Chiều 6-11, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã nhận nhiều câu chất vấn “nóng” từ các ĐBQH.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp xử lý rác thải rắn sinh hoạt, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay mỗi ngày chúng ta có 35.000 tấn chất thải rắn đô thị và hơn 26.000 chất thải rắn nông thôn, ngoài một số lò đốt rác thì đa phần số rác này được chôn lấp tại hơn 1.000 bãi rác, gây ô nhiễm, phần lớn rác không được tái chế. Công suất thu gom, chôn lấp được tăng lên, hiện mức thu gom rác được thực hiện ở đô thị là 92% và nông thôn 66%, tăng lần lượt 6% và 15% so với trước. Nhưng thực trạng chôn lấp rất ô nhiễm, lãng phí tài nguyên vì rác chưa được coi là tài nguyên, chưa tái chế.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu quan điểm coi rác là một tài nguyên cần tái chế, người dân đóng góp cho việc xử lý rác; Nhà nước sẽ hỗ trợ vấn đề xử lý rác thải. Khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi ra đời, vấn đề này sẽ được cải thiện.
ĐB Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) chất vấn về nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, Luật Đất đai 2013 với các quy trình thủ tục hết sức bài bản, nên dù còn tồn tại nhưng hiện các vụ khiếu nại, tố cáo liên quan tới đất đai đã giảm 30-40% so với trước đây (trước năm 2013). Từ thời điểm sau năm 2013, chủ yếu tranh chấp về đất nông lâm trường, có nhiều nguyên nhân do cơ sở dữ liệu, tình trạng quản lý lỏng lẻo, lợi ích của nông trường viên…
Bộ TN-MT đã xác định và từng bước xử lý thông qua xây dựng cơ sở dữ liệu và sắp xếp lại các nông, lâm trường, tới đây sẽ tập trung giải quyết. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, một vấn đề cần phải giải quyết triệt để, đó là phải đưa vào Luật Đất đai mới cơ sở dữ liệu để giám sát được giá đất thị trường; có cơ chế định giá đất theo giá thị trường để kể cả với dự án nhà nước hay tư nhân, người dân đều được đền bù một cách thỏa đáng, công bằng, hạn chế khiếu kiện.
Cần Bộ trưởng trả lời có hay không ủng hộ thủy điện nhỏ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu các nguyên nhân chủ quan của con người gây sạt lở đất “Nguyên nhân chính của sạt lở đất, các nhà khoa học, các ĐBQH đã trả lời. Tôi quan tâm hơn đến nguyên nhân chủ quan của con người”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu trước Quốc hội, chiều 6-11-2020. Ảnh: VIẾT CHUNG Trước hết nói về rừng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, trong những năm vừa qua, rừng Việt Nam phục hồi nhanh chóng. Năm 1945, rừng Việt Nam chiếm khoảng 43% thì đến năm 1995 chỉ còn 28%; đến nay độ che phủ rừng của Việt Nam đã đạt trên 41%, đứng thứ 50/193 quốc gia và vùng lãnh thổ; cao hơn, độ che phủ rừng của một số nước trong khu vực (Trung Quốc 28%, Thái Lan 21%,...) và cao hơn nhiều mức bình quân che phủ rừng của thế giới, xấp xỉ 3%. Tuy nhiên, chất lượng rừng của nước ta còn thấp vì suốt thời gian dài, rừng tự nhiên bị phá để phát triển kinh tế; rừng mới chất lượng không cao; tình trạng phá rừng để làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp, phát triển kinh tế vẫn chưa được ngăn chặn triệt để và có hiệu quả, đặc biệt là tình trạng phá rừng, lấy gỗ, xây nhà... cũng ảnh hưởng đến rừng, chưa được kiểm soát. Việc trồng rừng thay thế chưa được kiểm soát chặt chẽ. Từ đó đã ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường, giữ nước ngọt và cũng là một nhân tố gây sạt lở đất khi có mưa lũ. Phó Thủ tướng cũng nêu, do việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực miền núi như các công trình giao thông, đường dây tải điện, hệ thống đường ống,... đã làm thay đổi địa hình, tác động tới ổn định kết cấu địa chất và dễ gây sạt lở đất. Việc xây dựng các công trình giao thông, các công trình xây dựng khác cũng gây cản trở thoát lũ làm cho lũ dâng cao. Việc xây dựng các công trình nhà ở, các công trình bệnh viện, trường học, công sở, các điểm dân cư tự phát… tại khu vực miền núi thiếu nghiên cứu yếu tố địa chất cũng là nhân tố tác động làm sạt lở đất đá trong mùa mưa lũ. Đáng chú ý, việc xây dựng các công trình hồ, đập thủy lợi, thủy điện… nếu không được kiểm soát chặt chẽ từ khâu quy hoạch, lập dự án, đánh giá tác động môi trường, cho đến khâu đầu tư xây dựng và quản lý vận hành sẽ tác động rất lớn đến mưa lũ, sạt lở đất và đe dọa đến an toàn vùng hạ du. Hiện nay nước ta có trên 7.500 hồ thủy lợi, thủy điện thì đã đưa vào vận hành khai thác với dung tích khoảng 70 tỷ m3 nước, trong đó có 437 hồ thủy điện - thủy lợi. Những năm qua các hồ, đập thủy lợi, thủy điện có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước nước, đáp ứng nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân; góp phần cắt lũ. Các hồ thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ cũng tham gia cắt lũ, trừ trường hợp lũ lớn phải xả lũ và thường xả tối đa bằng với lưu lượng lũ về hồ. Các hồ thủy lợi, thủy điện cũng điều tiết nước cho mùa cạn; tạo nguồn điện rất lớn. “Nguồn thủy điện là nguồn năng lượng sạch, giá rẻ, vận hành thuận lợi và là nguồn nội lực tài nguyên của đất nước. Khác với các nguồn điện than, khí hóa lỏng, ta phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng sơ cấp nước ngoài. Do đó các công trình thủy lợi, thủy điện có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước. Tuy nhiên, để xây dựng công trình hồ, đập thủy lợi, thủy điện cũng có tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến diện tích rừng; tác động đến sự ổn định của kết cấu đất đá nên cũng có thể tác động đến sạt lở đất”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu. Đề cập đến các giải pháp phòng chống thiên tai trong những năm tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, sẽ xây dựng các bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm với tỷ lệ thích hợp (hiện mới chỉ xây dựng được bản đồ với tỷ lệ lớn, chưa xác định chính xác các điểm nguy hiểm để sơ tán dân). Trên cơ sở bản đồ, sẽ quy hoạch, phân bổ lại, bố trí lại dân cư và có những chủ trương đầu tư để đảm bảo an toàn cho người dân. Đồng thời xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời sơ tán khẩn cấp trước khi có sạt lở đất, lũ quét. Chính phủ cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và chống thiên tai như các công trình giao thông miền núi, các công trình hồ, đập thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là công trình thủy điện nhỏ. Yêu cầu phải đảm bảo đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc sử dụng đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế. Cùng với đó, tiếp tục đầu tư chương trình nhà vượt lũ của các tỉnh duyên hải miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Trong thời gian tới, Quốc hội cần bố trí cụ thể nguồn lực trong trung hạn 2021 - 2025 để triển khai thực hiện. Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về nhu cầu chi ngân sách cho công tác phòng chống thiên tai. Yêu cầu kinh phí là rất lớn. |