Bộ Giáo dục Italia phối hợp với các công ty kỹ thuật số hàng đầu thế giới như Facebook để đào tạo thế hệ sinh viên say mê các phương tiện truyền thông xã hội dễ dàng nhận ra những tin tức giả mạo và các lý thuyết âm mưu trực tuyến. Laura Boldrini, chủ tịch Hạ viện Italia, cho biết: “Các tin tức giả mạo như những giọt chất độc ngấm vào thức ăn hàng ngày của chúng ta khiến chúng ta sẽ bị nhiễm bệnh mà không hề nhận ra”. Bà Boldrini cũng là người đứng đầu dự án hợp tác này giữa Hạ viện với Bộ Giáo dục Italia.
Sáng kiến được triển khai tại 8.000 trường trung học trên khắp Italia bắt đầu từ ngày 31-10. Italia không phải là nơi duy nhất nỗ lực tìm ra một cách hữu hiệu để chống lại sự lan truyền rộng rãi của tin giả trong công chúng. Giáo hoàng Francisco gần đây tuyên bố rằng ông sẽ dành ngày Thế giới Truyền thông 24-1-2018 của Vatican để nói về chủ đề tin tức giả mạo. Quốc hội Mỹ cũng đang điều tra cáo buộc các nhân viên Nga thao túng Facebook và Twitter để truyền bá những câu chuyện giả dối và kích động các lý thuyết âm mưu ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 (điều mà Chính phủ Nga bác bỏ).
Trước những cuộc bầu cử quan trọng của người Italia vào đầu năm tới, đất nước này đã trở thành một vùng đất màu mỡ đặc biệt cho sự dối trá trong thời đại kỹ thuật số. Thất vọng trước thành tích kinh tế, bị khủng hoảng về người di cư và các phương tiện truyền thông mang nặng tính đảng phái, nhiều người Italia đã tham gia vào tất cả các loại lý thuyết âm mưu. Đó là những gì họ gọi là dietrologia, với niềm tin rằng luôn có điều gì đó ẩn sau bề mặt thông tin. Ông Alessandro Campi, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Perugia, nói: “Niềm đam mê của người Italia là việc nhìn thấy mưu đồ - dù có tồn tại hay không trong mọi vấn đề”.
Trong những năm gần đây, tin tức giả đã làm giảm bớt vị thế của các đảng chính trị truyền thống trong khi các nhà hoạt động chính trị, xã hội ngày càng biết dựa vào tin giả để thu lợi cá nhân. Cụ thể là Phong trào 5 sao, “Đó không chỉ là một chiến thuật vì họ đã thành công trong việc thu hút phiếu bầu từ cánh tả lẫn cánh hữu với một hình thức dân túy nhưng mơ hồ về ý thức hệ”, bà Boldrini nói.
Bà Boldrini khẳng định rằng không thể cấm Internet, vì vậy chính phủ phải dạy cho thế hệ kế tiếp của cử tri Italia làm thế nào để tự vệ chống lại những lời giả dối và các thuyết âm mưu bịa đặt gây hoang mang. Facebook đã nhanh chóng hoan nghênh chương trình của Italia. Bà Boldrini hy vọng đây sẽ là chương trình thí điểm của Facebook trên khắp châu Âu. Chương trình chỉ cho học sinh cách tạo blog riêng hoặc tài khoản xã hội để phơi bày những thông tin giả và thể hiện cách họ khám phá ra tin giả. Laura Bononcini, giám đốc chính sách công cho Facebook tại Italia, Hy Lạp và Malta, cho biết: “chương trình này là một phần của nỗ lực quốc tế. Giáo dục và sự hiểu biết về phương tiện truyền thông là một phần quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi để kiềm chế sự lây lan của tin giả, và hợp tác với các trường học là điều quan trọng”.
Sáng kiến được triển khai tại 8.000 trường trung học trên khắp Italia bắt đầu từ ngày 31-10. Italia không phải là nơi duy nhất nỗ lực tìm ra một cách hữu hiệu để chống lại sự lan truyền rộng rãi của tin giả trong công chúng. Giáo hoàng Francisco gần đây tuyên bố rằng ông sẽ dành ngày Thế giới Truyền thông 24-1-2018 của Vatican để nói về chủ đề tin tức giả mạo. Quốc hội Mỹ cũng đang điều tra cáo buộc các nhân viên Nga thao túng Facebook và Twitter để truyền bá những câu chuyện giả dối và kích động các lý thuyết âm mưu ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 (điều mà Chính phủ Nga bác bỏ).
Trước những cuộc bầu cử quan trọng của người Italia vào đầu năm tới, đất nước này đã trở thành một vùng đất màu mỡ đặc biệt cho sự dối trá trong thời đại kỹ thuật số. Thất vọng trước thành tích kinh tế, bị khủng hoảng về người di cư và các phương tiện truyền thông mang nặng tính đảng phái, nhiều người Italia đã tham gia vào tất cả các loại lý thuyết âm mưu. Đó là những gì họ gọi là dietrologia, với niềm tin rằng luôn có điều gì đó ẩn sau bề mặt thông tin. Ông Alessandro Campi, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Perugia, nói: “Niềm đam mê của người Italia là việc nhìn thấy mưu đồ - dù có tồn tại hay không trong mọi vấn đề”.
Trong những năm gần đây, tin tức giả đã làm giảm bớt vị thế của các đảng chính trị truyền thống trong khi các nhà hoạt động chính trị, xã hội ngày càng biết dựa vào tin giả để thu lợi cá nhân. Cụ thể là Phong trào 5 sao, “Đó không chỉ là một chiến thuật vì họ đã thành công trong việc thu hút phiếu bầu từ cánh tả lẫn cánh hữu với một hình thức dân túy nhưng mơ hồ về ý thức hệ”, bà Boldrini nói.
Bà Boldrini khẳng định rằng không thể cấm Internet, vì vậy chính phủ phải dạy cho thế hệ kế tiếp của cử tri Italia làm thế nào để tự vệ chống lại những lời giả dối và các thuyết âm mưu bịa đặt gây hoang mang. Facebook đã nhanh chóng hoan nghênh chương trình của Italia. Bà Boldrini hy vọng đây sẽ là chương trình thí điểm của Facebook trên khắp châu Âu. Chương trình chỉ cho học sinh cách tạo blog riêng hoặc tài khoản xã hội để phơi bày những thông tin giả và thể hiện cách họ khám phá ra tin giả. Laura Bononcini, giám đốc chính sách công cho Facebook tại Italia, Hy Lạp và Malta, cho biết: “chương trình này là một phần của nỗ lực quốc tế. Giáo dục và sự hiểu biết về phương tiện truyền thông là một phần quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi để kiềm chế sự lây lan của tin giả, và hợp tác với các trường học là điều quan trọng”.