Dự tiết học Vật lý của học sinh lớp 8, Trường quốc tế Phượng Hoàng, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi các học sinh đều hồ hởi học tại phòng thí nghiệm bằng những thiết bị hết sức thô sơ, được sáng chế từ các vật liệu đơn giản như phích nước, ống nhựa, vỏ chai…
Trần Hà Duy Khang, học sinh lớp 8 của trường, chia sẻ, trước đây em coi môn Vật lý là một “cực hình”, vì phải thuộc lòng những khái niệm dài dòng, khó nhớ. Song từ khi được tiếp xúc cách học mới lạ của thầy Vũ, Vật lý đã trở thành môn học yêu thích bởi những kiến thức em tiếp thu được từ mắt thấy, tai nghe. Tương tự, Tyler Rorbert Troha (14 tuổi, quốc tịch Mỹ) nói: Em thích cách thầy sử dụng các món đồ đơn giản xung quanh cuộc sống để làm thí nghiệm, cũng như giải thích các hiện tượng vật lý. Chưa bao giờ Tyler cảm thấy nhàm chán khi học bộ môn này.
Chỉ với 3 năm dạy học tại Trường quốc tế Phượng Hoàng, thầy Nguyễn Tường Vũ đã sáng chế ra 20 thiết bị dạy học và tất cả đều đã đưa vào chương trình nhằm mang đến cho học sinh cái nhìn mới mẻ, dễ hiểu về các hiện tượng vật lý. Một số sản phẩm tiêu biểu như ống kính chụp quang phổ cho điện thoại thông minh, bút thử điện tích âm dương, động cơ tịnh tiến, tạo mây trong phòng thí nghiệm… đều là những chế tạo lần đầu tiên tại Việt Nam và có giá thành rẻ hơn từ 2 đến hơn 20 lần so với những sản phẩm tương tự. Điển hình như “Bộ thí nghiệm chân không” làm từ bơm xe đạp, tô, bình inox, bình nhựa cứng…, thầy Vũ hướng dẫn 4 học trò Duy Khang, Tyler, Nguyễn Tôn Nữ Bảo Ngọc và Lê Quang Hào Kiệt thực hiện đã đoạt giải khuyến khích cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 13 năm 2017. Hiện bộ thiết bị này không chỉ phục vụ những giờ thí nghiệm dành cho học sinh THCS mà còn thực hành, kích thích niềm đam mê cho những học sinh mầm non, tiểu học của trường.
Không chỉ dạy Vật lý cho học sinh bằng các thí nghiệm trực quan sinh động, dễ hiểu, thầy Vũ còn mạnh dạn sáng chế những thiết bị dễ làm, giá rẻ để thay thế những thiết bị nhập khẩu đắt tiền. Trong đó, công trình “Phổ biến thí nghiệm vật lý” của thầy đã xuất sắc trở thành 1 trong 3 công trình đoạt giải thưởng “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017 do Bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn tổ chức. Nhận số tiền thưởng 100 triệu đồng từ cuộc thi, thầy Vũ tiếp tục đầu tư cho ước mơ của mình - thành lập một trung tâm thí nghiệm vật lý. Thầy cho biết, khoảng 1 tháng nữa trung tâm sẽ đi vào hoạt động với sự giúp đỡ từ lãnh đạo trường và Trung tâm Thí nghiệm vật lý Edison Hà Nội. “Trung tâm thí nghiệm sẽ là nơi lý tưởng, là động lực để tôi tìm tòi, sáng tạo nhiều hơn các sản phẩm phục vụ tốt việc giảng dạy và giúp học sinh học tốt môn này”, thầy Vũ chia sẻ.
Tiến sĩ Bùi Thắng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế, ghi nhận và đánh giá cao việc nghiên cứu những thiết bị thí nghiệm của thầy Nguyễn Tường Vũ. Ông cho biết, những thiết bị thí nghiệm này rất hay, thiết thực, hữu ích cho công tác giảng dạy. Ông mong rằng, các thiết bị này sẽ được đưa vào giảng dạy đại trà tại các trường trên địa bàn toàn tỉnh. Còn ông John Rorbert Troha, người sáng lập Trường quốc tế Phượng Hoàng, thì nói: “Sự đam mê sáng tạo và cống hiến của thầy Nguyễn Tường Vũ đã truyền cảm hứng và đam mê khoa học đến các em học sinh, giúp các em thích học môn Vật lý tưởng chừng khô khan này. Ngoài ra, thầy Vũ cũng được nhiều phụ huynh ủng hộ và khen ngợi”.
Chỉ với 3 năm dạy học tại Trường quốc tế Phượng Hoàng, thầy Nguyễn Tường Vũ đã sáng chế ra 20 thiết bị dạy học và tất cả đều đã đưa vào chương trình nhằm mang đến cho học sinh cái nhìn mới mẻ, dễ hiểu về các hiện tượng vật lý. Một số sản phẩm tiêu biểu như ống kính chụp quang phổ cho điện thoại thông minh, bút thử điện tích âm dương, động cơ tịnh tiến, tạo mây trong phòng thí nghiệm… đều là những chế tạo lần đầu tiên tại Việt Nam và có giá thành rẻ hơn từ 2 đến hơn 20 lần so với những sản phẩm tương tự. Điển hình như “Bộ thí nghiệm chân không” làm từ bơm xe đạp, tô, bình inox, bình nhựa cứng…, thầy Vũ hướng dẫn 4 học trò Duy Khang, Tyler, Nguyễn Tôn Nữ Bảo Ngọc và Lê Quang Hào Kiệt thực hiện đã đoạt giải khuyến khích cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 13 năm 2017. Hiện bộ thiết bị này không chỉ phục vụ những giờ thí nghiệm dành cho học sinh THCS mà còn thực hành, kích thích niềm đam mê cho những học sinh mầm non, tiểu học của trường.
Không chỉ dạy Vật lý cho học sinh bằng các thí nghiệm trực quan sinh động, dễ hiểu, thầy Vũ còn mạnh dạn sáng chế những thiết bị dễ làm, giá rẻ để thay thế những thiết bị nhập khẩu đắt tiền. Trong đó, công trình “Phổ biến thí nghiệm vật lý” của thầy đã xuất sắc trở thành 1 trong 3 công trình đoạt giải thưởng “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017 do Bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn tổ chức. Nhận số tiền thưởng 100 triệu đồng từ cuộc thi, thầy Vũ tiếp tục đầu tư cho ước mơ của mình - thành lập một trung tâm thí nghiệm vật lý. Thầy cho biết, khoảng 1 tháng nữa trung tâm sẽ đi vào hoạt động với sự giúp đỡ từ lãnh đạo trường và Trung tâm Thí nghiệm vật lý Edison Hà Nội. “Trung tâm thí nghiệm sẽ là nơi lý tưởng, là động lực để tôi tìm tòi, sáng tạo nhiều hơn các sản phẩm phục vụ tốt việc giảng dạy và giúp học sinh học tốt môn này”, thầy Vũ chia sẻ.
Tiến sĩ Bùi Thắng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế, ghi nhận và đánh giá cao việc nghiên cứu những thiết bị thí nghiệm của thầy Nguyễn Tường Vũ. Ông cho biết, những thiết bị thí nghiệm này rất hay, thiết thực, hữu ích cho công tác giảng dạy. Ông mong rằng, các thiết bị này sẽ được đưa vào giảng dạy đại trà tại các trường trên địa bàn toàn tỉnh. Còn ông John Rorbert Troha, người sáng lập Trường quốc tế Phượng Hoàng, thì nói: “Sự đam mê sáng tạo và cống hiến của thầy Nguyễn Tường Vũ đã truyền cảm hứng và đam mê khoa học đến các em học sinh, giúp các em thích học môn Vật lý tưởng chừng khô khan này. Ngoài ra, thầy Vũ cũng được nhiều phụ huynh ủng hộ và khen ngợi”.