Bởi lẽ, vỉa hè sạch sẽ, thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho người dân đi bộ, hạn chế sử dụng xe cá nhân và tiếp cận xe công cộng một cách thuận tiện. Nhiều chuyên gia về quản lý đô thị và vận tải đã góp ý việc này với các cơ quan chức năng, nhưng tiếc rằng, vì nhiều lý do, việc đầu tư để vỉa hè sạch sẽ, thông thoáng, nhưng an toàn cho người đi bộ chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều quận, huyện trên địa bàn TPHCM.
Cũng theo nhiều chuyên gia, cốt lõi của vấn đề chính là vỉa hè được phân cấp cho các quận, huyện quản lý. Chính vì vậy, những địa phương có điều kiện sẽ “chăm sóc” cho vỉa hè nhiều và ngược lại.
Đáng nói, việc đi lại của người dân lại không bị bó buộc bởi địa giới hành chính các quận, huyện. Do vậy, chỉ cần có đoạn vỉa hè xuống cấp thuộc một địa phương không có “điều kiện” là cả tuyến vỉa hè sẽ không hấp dẫn người đi. Chưa kể, nhiều vỉa hè ở TPHCM còn bị lấn chiếm làm nơi buôn bán nên diện tích vỉa hè dành cho người đi bộ hầu như không đáng kể.
Vì vậy, nên chăng Sở Giao thông Vận tải TPHCM hoặc Ban An toàn giao thông TPHCM nên chủ trì “tổng” sửa chữa lại vỉa hè trên toàn địa bàn thành phố. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, Sở Giao thông Vận tải TPHCM hoặc Ban An toàn giao thông TPHCM nên phối hợp với các quận, huyện vận động người dân cùng góp sức sửa chữa vỉa hè. Công tác sửa chữa nên được tính toán hết sức tiết kiệm. Nếu có thêm nguồn lực, 2 đơn vị trên nên cân nhắc, làm thêm vỉa hè ở các tuyến đường chưa có vỉa hè; cùng với các quận, huyện vận động người dân “xanh hóa” vỉa hè bằng cách trồng thêm cây xanh. Nơi nào vỉa hè quá chật, có thể trồng dây leo rồi làm mái hiên cho dây leo ra ngoài, che mát vỉa hè. Với khí hậu nóng, ẩm như TPHCM, rất cần có thêm cây xanh cho đường phố dịu mát. Làm được như vậy, không những TPHCM hỗ trợ xe buýt thu hút thêm hành khách mà qua đó còn góp phần tích cực trong việc chống ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường...
Một nghiên cứu do nhóm tác giả TS Dư Phước Tân và Th.S-KTS Nguyễn Ngọc Phước Đại thực hiện cho thấy, hiện nay toàn thành phố có khoảng 3.600km đường giao thông. Nếu lấy bình quân 6m vỉa hè hai bên đường, toàn TPHCM sẽ có khoảng 21,6 triệu m² vỉa hè. Đưa hết được diện tích này vào sử dụng công cộng, chắc chắn sẽ giảm tải được cho giao thông thành phố.
Cũng theo nhiều chuyên gia, cốt lõi của vấn đề chính là vỉa hè được phân cấp cho các quận, huyện quản lý. Chính vì vậy, những địa phương có điều kiện sẽ “chăm sóc” cho vỉa hè nhiều và ngược lại.
Đáng nói, việc đi lại của người dân lại không bị bó buộc bởi địa giới hành chính các quận, huyện. Do vậy, chỉ cần có đoạn vỉa hè xuống cấp thuộc một địa phương không có “điều kiện” là cả tuyến vỉa hè sẽ không hấp dẫn người đi. Chưa kể, nhiều vỉa hè ở TPHCM còn bị lấn chiếm làm nơi buôn bán nên diện tích vỉa hè dành cho người đi bộ hầu như không đáng kể.
Vì vậy, nên chăng Sở Giao thông Vận tải TPHCM hoặc Ban An toàn giao thông TPHCM nên chủ trì “tổng” sửa chữa lại vỉa hè trên toàn địa bàn thành phố. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, Sở Giao thông Vận tải TPHCM hoặc Ban An toàn giao thông TPHCM nên phối hợp với các quận, huyện vận động người dân cùng góp sức sửa chữa vỉa hè. Công tác sửa chữa nên được tính toán hết sức tiết kiệm. Nếu có thêm nguồn lực, 2 đơn vị trên nên cân nhắc, làm thêm vỉa hè ở các tuyến đường chưa có vỉa hè; cùng với các quận, huyện vận động người dân “xanh hóa” vỉa hè bằng cách trồng thêm cây xanh. Nơi nào vỉa hè quá chật, có thể trồng dây leo rồi làm mái hiên cho dây leo ra ngoài, che mát vỉa hè. Với khí hậu nóng, ẩm như TPHCM, rất cần có thêm cây xanh cho đường phố dịu mát. Làm được như vậy, không những TPHCM hỗ trợ xe buýt thu hút thêm hành khách mà qua đó còn góp phần tích cực trong việc chống ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường...
Một nghiên cứu do nhóm tác giả TS Dư Phước Tân và Th.S-KTS Nguyễn Ngọc Phước Đại thực hiện cho thấy, hiện nay toàn thành phố có khoảng 3.600km đường giao thông. Nếu lấy bình quân 6m vỉa hè hai bên đường, toàn TPHCM sẽ có khoảng 21,6 triệu m² vỉa hè. Đưa hết được diện tích này vào sử dụng công cộng, chắc chắn sẽ giảm tải được cho giao thông thành phố.