Dựa vào nguồn cũ
Báo cáo do Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố ngày 17-7 cho thấy năm 2017 được coi là khoảng thời gian tạm dừng trong quá trình chuyển đổi đầu tư sang những nguồn năng lượng sạch hơn với việc khôi phục những khoản chi phí cho thăm dò và sản xuất dầu khí. Báo cáo cho biết, trong thời gian trên, đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch đã tăng tới 59% tổng lượng đầu tư toàn cầu vào các nguồn sản xuất năng lượng, đây cũng là một tỷ lệ được ghi nhận lần đầu tiên kể từ năm 2014. Tương tự, đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đã tăng 2%. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào các nhà máy điện đốt than giảm mạnh (-13%) cùng với sự suy giảm lượng đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân (-44%) và năng lượng tái tạo (-7%). Báo cáo nhấn mạnh những dữ liệu này cho thấy nhiên liệu hóa thạch vẫn giữ vai trò quan trọng trong những năm tới.
Theo IEA, các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, thủy điện... thu hút ít nhà đầu tư hơn so với năm trước đó. Nhìn chung, lĩnh vực sản xuất điện đã thu hút phần lớn khoản đầu tư trong năm thứ 2 liên tiếp. Với tất cả các nguồn năng lượng, đầu tư thế giới đã giảm trong năm thứ 3 liên tiếp, xuống mức 1.800 tỷ USD (-2%).
Hiện, Trung Quốc vẫn là quốc gia được đầu tư nhiều nhất cho lĩnh vực năng lượng (chiếm khoảng 20%) nhờ vào sự phục hồi các khoản đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu khí đá phiến, các nhà máy điện chạy bằng khí đốt và các mạng lưới điện, tiếp đến là Mỹ và châu Âu, nơi đang tạo điều kiện cho những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả của lĩnh vực năng lượng.
Gió chưa đổi chiều
Ngành năng lượng mặt trời nói riêng, các ngành năng lượng tái tạo nói chung vẫn sống nhờ vào tiền trợ cấp, vì thế khá bấp bênh bởi các khoản trợ cấp có thể nhanh chóng làm thị trường bùng nổ, nhưng nếu nguồn tài trợ thay đổi thì có thể khiến thị trường sụp đổ. Chính sách giá ưu đãi năng lượng mặt trời (FIT) đã đưa Đức trở thành thị trường năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới vào năm 2010. Sau đó Đức đã quay sang Trung Quốc để có được nguồn cung cấp giá rẻ các tấm pin năng lượng, đặc biệt là đất đai và các khoản cho vay được trợ cấp giúp cho các nhà sản xuất còn non trẻ của Trung Quốc có thể bán thấp hơn giá của những đối thủ Mỹ và châu Âu. Đến đầu tháng 6-2018, cả ngành đã “đứng tim” khi các nhà điều hành Trung Quốc đột ngột hạn chế mạnh mẽ số dự án lắp mới đủ tiêu chuẩn nhận hỗ trợ từ FIT.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, ít nhất 20GW dự án năng lượng mặt trời dự kiến được phát triển ở Trung Quốc trong năm nay sẽ bị hủy bỏ. Theo chuyên gia Benjamin Attia thuộc hãng tư vấn Wood Mackenzie, sức hấp thụ năng lượng mặt trời trên các thị trường mới sẽ còn phụ thuộc vào việc giá giảm nhanh như thế nào và đây có thể là năm đầu tiên kể từ năm 2000 ngành năng lượng mặt trời toàn cầu chững lại.
Gió chưa đổi chiều trong bối cảnh ngành năng lượng mặt trời toàn cầu đang bám gót về giá với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, khí tự nhiên và hạt nhân. Một số ý kiến cho rằng, năng lượng mặt trời là nguồn tạo ra điện mới lớn nhất thế giới vào năm ngoái nhưng vẫn chỉ chiếm 2% điện thế giới. Hơn nữa, những cải tiến công nghệ để chuyển ánh sáng mặt trời thành điện cũng đang chậm lại. Tuy nhiên, hãng Bloomberg vẫn khẳng định đến năm 2019 sẽ có thêm nhiều thị trường bị hấp dẫn bởi năng lượng mặt trời do giá tấm pin giảm, đặc biệt ở những nước nghèo đang chật vật xoay xở trước nhu cầu điện tăng nhanh.
Báo cáo do Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố ngày 17-7 cho thấy năm 2017 được coi là khoảng thời gian tạm dừng trong quá trình chuyển đổi đầu tư sang những nguồn năng lượng sạch hơn với việc khôi phục những khoản chi phí cho thăm dò và sản xuất dầu khí. Báo cáo cho biết, trong thời gian trên, đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch đã tăng tới 59% tổng lượng đầu tư toàn cầu vào các nguồn sản xuất năng lượng, đây cũng là một tỷ lệ được ghi nhận lần đầu tiên kể từ năm 2014. Tương tự, đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đã tăng 2%. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào các nhà máy điện đốt than giảm mạnh (-13%) cùng với sự suy giảm lượng đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân (-44%) và năng lượng tái tạo (-7%). Báo cáo nhấn mạnh những dữ liệu này cho thấy nhiên liệu hóa thạch vẫn giữ vai trò quan trọng trong những năm tới.
Theo IEA, các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, thủy điện... thu hút ít nhà đầu tư hơn so với năm trước đó. Nhìn chung, lĩnh vực sản xuất điện đã thu hút phần lớn khoản đầu tư trong năm thứ 2 liên tiếp. Với tất cả các nguồn năng lượng, đầu tư thế giới đã giảm trong năm thứ 3 liên tiếp, xuống mức 1.800 tỷ USD (-2%).
Hiện, Trung Quốc vẫn là quốc gia được đầu tư nhiều nhất cho lĩnh vực năng lượng (chiếm khoảng 20%) nhờ vào sự phục hồi các khoản đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu khí đá phiến, các nhà máy điện chạy bằng khí đốt và các mạng lưới điện, tiếp đến là Mỹ và châu Âu, nơi đang tạo điều kiện cho những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả của lĩnh vực năng lượng.
Gió chưa đổi chiều
Ngành năng lượng mặt trời nói riêng, các ngành năng lượng tái tạo nói chung vẫn sống nhờ vào tiền trợ cấp, vì thế khá bấp bênh bởi các khoản trợ cấp có thể nhanh chóng làm thị trường bùng nổ, nhưng nếu nguồn tài trợ thay đổi thì có thể khiến thị trường sụp đổ. Chính sách giá ưu đãi năng lượng mặt trời (FIT) đã đưa Đức trở thành thị trường năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới vào năm 2010. Sau đó Đức đã quay sang Trung Quốc để có được nguồn cung cấp giá rẻ các tấm pin năng lượng, đặc biệt là đất đai và các khoản cho vay được trợ cấp giúp cho các nhà sản xuất còn non trẻ của Trung Quốc có thể bán thấp hơn giá của những đối thủ Mỹ và châu Âu. Đến đầu tháng 6-2018, cả ngành đã “đứng tim” khi các nhà điều hành Trung Quốc đột ngột hạn chế mạnh mẽ số dự án lắp mới đủ tiêu chuẩn nhận hỗ trợ từ FIT.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, ít nhất 20GW dự án năng lượng mặt trời dự kiến được phát triển ở Trung Quốc trong năm nay sẽ bị hủy bỏ. Theo chuyên gia Benjamin Attia thuộc hãng tư vấn Wood Mackenzie, sức hấp thụ năng lượng mặt trời trên các thị trường mới sẽ còn phụ thuộc vào việc giá giảm nhanh như thế nào và đây có thể là năm đầu tiên kể từ năm 2000 ngành năng lượng mặt trời toàn cầu chững lại.
Gió chưa đổi chiều trong bối cảnh ngành năng lượng mặt trời toàn cầu đang bám gót về giá với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, khí tự nhiên và hạt nhân. Một số ý kiến cho rằng, năng lượng mặt trời là nguồn tạo ra điện mới lớn nhất thế giới vào năm ngoái nhưng vẫn chỉ chiếm 2% điện thế giới. Hơn nữa, những cải tiến công nghệ để chuyển ánh sáng mặt trời thành điện cũng đang chậm lại. Tuy nhiên, hãng Bloomberg vẫn khẳng định đến năm 2019 sẽ có thêm nhiều thị trường bị hấp dẫn bởi năng lượng mặt trời do giá tấm pin giảm, đặc biệt ở những nước nghèo đang chật vật xoay xở trước nhu cầu điện tăng nhanh.