B tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành để giải quyết tình trạng tắc nghẽn và hạn chế tai nạn giao thông rất phức tạp tại khu vực, tạo ra kết nối đồng bộ, liên vùng hệ thống đường giao thông trọng điểm, huyết mạch khu vực Đồng bằng Bắc bộ, gồm đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 và các tuyến đường đã được quy hoạch…

Tin cùng chuyên mục