Dạy trẻ cách ứng xử nơi công cộng

Tầm quan trọng của việc dạy dỗ con trẻ được ông bà xưa đúc kết: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Trong giáo dưỡng, cách hành xử, giao tiếp mà cha mẹ thực hiện hàng ngày ảnh hưởng đến 90% sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt, phương thức giáo dục sẽ quyết định tính cách, hành vi của con trong suốt cuộc đời.

Vui chơi với con, dạy con từ sớm để trẻ có cách ứng xử văn minh. Ảnh: XUÂN HẠ
Vui chơi với con, dạy con từ sớm để trẻ có cách ứng xử văn minh. Ảnh: XUÂN HẠ

Nỗi lo từ sự dung túng

Những ngày cuối tháng 3, trên chuyến xe từ TPHCM đi Phan Thiết, hành khách bị quấy rầy bởi sự ồn ào, quậy phá của hai đứa trẻ. Bé trai lớn chừng 6 tuổi, em gái nhỏ mới 3 tuổi, đi cùng ba mẹ là đôi vợ chồng còn trẻ. Trong khi đứa lớn một hai mè nheo đòi chơi điện thoại, thì người ba cứ im lặng, làm ngơ, không thèm trả lời con.

Người mẹ ngồi ghế sau nghe con rên rỉ đòi điện thoại suốt thì sốt ruột cằn nhằn chồng: “Anh lấy điện thoại đưa cho nó chơi đi, để nó ngồi yên…”. Sau một hồi im lặng mặc kệ vợ càu nhàu, anh chồng mới trả lời nhát gừng: “Điện thoại hết pin rồi”.

Bé trai không được chiều theo ý, liền lớn tiếng hát hò, tay đập vào thành cửa sổ bằng kính, chân đứng trên ghế, người chồm về ghế của hành khách khác. Bé gái thì bắt đầu gào khóc, nhõng nhẽo hàng giờ đồng hồ. 25 hành khách trên xe với phân nửa là người nước ngoài, lắc đầu ngao ngán, lặng lẽ chịu đựng suốt chuyến đi. Ai cũng cảm thấy bị làm phiền nhưng đành kiên nhẫn chịu đựng, vì dù sao đó cũng là trẻ con. Đáng trách ở đây ba mẹ hai đứa trẻ không hề khuyên bảo, dỗ dành mà mặc kệ hai đứa trẻ gào khóc, quậy phá, làm phiền người khác.

Dạy con… hiểu chuyện

Chị Mai Anh, nhà ở quận Tân Bình, TPHCM chia sẻ: “Nhà tôi có hai cháu, con gái 12 tuổi, con trai 8 tuổi, được vợ chồng tôi rèn dạy rất cẩn thận. Những kiến thức căn bản trong ứng xử với mọi người từ trong gia đình đến trường học, trong đời sống xã hội, các con cần biết cách hành xử, biết kiểm soát hành vi, nhu cầu của bản thân, để không làm phiền, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Ở nơi công cộng, khi làm bất cứ việc gì, các con cũng phải cân nhắc, thận trọng trong giao tiếp, ứng xử phải có chừng mực”.

Trong cuộc sống thường nhật, chị Mai Anh sắp xếp giờ ăn, giờ học, giờ nghỉ ngơi, giờ vui chơi cho hai con khá khoa học. Anh chị thường dành nhiều thời gian có thể trong ngày để trò chuyện, trao đổi, lắng nghe tâm tư và giải đáp các thắc mắc của con trẻ, giúp con định hướng phát triển tư duy, cách sống để hình thành nhân cách tốt hơn qua thời gian. Một khi hiểu chuyện, tự khắc hành vi, cách ứng xử của con trẻ sẽ nề nếp, đúng đắn, các con biết việc nào nên làm và việc nào không nên, tránh được những lỗi lầm không đáng có.

Để xây dựng gia đình hạnh phúc, để bậc làm cha mẹ nuôi dạy con cái chăm ngoan hiếu thuận, giỏi giang, trong Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ VH-TT-DL ban hành, có đề cập đến nguyên tắc ứng xử của cha mẹ, ông bà, cần phải làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói, về ý chí rèn luyện, tu dưỡng, để là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của các con.

Cha mẹ không nên chiều chuộng quá mức, hay làm ngơ cho lỗi lầm của con trẻ; cần giữ gìn và phát huy sự gắn bó, gần gũi về tình cảm; quan tâm dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nền nếp, gia phong. Chính tấm gương của ông bà, cha mẹ có tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức, hành vi, suy nghĩ, tình cảm, lối sống của con trẻ từ nhỏ đến khi trưởng thành.

Rèn dạy cho con trẻ hiểu chuyện, biết đúng sai, biết cách ứng xử trong gia đình và ở nơi công cộng sẽ giúp các con có được sự tự tin, một nền tảng kiến thức gia đình và xã hội vững chắc, dễ dàng đạt được những kết quả tốt trong giao tiếp, ứng xử, tạo thiện cảm và mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện với mọi người xung quanh. Đây cũng là tiền đề góp phần hình thành và phát triển nhân cách, rèn luyện để dần thành thói quen tốt của hành vi, tư duy cuộc sống hiện tại và sau này của các con.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Sứa được ăn cùng ruốc (mắm tôm)

Mùa sứa về Bãi Ngang

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi độ tháng ba về là dọc vùng biển Bãi Ngang thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) mùa sứa cũng về theo. Với dân miệt biển, sứa có lẽ là sản vật trời cho, thành món ăn dân dã để thương để nhớ.

Happi Phạm quan tâm tới dòng thời trang bigsize mang thương hiệu Việt

Thiếu các thương hiệu thời trang “bigsize” Việt

Những năm gần đây, một số thương hiệu thời trang bigsize (quần áo cho người ngoại cỡ) xuất hiện nhiều hơn. Tuy vậy, phần lớn là các thương hiệu quốc tế, còn hàng do người Việt thiết kế, sản xuất khá hiếm hoi.

Anh Đỗ Văn Thi, thành viên tổ hậu cần tàu Trường Sa 02, nhanh tay giữ các khay đồ ăn khi sóng lớn ập đến

Gian bếp nơi đầu sóng

Đang phân chia thức ăn vào các khay, bất ngờ một cơn sóng lớn ập đến, va mạnh vào hai bên mạn tàu, khiến anh Đỗ Văn Thi, thành viên tổ hậu cần tàu Trường Sa 02 (Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân), loạng choạng. Anh vội dang rộng cánh tay, cố giữ chắc các khay thức ăn để không bị đổ và nhắc anh em trong bếp kiểm tra xem nồi canh có bị đổ không...

Biểu diễn nhã nhạc cung đình ở Đại Nội

Tôi đã yêu Huế như thế!

Chưa từng đến Huế, nhưng câu hát “Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ. Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt” cứ văng vẳng bên tai, như một lời mời gọi tha thiết. Tôi chẳng thể lý giải vì sao mảnh đất ấy lại có sức hút kỳ lạ với mình đến thế. Chỉ biết rằng, một ngày nào đó, tôi nhất định phải đặt chân đến. Và rồi, tôi đã đến Huế, yêu Huế, để rồi chẳng biết tự bao giờ, nơi đây đã trở thành một người bạn thân thiết trong đời.

 Ảnh: XINHUA

Giới trẻ Trung Quốc chuộng xem biểu diễn trực tiếp

So với những thế hệ trước, giới trẻ Trung Quốc đang tận hưởng âm nhạc đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau và nhiều loại hình biểu diễn nghệ thuật đa dạng. Nổi bật trong số đó là xu hướng thưởng thức loại hình biểu diễn trực tiếp tập trung vào tương tác tại chỗ, hay còn gọi là live house.

Hạnh phúc không ở đâu xa

Hạnh phúc không ở đâu xa

Hạnh phúc gia đình luôn được vun đắp từ những điều rất nhỏ, từ sự gần gũi tâm tình, sẻ chia quan điểm, công việc, cuộc sống, những lo toan, vui buồn của tất cả thành viên trong gia đình. Hạnh phúc ấy chính là giá trị cốt lõi mà mỗi thành viên trong gia đình cần chủ động vun đắp mỗi ngày thông qua sự quan tâm, cảm thông, yêu thương chân thành.

Ngày của những bóng cả

Ngày của những bóng cả

Sau Tết Nguyên đán, nhiều làng quê ở xứ Nghệ bước vào mùa lễ hội. Ở làng Thượng Yên (xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là lễ hội Yến lão, mang vẻ đẹp của đạo lý uống nước nhớ nguồn, kính lão đắc thọ.

Hương vị mâm cỗ tết của mẹ

Hương vị mâm cỗ tết của mẹ

Mâm cỗ tết thường được bày biện cầu kỳ, tươm tất, không chỉ thể hiện sự thành kính với tổ tiên mà còn là lời chúc phúc cho một năm mới đủ đầy, may mắn.

Tết đến với mảnh đất phương Nam

Tết đến với mảnh đất phương Nam

Những ngày này, cuộc sống của cư dân TPHCM có một vẻ tất bật rất đặc trưng, ai cũng xao động, vội vàng hơn một chút. Ai cũng muốn nỗ lực làm cho xong việc để chuẩn bị quây quần với gia đình, dọn dẹp nhà cửa đón chào một cái tết đầm ấm, yên vui.

Thông điệp sống xanh qua hội họa

Thông điệp sống xanh qua hội họa

Tại số 6D đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TPHCM đang trưng bày hơn 15 tác phẩm thể nghiệm trong hành trình đầu tiên của nữ họa sĩ 9X (sinh năm 1990) Phan Tú Trân (ảnh).

Đếm thời gian

Đếm thời gian

Có những ngày bỗng muốn thả lỏng mình, mặc cho công việc cuối năm đang dồn lại, những bản báo cáo cần hoàn thành, đó là lúc tôi đưa tay ra để xé đi những tờ lịch cuối cùng của năm cũ. Rồi lại bần thần tự hỏi mình, năm tháng có mòn đi như quyển lịch dày cộp này không?

Hà Nội, mùa đông đã về

Hà Nội, mùa đông đã về

Những ngày cuối cùng của năm cũ gõ nhẹ vào ô cửa, như một người bạn cũ lâu ngày trở lại, mang theo cái lạnh se sắt len lỏi qua từng khe cửa. Mùa đông, mùa của những cảm xúc giao thoa, giữa nỗi nhớ và niềm vui, giữa khát vọng và sự chùng chình khi năm cũ khép lại.

Cuộc đời con thơ luôn thấy hình bóng tấm lưng ba, lưng mẹ. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Nhìn lưng, biết người

Tôi nhớ mãi những chuyến đi bộ đường dài với má thuở nhỏ. Từ nhà tôi lên nhà ngoại, hoặc từ nhà ngoại ngược trở về nhà tôi… sáu - bảy cây số.

Hát ví, giặm trong chương trình giao lưu “Quê ta Tỉnh Nghệ - Thành Vinh” ở Đường sách TPHCM

Thương câu ví, giặm quê mình

Giống như rất nhiều làng quê ở xứ Nghệ (gồm Nghệ An và Hà Tĩnh), ở quê tôi, những làn điệu ví, giặm vẫn đều đặn vang lên, không kể là ở những hội diễn văn nghệ mà còn ở những lúc nghỉ ngơi sau công việc. Những câu hát len lỏi trong tâm thức người Nghệ, trở thành nỗi nhớ khôn nguôi với những người xa quê.

Những ngày có mẹ

Những ngày có mẹ

Buổi sáng cuối tháng mười một, tiết trời lành lạnh dễ chịu. Tôi tỉnh ngủ vì nghe một tiếng động nhỏ bên ngoài cửa phòng. Một tiếng động của sự dọn dẹp. Sau vài giây định tâm, tôi hiểu ra đấy là mẹ. Mẹ dậy sớm và đang dọn lại mấy món đồ chơi của cháu ngoại tối qua còn sót trên sàn, lùa cây chổi vào gầm bàn gầm ghế quét đi quét lại cho thật sạch từng cọng tóc.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu với niềm đam mê con giống bột

Nâng tầm tò he

Con giống bột, hay còn gọi là tò he, từ bao đời nay đã là món đồ chơi cổ truyền của thiếu nhi Việt. Mỗi năm, tại làng Xuân La thuộc huyện Phú Xuyên (Hà Nội), anh Đặng Văn Hậu, một trong những nghệ nhân trẻ tuổi của làng nghề tò he Xuân La (được UBND TP Hà Nội - Sở Công thương TP Hà Nội trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2014) lại cho ra đời bộ sản phẩm tò he mới phục vụ các ngày lễ thiếu nhi, làm quà tặng du lịch.

Người dân thả vó bắt cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

Quê tôi ở miền Trung, nơi mà những trận mưa lớn không còn là điều xa lạ. Mùa lụt thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, khi những cơn mưa tầm tã không ngừng xối xả. Nước từ các ngọn núi đổ về đồng bằng, kéo theo từng đợt lũ chồng lũ. Nhà nào cũng phải chuẩn bị tinh thần đón nước lụt, di dời đồ đạc lên cao, và tất nhiên, cả việc chuẩn bị lương thực dự trữ.

Niềm tin và hy vọng...

Niềm tin và hy vọng...

Trong không khí những cuộc vui hóa trang có phần hơi “rùng rợn” của mùa lễ hội Halloween vừa qua, không ít bạn trẻ thích thú trước tiết mục hát bội trong một quán bar ở TPHCM với phân đoạn Khương Linh Tá bị chém đầu (trích đoạn tuồng San Hậu), một sự kết hợp độc, lạ đầy bất ngờ.