Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hướng đến mục tiêu tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, đồng bào Khmer Nam bộ nói riêng, UBND tỉnh Sóc Trăng đang tập trung triển khai 10 dự án lớn, tổng số vốn hơn 760 tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
 Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng náo nức đón ngày hội đua ghe ngo năm 2022
Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng náo nức đón ngày hội đua ghe ngo năm 2022

10 dự án thành phần

Triển khai Quyết định số 1719/QĐ-TTg (ngày 14-10-2021) của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1, năm 2021-2025), UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành kế hoạch triển khai 10 dự án thành phần.

Cụ thể, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.
Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025 gần 769 tỷ đồng.

Đến nay, HĐND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm thực hiện chương trình; dự kiến phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2022 thực hiện chương trình. Đây là cơ sở giúp triển khai thực hiện chương trình kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.
Quyết liệt triển khai

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết, do đây là chương trình lớn, triển khai thực hiện lần đầu, trong triển khai thực hiện, tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa kịp thời và đầy đủ; việc phân bổ nguồn vốn vào thời điểm giữa năm là chậm nên sẽ gặp khó trong giải ngân nguồn vốn.

Tuy nhiên, xác định mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của chương trình trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành triển khai thực hiện một cách quyết liệt. Hiện UBND tỉnh cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cơ chế quản lý triển khai thực hiện chương trình; thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc. Tính đến thời điểm này, công tác triển khai thực hiện chương trình trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu, kế hoạch đề ra.

Để triển khai có hiệu quả chương trình trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030, các chương trình, dự án chính sách dân tộc đang được triển khai trên địa bàn tỉnh, nhằm giúp cho đồng bào DTTS phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tập trung triển khai có hiệu quả các dự án, chính sách thuộc chương trình, phối hợp lồng ghép với các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh như: chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai thực hiện các dự án, chính sách dân tộc.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót trong quá trình thực hiện. Đồng thời, nhân rộng và khen thưởng những mô hình mới, cách làm hiệu quả. Thực hiện tốt công tác đánh giá sơ kết, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, chương trình, dự án. Tiếp tục thực hiện tốt công tác giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS. Thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội của đồng bào DTTS, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia sinh hoạt, tạo không khí phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Thị Diễm Ngọc cho rằng, với sự chủ động, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân, tin rằng tỉnh Sóc Trăng sẽ thực hiện đạt các mục tiêu chương trình đề ra, đặc biệt là chương trình năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Huy động nguồn lực phát triển bền vững

Huy động nguồn lực phát triển bền vững

Trường Chính trị tỉnh Bến Tre vừa phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo khoa học “Khơi dậy tiềm năng, phát huy giá trị truyền thống, huy động nguồn lực phát triển bền vững tỉnh Bến Tre”.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến kiểm tra dự án giao thông trên địa bàn tỉnh. Ảnh: TRUNG HIẾU

Đưa Bến Tre thành tỉnh phát triển khá vào năm 2025

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra mục tiêu đưa Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước năm 2030. Mặc dù có những khó khăn, thách thức, nhưng trong nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Bà con nông dân ở xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng (Long An) chuẩn bị xuống giống đợt 3 vụ đông xuân 2023-2024

Thu hoạch lúa đông xuân sớm thu lời cao

Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2023-2024, huyện Tân Hưng (Long An) gieo sạ khoảng 37.000ha, đến nay đã xuống giống gần 15.000ha. Số diện tích còn lại, nông dân đang làm đất để xuống giống đợt cuối vào cuối tháng 11 này.
TH true MILK chia sẻ kinh nghiệm làm nông nghiệp xanh cùng chuyên gia Đan Mạch

TH true MILK chia sẻ kinh nghiệm làm nông nghiệp xanh cùng chuyên gia Đan Mạch

Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế tri thức để phát triển bền vững là định hướng của Tập đoàn TH ngay từ ngày đầu thành lập. Đại diện Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) khẳng định như vậy khi chia sẻ cùng các chuyên gia Đan Mạch tại sự kiện trao đổi về sản xuất nông nghiệp xanh vừa diễn ra tại TPHCM.
Quang cảnh hội nghị

TP Cần Thơ: Công bố thử nghiệm nền tảng Công dân số

Ngày 22-11, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và Chuyển đổi số TP Cần Thơ đã tổ chức hội nghị “Phát triển dữ liệu số, công bố thử nghiệm nền tảng Công dân số”. Theo kết quả xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022 của Bộ TT-TT, Cần Thơ xếp thứ 5/63 tỉnh thành, tăng 10 bậc so với năm 2021.
Khánh thành trung tâm cứu hộ gấu thứ 2 tại Việt Nam

Khánh thành trung tâm cứu hộ gấu thứ 2 tại Việt Nam

Tổ chức Động vật châu Á thông báo, Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Bạch Mã đã chính thức đi vào hoạt động sau 15 tháng thi công, giai đoạn 1 của trung tâm đã sẵn sàng tiếp nhận những con gấu để bảo vệ. 
Trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 18 - 2023

Trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 18 - 2023

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa phối hợp với tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 18 - 2023 (ảnh). Giải thưởng Lương Định Của là phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được tổ chức thường niên từ năm 2006, nhằm trao tặng những thanh niên nông thôn có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới…
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Hàng năm, huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) tập trung đầu tư, phát triển nông nghiệp, làm thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Trong đó, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên cây lúa được huyện đẩy mạnh thực hiện, giúp nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận hơn trước.
Công nhân đang lấy mủ sau khi đã cạo

Ngành cao su phát triển kinh tế biên giới - Bài 3: Đầu tư nước ngoài đưa lợi nhuận về Việt Nam

Bắt đầu từ năm 2007, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) có 16 đơn vị thành viên trồng, quản lý, khai thác khoảng 90.000ha cao su tại các tỉnh của Campuchia giáp ranh với biên giới Việt Nam gồm: Kampong Thom, Kratie, Rattanakiri, Odor Mean Chey, Preah Vihea, Siem Reap và Mondulkiri. Với hơn 17.000 lao động, ước sản lượng khai thác cả năm 2023 khoảng 136.454 tấn, ước tổng lợi nhuận trước thuế cả năm 2023 khoảng 586 tỷ đồng.