Các quận, huyện đang rất khó khăn trong vận động người lao động nông thôn đi học nghề và càng khó hơn khi giải bài toán tìm việc làm sau khi đào tạo.
Sợ mất thu nhập
Bà Chu Thị Hồng Nhung, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn), cho biết người dân nông thôn đa số đang có việc làm, tuy thu nhập không cao và cũng biết đó là công việc phổ thông không có tính bền vững, nhưng họ không muốn thay đổi. Xã có giới thiệu họ học nghề uốn tóc, lái xe, bảo mẫu… song người dân ít tham gia. Tương tự, tại xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh), ông Võ Lê Phi Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã, chia sẻ lao động nông thôn cần có thu nhập ngay nhằm giải quyết nhu cầu tức thời của cuộc sống. Người dân có thể làm công, phụ hồ hay lao động khác để có thu nhập, dù không cao. Còn bỏ việc đang làm để đi học nghề là rất khó, mặc dù quá trình đi học đã có hỗ trợ học phí, chi phí đi lại. Bởi, nhiều lao động nông thôn là lao động chính trong nhà, họ ngại trong thời gian đi học, mất thu nhập hiện có, không có tiền để nuôi gia đình. Ông Vũ cho biết, năm 2017, xã được giao dạy nghề và giải quyết việc làm cho 281 lao động nông thôn. Từ đầu năm đến nay, mới có 33 người đi học nghề. Riêng về nghề nông nghiệp, chỉ có 10 người học, còn lại là học nghề phi nông nghiệp như tin học, sửa xe, lái xe….
Ít người dân nông thôn học nghề nông nghiệp cũng là tình trạng xảy ra tại nhiều nơi. Theo bà Nguyễn Thị Liêm, Trưởng phòng LĐTB-XH huyện Bình Chánh, hiện nay, người trực tiếp sản xuất, nuôi cá kiểng, trồng rau, lan… phần lớn là lao động lớn tuổi. Vì thế, họ chủ yếu học bồi dưỡng, tập huấn thêm về kỹ thuật giúp cho công việc đang làm. Trong khi đó, lao động trẻ nếu không làm công chức, họ cũng rẽ hướng làm công nhân ở Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Công ty Pouyen… Thanh niên nông thôn rất ít quan tâm học và gắn bó với các nghề nông nghiệp, dẫn đến tình trạng nông nghiệp đang thiếu hụt lao động trẻ.
Với các nghề phi nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Liêm thẳng thắn, người lao động sau khi đào tạo cũng chưa đáp ứng được nhu cầu cao của doanh nghiệp (DN) do trình độ đào tạo chỉ ngắn hạn, sơ cấp nghề. Trang thiết bị dạy nghề được tăng cường vẫn không theo kịp thay đổi công nghệ sản xuất trong thực tế. Phần lớn học viên học xong tự tạo việc làm - vừa kiếm thu nhập, vừa lo việc nhà, còn kết quả giới thiệu vào các DN làm theo đúng ngành nghề đã học khá hạn chế. Trên thực tế, đa số người dân thích học các nghề dịch vụ để làm tại nhà, như nấu ăn, trang điểm, làm bánh, kết cườm…
Gắn chặt với tìm việc làm
Trong khi đó, huyện Hóc Môn có nhiều điểm sáng về dạy nghề cho lao động nông thôn. Ông Phạm Công Tấn, Trưởng phòng LĐTB-XH huyện, cho biết huyện mở các lớp dạy nghề lưu động, giáo viên dạy nghề mang đồ nghề tới xã dạy cho người dân. “Nếu tổ chức tập trung một chỗ trong toàn huyện thì không ai đi học”, ông Tấn đánh giá. Bằng cách này, năm qua, huyện đã đào tạo được 55 bảo mẫu, cung cấp cho các cơ sở giáo dục, trường tư thục, lớp mầm non… Xác định nhu cầu của hơn 1.000 điểm giữ trẻ trong huyện cần rất nhiều bảo mẫu, năm nay, huyện tiếp tục đào tạo 95 người. Huyện cũng dạy nghề lái xe có bằng B2 cho 310 người, để chuyển sang làm tài xế taxi, lái xe Uber, Grab… Qua thống kê nhu cầu của DN, năm nay, huyện sẽ dạy khoảng 670 người làm nghề may cung ứng cho DN trên địa bàn.
Theo bà Phan Thị Cẩm Nhung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, trong tháng này, huyện sẽ ngồi lại với các DN trên địa bàn để hỏi về nhu cầu lao động, từ đó mở lớp dạy nghề, giới thiệu người theo yêu cầu DN. Ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM, đề nghị các địa phương cung cấp số điện thoại của người nghèo, lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ… Trung tâm sẽ nhắn tin mời người dân tới tham gia sàn giao dịch việc làm, trực tiếp gặp gỡ DN kiếm việc làm phù hợp.
Cho rằng dạy nghề rồi mà DN không nhận người thì cũng như không, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM, đề nghị các quận, huyện cần đào tạo theo đặt hàng của DN. Thay vì đợi DN gõ cửa, các xã cần chủ động tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng rồi giới thiệu người cho DN. Trong việc dạy học, cần đổi mới, theo hướng nhiều thực hành, dạy cụ thể. Giáo viên dạy nghề cũng đừng chờ học viên lên trường mà phải xuống tận xã dạy cho người dân. “Sở sẽ đề nghị TP, Trung ương có giải pháp hỗ trợ cho gia đình nông thôn để lao động chính yên tâm đi học nghề”, ông Lâm cho biết.
Sợ mất thu nhập
Bà Chu Thị Hồng Nhung, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn), cho biết người dân nông thôn đa số đang có việc làm, tuy thu nhập không cao và cũng biết đó là công việc phổ thông không có tính bền vững, nhưng họ không muốn thay đổi. Xã có giới thiệu họ học nghề uốn tóc, lái xe, bảo mẫu… song người dân ít tham gia. Tương tự, tại xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh), ông Võ Lê Phi Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã, chia sẻ lao động nông thôn cần có thu nhập ngay nhằm giải quyết nhu cầu tức thời của cuộc sống. Người dân có thể làm công, phụ hồ hay lao động khác để có thu nhập, dù không cao. Còn bỏ việc đang làm để đi học nghề là rất khó, mặc dù quá trình đi học đã có hỗ trợ học phí, chi phí đi lại. Bởi, nhiều lao động nông thôn là lao động chính trong nhà, họ ngại trong thời gian đi học, mất thu nhập hiện có, không có tiền để nuôi gia đình. Ông Vũ cho biết, năm 2017, xã được giao dạy nghề và giải quyết việc làm cho 281 lao động nông thôn. Từ đầu năm đến nay, mới có 33 người đi học nghề. Riêng về nghề nông nghiệp, chỉ có 10 người học, còn lại là học nghề phi nông nghiệp như tin học, sửa xe, lái xe….
Ít người dân nông thôn học nghề nông nghiệp cũng là tình trạng xảy ra tại nhiều nơi. Theo bà Nguyễn Thị Liêm, Trưởng phòng LĐTB-XH huyện Bình Chánh, hiện nay, người trực tiếp sản xuất, nuôi cá kiểng, trồng rau, lan… phần lớn là lao động lớn tuổi. Vì thế, họ chủ yếu học bồi dưỡng, tập huấn thêm về kỹ thuật giúp cho công việc đang làm. Trong khi đó, lao động trẻ nếu không làm công chức, họ cũng rẽ hướng làm công nhân ở Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Công ty Pouyen… Thanh niên nông thôn rất ít quan tâm học và gắn bó với các nghề nông nghiệp, dẫn đến tình trạng nông nghiệp đang thiếu hụt lao động trẻ.
Với các nghề phi nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Liêm thẳng thắn, người lao động sau khi đào tạo cũng chưa đáp ứng được nhu cầu cao của doanh nghiệp (DN) do trình độ đào tạo chỉ ngắn hạn, sơ cấp nghề. Trang thiết bị dạy nghề được tăng cường vẫn không theo kịp thay đổi công nghệ sản xuất trong thực tế. Phần lớn học viên học xong tự tạo việc làm - vừa kiếm thu nhập, vừa lo việc nhà, còn kết quả giới thiệu vào các DN làm theo đúng ngành nghề đã học khá hạn chế. Trên thực tế, đa số người dân thích học các nghề dịch vụ để làm tại nhà, như nấu ăn, trang điểm, làm bánh, kết cườm…
Gắn chặt với tìm việc làm
Trong khi đó, huyện Hóc Môn có nhiều điểm sáng về dạy nghề cho lao động nông thôn. Ông Phạm Công Tấn, Trưởng phòng LĐTB-XH huyện, cho biết huyện mở các lớp dạy nghề lưu động, giáo viên dạy nghề mang đồ nghề tới xã dạy cho người dân. “Nếu tổ chức tập trung một chỗ trong toàn huyện thì không ai đi học”, ông Tấn đánh giá. Bằng cách này, năm qua, huyện đã đào tạo được 55 bảo mẫu, cung cấp cho các cơ sở giáo dục, trường tư thục, lớp mầm non… Xác định nhu cầu của hơn 1.000 điểm giữ trẻ trong huyện cần rất nhiều bảo mẫu, năm nay, huyện tiếp tục đào tạo 95 người. Huyện cũng dạy nghề lái xe có bằng B2 cho 310 người, để chuyển sang làm tài xế taxi, lái xe Uber, Grab… Qua thống kê nhu cầu của DN, năm nay, huyện sẽ dạy khoảng 670 người làm nghề may cung ứng cho DN trên địa bàn.
Theo bà Phan Thị Cẩm Nhung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, trong tháng này, huyện sẽ ngồi lại với các DN trên địa bàn để hỏi về nhu cầu lao động, từ đó mở lớp dạy nghề, giới thiệu người theo yêu cầu DN. Ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM, đề nghị các địa phương cung cấp số điện thoại của người nghèo, lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ… Trung tâm sẽ nhắn tin mời người dân tới tham gia sàn giao dịch việc làm, trực tiếp gặp gỡ DN kiếm việc làm phù hợp.
Cho rằng dạy nghề rồi mà DN không nhận người thì cũng như không, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM, đề nghị các quận, huyện cần đào tạo theo đặt hàng của DN. Thay vì đợi DN gõ cửa, các xã cần chủ động tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng rồi giới thiệu người cho DN. Trong việc dạy học, cần đổi mới, theo hướng nhiều thực hành, dạy cụ thể. Giáo viên dạy nghề cũng đừng chờ học viên lên trường mà phải xuống tận xã dạy cho người dân. “Sở sẽ đề nghị TP, Trung ương có giải pháp hỗ trợ cho gia đình nông thôn để lao động chính yên tâm đi học nghề”, ông Lâm cho biết.
Ông Tạ Vạng Đức, Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ nhà hàng TPHCM, cho biết vừa hẹn trực tiếp với 12 xã, thị trấn ở huyện Hóc Môn, mỗi nơi cử 3 thanh thiếu niên con em hộ nghèo, lao động nông thôn tới trường học nghề. Ông Đức cam kết, toàn bộ chi phí học tập của các em trong 1 năm sẽ được hỗ trợ. Học xong, nhà trường “bao” luôn giới thiệu việc làm, đảm bảo không để em nào tốt nghiệp mà thất nghiệp. Ông Đức cũng mong muốn các xã, thị trấn khác trên địa bàn TPHCM thường xuyên cử con em tới trường để được dạy nghề và giới thiệu việc làm, hoàn toàn miễn phí.