Long An: Sống trong sợ hãi…
Ở ấp 4, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An hiện có hơn 60 hộ dân sống ven sông Cần Giuộc, lâm vào hoàn cảnh khốn khó. Trước đây, 10 căn nhà đã lọt xuống sông, nay 7 căn khác đang bị sụt lún, sắp lọt xuống miệng “hà bá”, thế nhưng chủ nhân của những căn nhà này không biết phải di dời về đâu.
Những ngày cuối tháng 5 vừa qua, 7 căn nhà của người dân sống ven sông Cần Giuộc (thuộc địa bàn ấp 4 xã Long Hậu) bỗng dưng bị sụt lún nền nhà, làm cho người dân sống ở đây phải một phen hoảng hồn tháo chạy. Trong đó có 3 căn nhà liền kề của ông Ba, bà Đẹp và bà Loan bị sụt lún, xé nứt nền nhà. Theo người dân, tình trạng sụp lún nền nhà kéo dài nhiều năm qua...
Ông Trần Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Long Hậu, cho biết: Khu vực sạt lở và có nguy cơ cao đều ở ấp 4. Địa phương đã khảo sát, nắm tình hình, đồng thời khuyến cáo người dân về nguy cơ sạt lở. Riêng vấn đề di dời để ổn định cuộc sống cho người dân ở khu dân cư mới, chính quyền cũng đã đề xuất với chủ đầu tư dành riêng 63 nền đất với giá ưu đãi cho các hộ dân tái định cư thuộc khu vực bị ảnh hưởng do sạt lở. Nhưng do giá đất nền tại khu tái định cư còn cao nên người dân chưa thể di dời.
An Giang, Đồng Tháp: Diễn biến phức tạp
Ngày 7-6, UBND huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết, địa phương đang khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở trên địa bàn. Trước đó, vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng 5-6, trên sông Ông Chưởng, đoạn thuộc tổ 36, ấp Long Phú 2, xã Long Điền B (Chợ Mới) xảy ra vụ sạt lở một đoạn dài hơn 20m, làm sụt lún 1 căn nhà và 1 trạm vận hành bơm điện.
Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Vũ Minh Thao cho biết: Đoạn sạt lở nằm giữa 2 ấp Long Phú 1 và Long Phú 2, trước đó đã có hiện tượng răn nứt trước cửa trại của ông Lê Văn Chia, nên các ngành chức năng địa phương đã cảnh báo sạt lở. Hiện lực lượng công an, quân sự huyện, xã Long Điền B đang tiếp tục hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, UBND huyện báo cáo, đề nghị Sở GTVT, Sở TN-MT tỉnh tiến hành khảo sát, để có giải pháp xử lý tiếp theo. Trạm bơm điện đang phục vụ bơm tưới cho hơn 250ha lúa, hoa màu và cây ăn trái của nông dân xã Long Điền B phải ngừng hoạt động do bị sụt lún, diện tích sản xuất của bà con đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trước đó 1 tháng, khi khu vực bờ sông này bị sạt lở, Nhà thờ Ông Chưởng đã vận động hơn 600 triệu đồng để làm kè cặp dài 30m, lấn ra bờ sông 8m. Hiện tại, khu vực xã Long Điền B (huyện Chợ Mới) có nhiều nơi ở bờ sông bị sạt lở nguy hiểm. Còn ở xã Long Điền A (huyện Chợ Mới), dọc tuyến đường tạm ở bờ sông Tiền từ phà Chợ Thủ đến miếu Quan Thánh Đế Quân khoảng 300m đều có hiện tượng sạt lở, nhiều chỗ ăn sâu làm thu hẹp con đường tạm qua lại của người dân. Nhiều nơi, bà con đã sử dụng cây tràm đóng cừ dọc bờ sông để ngăn sạt lở.
Tại Đồng Tháp, theo ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, từ đầu tháng 4-2017 đến nay, trên địa bàn ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình (từ Mương Cả Lách hướng về Cao Lãnh) đã xảy ra 4 vụ sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, chiều dài sạt lở 210m, diện tích sạt lở là 3.250m2, có đoạn lở sâu vào trong đất liền 15m. Qua khảo sát từ điểm tiếp giáp được đầu tư xây bờ kè xã Bình Thành, huyện Thanh Bình đến vàm kênh Nguyễn Văn Tiếp dài 2.300m, có 227 hộ dân, với 851 nhân khẩu nằm trong vành đai sạt lở bị ảnh hưởng, đặc biệt có 108 hộ dân trong cự ly từ 0m đến 25m cần di dời khẩn cấp. Sạt lở ở khu vực ấp Bình Hòa chỉ còn cách quốc lộ 30 từ 15 - 25m và ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng quốc lộ 30. Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cho biết, tỉnh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét cho nâng cấp dự án kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực chợ Bình Thành, huyện Thanh Bình, với chiều dài 2.300m về phía hạ lưu, kinh phí khoảng 72 tỷ đồng. Tỉnh cũng đang gặp nhiều khó khăn về nơi bố trí và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân.
Ở ấp 4, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An hiện có hơn 60 hộ dân sống ven sông Cần Giuộc, lâm vào hoàn cảnh khốn khó. Trước đây, 10 căn nhà đã lọt xuống sông, nay 7 căn khác đang bị sụt lún, sắp lọt xuống miệng “hà bá”, thế nhưng chủ nhân của những căn nhà này không biết phải di dời về đâu.
Những ngày cuối tháng 5 vừa qua, 7 căn nhà của người dân sống ven sông Cần Giuộc (thuộc địa bàn ấp 4 xã Long Hậu) bỗng dưng bị sụt lún nền nhà, làm cho người dân sống ở đây phải một phen hoảng hồn tháo chạy. Trong đó có 3 căn nhà liền kề của ông Ba, bà Đẹp và bà Loan bị sụt lún, xé nứt nền nhà. Theo người dân, tình trạng sụp lún nền nhà kéo dài nhiều năm qua...
Ông Trần Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Long Hậu, cho biết: Khu vực sạt lở và có nguy cơ cao đều ở ấp 4. Địa phương đã khảo sát, nắm tình hình, đồng thời khuyến cáo người dân về nguy cơ sạt lở. Riêng vấn đề di dời để ổn định cuộc sống cho người dân ở khu dân cư mới, chính quyền cũng đã đề xuất với chủ đầu tư dành riêng 63 nền đất với giá ưu đãi cho các hộ dân tái định cư thuộc khu vực bị ảnh hưởng do sạt lở. Nhưng do giá đất nền tại khu tái định cư còn cao nên người dân chưa thể di dời.
An Giang, Đồng Tháp: Diễn biến phức tạp
Ngày 7-6, UBND huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết, địa phương đang khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở trên địa bàn. Trước đó, vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng 5-6, trên sông Ông Chưởng, đoạn thuộc tổ 36, ấp Long Phú 2, xã Long Điền B (Chợ Mới) xảy ra vụ sạt lở một đoạn dài hơn 20m, làm sụt lún 1 căn nhà và 1 trạm vận hành bơm điện.
Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Vũ Minh Thao cho biết: Đoạn sạt lở nằm giữa 2 ấp Long Phú 1 và Long Phú 2, trước đó đã có hiện tượng răn nứt trước cửa trại của ông Lê Văn Chia, nên các ngành chức năng địa phương đã cảnh báo sạt lở. Hiện lực lượng công an, quân sự huyện, xã Long Điền B đang tiếp tục hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, UBND huyện báo cáo, đề nghị Sở GTVT, Sở TN-MT tỉnh tiến hành khảo sát, để có giải pháp xử lý tiếp theo. Trạm bơm điện đang phục vụ bơm tưới cho hơn 250ha lúa, hoa màu và cây ăn trái của nông dân xã Long Điền B phải ngừng hoạt động do bị sụt lún, diện tích sản xuất của bà con đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trước đó 1 tháng, khi khu vực bờ sông này bị sạt lở, Nhà thờ Ông Chưởng đã vận động hơn 600 triệu đồng để làm kè cặp dài 30m, lấn ra bờ sông 8m. Hiện tại, khu vực xã Long Điền B (huyện Chợ Mới) có nhiều nơi ở bờ sông bị sạt lở nguy hiểm. Còn ở xã Long Điền A (huyện Chợ Mới), dọc tuyến đường tạm ở bờ sông Tiền từ phà Chợ Thủ đến miếu Quan Thánh Đế Quân khoảng 300m đều có hiện tượng sạt lở, nhiều chỗ ăn sâu làm thu hẹp con đường tạm qua lại của người dân. Nhiều nơi, bà con đã sử dụng cây tràm đóng cừ dọc bờ sông để ngăn sạt lở.
Tại Đồng Tháp, theo ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, từ đầu tháng 4-2017 đến nay, trên địa bàn ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình (từ Mương Cả Lách hướng về Cao Lãnh) đã xảy ra 4 vụ sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, chiều dài sạt lở 210m, diện tích sạt lở là 3.250m2, có đoạn lở sâu vào trong đất liền 15m. Qua khảo sát từ điểm tiếp giáp được đầu tư xây bờ kè xã Bình Thành, huyện Thanh Bình đến vàm kênh Nguyễn Văn Tiếp dài 2.300m, có 227 hộ dân, với 851 nhân khẩu nằm trong vành đai sạt lở bị ảnh hưởng, đặc biệt có 108 hộ dân trong cự ly từ 0m đến 25m cần di dời khẩn cấp. Sạt lở ở khu vực ấp Bình Hòa chỉ còn cách quốc lộ 30 từ 15 - 25m và ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng quốc lộ 30. Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cho biết, tỉnh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét cho nâng cấp dự án kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực chợ Bình Thành, huyện Thanh Bình, với chiều dài 2.300m về phía hạ lưu, kinh phí khoảng 72 tỷ đồng. Tỉnh cũng đang gặp nhiều khó khăn về nơi bố trí và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân.